Category Archives: Đời sống

Chuyên mục chia sẻ các câu chuyện hay về cuộc sống, tấm lòng cao thượng hay những mẹo vặt , kiến thức thường thức cuộc sống cho những người xa xứ.

Thụy Điển ‘từ lề trái sang lề phải’ chỉ sau một đêm

“Hồi hộp” là từ mà Jan Ramqvist nhắc đi nhắc lại để mô tả cảm giác của ông khi tham gia vào chiến dịch toàn quốc thay đổi thói quen cố hữu xe cộ chạy bên trái ở Thụy Điển và lần đầu tiên chạy bên phải đường.
Jan Sondergaard
Jan Sondergaard

‘Ngày H’

“Ai cũng nói về việc đó cả, nhưng chúng tôi thật sự không biết làm sao thực hiện được,” ông lão 77 tuổi nói. Khi đó, ông mới 26 tuổi và là một kỹ sư giao thông vừa mới được công nhận làm việc ở thành phố Malmö khi sự thay đổi có thể gây ra hỗn loạn diễn ra vào ngày 3/9/1967.

Ngày đó được gọi chính thức là ngày ‘chuyển đổi giao thông sang tay phải’ hay đơn giản là ngày H (Dagen H trong tiếng Thụy Điển). Mục đích của nó là đưa Thụy Điển đồng nhất với các nước láng giềng thuộc phần còn lại của châu Âu lục địa mà đa số các nước này từ lâu đã đi theo xu hướng toàn cầu là lái xe về bên phải.

Bên cạnh hy vọng củng cố danh tiếng quốc tế của đất nước, Chính phủ Thụy Điển cũng ngày càng quan ngại về an toàn, với số lượng xe đăng ký lưu thông trên đường tăng vọt từ 862.992 xe một thập niên trước đó lên 1.976.248 xe vào ngày H, theo số liệu do Cục Thống kê Thụy Điển ghi lại. Dân số Thụy Điển lúc đó vào khoảng 7,8 triệu người.

Mặc dù lái xe về bên trái, nhiều người Thụy Điển sở hữu xe với vô-lăng nằm bên trái do mua xe từ nước ngoài và các hãng sản xuất xe lớn của Thụy Điển như Volva đã chọn đi theo xu thế.

Tuy nhiên, có quan ngại rằng đây là một nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông chết người ngày càng tăng, từ 595 vụ vào năm 1950 lên 1.313 vào năm 1966, bên cạnh tần suất các vụ va chạm ngày càng tăng ở khu vực biên giới giữa Thụy Điển với Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan.

“Thị trường xe hơi ở Thụy Điển không lớn lắm và do đó chúng tôi có xu hướng mua xe tay lái nghịch,” ông Lars Magnusson, giáo sư về lịch sử kinh tế tại Đại học Uppsala, cho biết. “Nhưng điều đó có nghĩa là bạn phải ngồi ở vị trí không thuận lợi cho việc lái xe và quan sát đường… vừa lái vừa nhìn xuống rãnh.”

Khối lượng công việc khổng lồ

Trong thời gian hướng đến ngày H, mỗi địa phương đều phải xử lý các vấn đề từ vẽ lại biển hiệu đường sá cho đến dời các trạm xe buýt và đèn tín hiệu giao thông và thiết kế lại các giao lộ, làn đường dành cho xe đạp và đường một chiều.

Một vài thành phố gồm cả Stockholm, Malmö và Helsingborg đều tận dụng thay đổi này để áp dụng những thay đổi về giao thông ở quy mô rộng, chẳng hạn đóng cửa các tuyến xe điện để chuyển sang thêm nhiều tuyến xe buýt hơn. Hàng trăm chiếc xe buýt được các địa phương trên khắp đất nước mua mới, và khoảng 8.000 chiếc xe buýt cũ được điều chỉnh lại thiết kế để cửa mở ra cả hai bên. Tổng cộng chi phí để điều chỉnh các phương tiện giao thông công cộng là 301.457.972 kronor, đồng nội tệ của Thụy Điển.

Khoảng 360.000 biển hiệu giao thông phải được thay đổi trên khắp đất nước mà phần lớn là diễn ra chỉ trong một ngày trước khi chuyển sang lái xe về bên phải, với các nhân viên hội đồng địa phương cùng với quân đội làm việc đến tối muộn để đảm bảo rằng công việc được hoàn tất trước khi Ngày H khởi động vào sáng Chủ nhật. Tất cả phương tiện giao thông trừ các phương tiện thiết yếu bị cấm lưu thông.

“Tôi làm việc vất vả không thể tin nổi vào chính đêm đó,” Ramqvist nhớ lại. Ông cùng những người khác có trách nhiệm đảm bảo 3.000 biển hiệu giao thông ở Malmö được di dời chính xác.

“Sếp của tôi rất tự hào bởi vì chúng tôi là một trong những khu vực đầu tiên gọi về cho Stockholm để thông báo cho người đứng đầu ủy ban rằng chúng tôi đã hoàn tất,” ông nói và nhớ lại bầu không khí vui mừng đầy xảm xúc. “Chúng tôi đã ăn bánh và uống cà phê vào lúc nửa đêm.”

Những người khác thì nhớ lại rất rõ áp lực của công việc.

Chuyển đổi suôn sẻ

“Điều thách thức nhất là thiếu thời gian. Chúng tôi không hề có ngày nghỉ, làm việc quá nhiều giờ trong ngày trong nhiều tháng, và tôi mệt mỏi gần như chết đi được,” ông Arthur Olin, giờ đây đã 82 tuổi, hồi đó là chuyên gia tư vấn giao thông ở thành phố Helsingborg, nói. Ông cho biết ông mất trọn một năm ngập đầu trong việc lên kế hoạch cho các công việc hậu cần.

Áp lực công việc khiến ông lâm vào tình thế bí bách một năm sau đó. “Tôi đã phải đi châu Phi trong hai tuần chỉ để cắt đứt mọi liên hệ công việc – theo hướng dẫn nghiêm khắc của bác sỹ.”

Kỷ nguyên mới

Nhưng khi Ngày H cuối cùng cũng đến, tất cả những vất vả dường như đã được đền đáp. Trên khắp cả nước, người dân Thuỵ Điển bắt đầu cẩn thận lái xe về bên tay phải vào đúng 5 giờ sáng ngày 3/9/1967, sau khi đài phát thanh đếm ngược.

Arthur Olin, 82 tuổi, là nhà tư vấn giao thông trong thời kỳ Ngày H, người khi đó đã làm việc suốt cả năm không có ngày nghỉ nào

Olof Palme, Bộ trưởng Thông tin Thụy Điển (người sau này trở thành thủ tướng) đã lên sóng để phát biểu rằng sự kiện đó đánh dấu “một thay đổi rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”.

“Tôi dám nói rằng chưa từng có quốc gia bỏ ra nhiều nhân lực và tiền của đến thế để đạt được các luật lệ giao thông quốc tế đồng nhất,” ông phát biểu.

Tính tổng cộng, dự án tiêu tốn hết 628 triệu kronor, tức khoảng trên 5% ngân sách ước tính của chính phủ hai năm trước và tương đương với thời giá hiện nay là 2,6 tỷ kronor (tức 316 triệu đô la Mỹ).

‘Tương đối rẻ’

Tuy nhiên, nhà lịch sử kinh tế Lars Magnusson lập luận rằng con số này thật ra tương đối nhỏ nếu xét theo quy mô sự chuyển đổi – vốn là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất mà Thụy Điển từng thực hiện.

Để so sánh, ông nhắc đến tổng ngân sách dành cho đường bộ và đường sắt của Cục giao thông Vận tải Thụy Điển năm 2017 là khoảng 25 tỷ kronor (2,97 tỷ đô la).

“Ngày H là một sự chuyển đổi tương đối rẻ – đó không phải là một số tiền lớn vào thời điểm đó,” ông giải thích.

Điều này, ông nói, một phần là do các quan chức Thụy Điển đáp ứng được danh tiếng toàn cầu của họ về sự hiệu quả và lên kế hoạch cẩn thận, bên cạnh các vấn đề hậu cần vào thời điểm đó.

“Hệ thống đường sá vào lúc đó chưa được phát triển như bây giờ do đó chi phí cơ sở hạ tầng không cao quá mức và cũng vì chúng tôi đã có xe tay lái thuận,” ông cho biết.

Nếu xét trên các tiêu chí an toàn, thì dự án ngay sau đó được tuyên bố là một thành công. Khi người dân Thụy Điển bắt đầu một tuần làm việc và ngày đầu tiên sau ngày H, chỉ có 157 tai nạn giao thông nhẹ được ghi nhận trên khắp cả nước, ít hơn một chút so với mức trung bình của một ngày thứ Hai. Không có ai thiệt mạng.

Peter Kronborg, một nhà tư vấn về giao thông ở Stockholm và tác giả của cuốn sách viết về Ngày H (Hãy đi về bên phải, Svensson), chỉ mới 10 tuổi vào ngày chuyển đổi và nhớ lại ông đã hào hứng chạy xe đạp ở bên phải đường lần đầu tiên như thế nào, cũng như sự xôn xao của truyền thông quốc tế tập trung ở thủ đô Thụy Điển để tường thuật về sự kiện.

“Đó là sự kiện quan trọng nhất ở Thụy Điển vào năm 1967,” ông nói. “Các nhà báo – nhất là các nhà báo của BBC – họ đang đợi những cảnh đầy máu me với rất nhiều những vụ tai nạn. Họ hơi thất vọng một chút. Ít nhất đó là những gì tôi đọc được!”

Tổng cộng có 1.077 người chết và 21.001 người bị thương vào năm 1967, giảm xuống từ 1.313 người chết và 23.618 người bị thương vào năm 1965, vốn được nhiều người xem là kết quả của sự cẩn thận hơn của người dân Thụy Điển sau khi chuyển đổi và chiến dịch trên toàn quốc. Phải mất ba năm thì con số bị thương và tử vong trở lại như mức ban đầu. Trong suốt khoảng thời gian đó, tỷ lệ sở hữu xe tiếp tục gia tăng nhanh chóng trên khắp đất nước.

Tuyên truyền rầm rộ

Đầu tư vào việc hoạch địch và công tác hậu cần cần thiết để chuẩn bị đường sá rõ ràng đã giúp cho các tài xế không bị lẫn lộn.

Tuy nhiên, phần lớn ngân sách của chính phủ cho Ngày H cũng được chi cho các ý tưởng truyền thông nhằm để nâng cao ý thức của công chúng Thụy Điển và tranh thủ sự đồng tình của họ cho sự chuyển đổi. Trên giấy tờ thì mọi thứ có vẻ như không hề dễ dàng: trong một cuộc trưng cầu ý kiến công chúng vào năm 1955, 83% những người đi bỏ phiếu đã chống lại sự chuyển đổi này.

Chiến dịch truyền thông này – tiêu tốn khoảng 43 triệu kronor (trong tổng số 628.349.774 kronor được chi ra) – bao gồm quảng cáo trên truyền hình, sóng phát thanh và báo chí và các cuộc nói chuyện trong nhà trường. Ngày H có logo riêng được vẽ trên các bảng quảng cáo, xe buýt và hộp carton đựng sữa.

Thậm chí còn có một cuộc thi hát để chọn giai điệu chủ đề cho sự chuyển đổi này với bản nhạc “Hãy đi về bên phải, Svensson” được bình chọn trong một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc và leo lên được vị trí số 5 trong danh sách những bài hát hay nhất của Thụy Điển.

Trong khi đó, các đài truyền hình công mời các nhân vật nổi tiếng trên thế giới xuất hiện trong những chương trình ăn khách nhất với mục đích là để thu hút đông đảo khán giả biết về Ngày H trong cùng chương trình.

“Các chính trị gia nhận thấy rằng chương trình truyền thông là không đủ, họ cần một chiến dịch tuyên truyền,” Kronborg cười cho biết. “Tham vọng của họ là tiếp cận được không chỉ 99% mà là 100% dân số.”

Trong khi đó, Lars Magnusson nói thêm rằng ‘nền văn hóa phục tùng’ nói chung’ và sự tin tưởng chính quyền rất phổ biến vào thời đó ở Thụy Điển đã tạo điều kiện cho sự chuyển đổi trong suy nghĩ của công chúng.

“Truyền thông vào lúc đó ít phê phán hơn và họ tường thuật những gì các chuyên gia nói với họ và nếu các chuyên gia nói rằng việc này chẳng tốn kém lắm đâu và tất cả mọi người đều có lợi thì, vâng, báo chí sẽ chấp nhận điều đó và tôi cho rằng công chúng cũng chấp nhận.”

Magnusson tin rằng bên cạnh tầm quan trọng cho danh tiếng quốc tế của Thụy Điển, khi được xem như là một phần trong nỗ lực lớn hơn của đất nước này để được xem là một tiếng nói quan trọng ở châu Âu, sự chuyển đổi cũng có thể có những chi phí và lợi ích về lâu dài chẳng hạn như giao thương và giao thông tăng lên từ những nơi khác trên lục địa.

Tuy nhiên, tác động kinh tế lớn hơn này ông cho là ‘khó mà ước tính’ do sự chuyển đổi xảy ra vào thời điểm khi mà nền kinh tế Thụy Điển đang tăng trưởng rất nhanh, do đó khó mà tách bạch những lợi ích có được từ giao thương và giao thông.

Có thể làm được vào ngày nay không?

Vậy thì ngày nay liệu Thụy Điển có khả năng làm được những điều giống như Ngày H hay không?

Vừa được xếp hạng đầu ở châu Âu trong bảng xếp hạng sáng tạo toàn cầu của Bloomberg với chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông trên mức trung bình của châu Âu và là một trong những nền kinh tế số mạnh nhất khu vực, quốc gia Bắc Âu này chắc chắn sẽ có khởi đầu tốt nếu họ quyết định thực thiện một dự án giao thông tương tự.

Tuy nhiên, suy nghĩ phổ biến trong những người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về Ngày H và môi trường chính trị, kinh tế và truyền thông ngày nay sẽ đem đến rất nhiều những thách thức mới so với điều kiện vào lúc chuyển đổi Ngày H diễn ra.

Lập luận chính của Peter Kronborg là các bộ trưởng và giới chức sẽ rất vất vả để thay đổi suy nghĩ của công chúng và tạo được một sự đồng thuận mới đầy bất ngờ như vậy.

Ông cho rằng ‘tất cả mọi thứ của xã hội Thụy Điển đã trở nên mang tính cá nhân chủ nghĩa hơn một chút” chỉ một năm sau Ngày H trong bối cảnh chủ nghĩa cực đoan ở sinh viên và chủ nghĩa phản văn hóa diễn ra trên khắp châu Âu.

Ông tin rằng ngày nay công chúng Thụy Điển sẽ giận dữ nếu các chính trị gia cứ tiến hành một dự án bị phản đối dữ dội đến như vậy trong cuộc thăm dò ý kiến.

Trong khi đó, ông cũng cho rằng với việc công chúng tiếp cận truyền thông chủ yếu qua YouTube và Netflix và sự cáo chung của “truyền thông giờ vàng” sẽ khiến mọi thứ trở nên phức tạp cho các chính khách và những nhà vận động tiếp cận với toàn thể mọi người, trong khi vào thời điểm ngày H chỉ có duy nhất một đài truyền hình và một đài phát thanh mà “ai cũng xem cũng nghe”.

Dưới góc độ kinh tế, Lars Magnusson ước tính rằng chi phí tài chính để thực hiện Ngày H ngày nay sẽ bị đội lên rất nhiều do hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng của Thụy Điển ngày nay đã “phát triển hơn rất nhiều” so với 50 năm trước.

“Khó mà đưa ra ước lượng chính xác, nhưng tôi có thể cho rằng chi phí sẽ bị đội lên ít nhất 10 lần. Đó là phỏng đoán của tôi,” ông nói.

Ngay cả những chiến lược gia giao thông hiện nay của Thụy Điển cũng nghi ngờ rằng một sự kiện tương tự như Ngày H ngày nay có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới một cách suôn sẻ như vào năm 1967.

“Cá nhân tôi tin rằng nó sẽ rất khó khăn,” ông Mattias Lundberg, người đứng đầu cơ quan quy hoạch giao thông của thành phố Stockholm, nhận định.

“Ngày nay, ít người có thể thật sự nắm rất nhiều quyền lực để gây tác động đến mọi việc ở một quy mô lớn. Xã hội ngày nay đa dạng hơn nhiều,” ông nói thêm.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

[Có thể bạn chưa biết] Quyền lực của tấm visa Schengen

Visa Schengen hay chúng ta quen gọi là Visa Châu Âu không dễ để xin được. Nhưng có thể bạn không biết visa Schengen là 1 trong những tấm visa quyền lực nhất thế giới. Với nó, bạn có thể nhập cảnh vào 26 quốc gia Châu Âu và một vài quốc gia khác nữa, cũng như hưởng những đặc quyền khi xin visa của 1 số nước thuộc Châu lục khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng visa Schengen không phải là tấm visa chung của cả Châu Âu như cách chúng ta hay gọi quen là Visa Châu Âu bởi 1 số nước Châu Âu không nằm trong danh sách này.

Danh sách 26 quốc gia mà bạn có thể dùng Visa Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Czech, Slovakia, Slovenia, Hungary, Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ, Liechtenstein. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vào lãnh thổ của Công quốc Monaco nằm trong Pháp, San Marino và Vatican nằm trong Italy, Andorra nằm giữa Pháp với Tây Ban Nha.

Để sở hữu visa Schengen, anh em chỉ cần xin visa của 1 nước mà mình sẽ đến đầu tiên thuộc khối Schengen. Visa Schengen sẽ có 3 loại là Single Entry – nhập cảnh 1 lần, Double Entry – nhập cảnh 2 lần và Multiple Entry – nhập cảnh nhiều lần.

Ngoài 26 quốc gia trên, bạn sẽ có thể đi đến một số quốc gia khác và hưởng một số đặc quyền khác như:
+ nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ với điều kiện visa Schengen còn hiệu lực, bay với hãng của Thổ và đóng phí E-visa online.
+ miễn Visa Đài Loan kể cả khi Visa Schengen hết hạn
+ miễn chứng minh tài chính khi xin visa Hàn nếu từng có Visa Schengen trong 2 năm gần nhất

Đối với Visa Multiple và double entry, bạn sẽ có thể nhập cảnh vào các quốc gia:
+ Albania, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cyprus, Georgia, Serbia (tối đa 90 ngày)
+ Romania với điều kiện đã đóng dấu nhập cảnh vào 1 nước Schengen trước
+ Montenegro, Belarus (tối đa 30 ngày)
+ Sao Tome, Principe, Bosnia, Herzegovina, Kosovo (tối đa 15 ngày)

Tóm lại, nếu sở hữu Visa Schengen Multiple hay Double entry thì bạn sẽ có thể đặt chân đến khoảng 40 quốc gia. Quá ngon. Mọi người đã sở hữu Visa Schengen đã đặt chân đến bao nhiêu quốc gia rồi?

BẠN ĐÃ CÓ EU-KORT?

Bạn đã có quốc tịch Thụy Điển, khi đi du lịch ở nước ngoài bạn sẽ cần làm gì khi phải sử dụng các dịch vụ y tế, khám chữa răng ở nước bạn? Chi phí sẽ được thanh toán như thế nào? Và bạn được hưởng những hỗ trợ gì? Một lời khuyên cho bạn là nên mang theo EU-kort khi đi du lịch. CĐV sẽ giới thiệu tới bạn thủ tục xin cấp thẻ EU và cách sử dụng nó.

I. Thủ tục xin cấp:
1. Thẻ Eu là gì? thẻ này là thẻ chứng minh bạn có quyền sử dụng dịc vụ y tế và khám chữa răng trong Cộng đồng Châu âu và khối Schweiz với trường hợp khẩn cấp khi bạn đang ở ngoài Thụy Điển
2. Cơ quan cấp: försäkringkassa
3. Thủ tục xin: Bạn có thể xin trực tiếp tại trang web của bảo hiểm xã hội. Bạn nên làm đơn xin trước khi đi du lịch một thời gian. Có thể lên đến 10 ngày kể từ khi nộp đơn bạn mới nhận được thẻ. Trẻ em phải có thẻ riêng.

II. Bạn sử dụng thẻ đó như thế nào?
1. Với thẻ này bạn có quyền được khám chữa bệnh và răng miệng khi đi du lịch trong Châu âu. Bạn chỉ được sử dụng thẻ tròng trường hợp cần thiết, ví dụ: tai nạn, đột quỵ…..các trường hợp dẫn đễn bạn không thể về Thụy Điển ngay lập tức. Bạn phải được sự tham gia của y tế nước sở tại. Các trường hợp thăm khám không nguy hiểm khác như các bệnh mãn tính, nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng bạn buộc phải quay về Thụy Điển để được thăm khám. Và trong trường hợp các cơ sở y tế khám chữa bệnh của Thụy Điển có liên lạc với nhau để điều trị bệnh tình của bạn

2. Khi có thẻ này bạn chỉ cần thanh toán lệ phí khám chữa bệnh theo giá chi phí của Thụy Điển, chứ không phải thanh toán theo lệ phí của nước ngoài. Với một số nước có thể bạn phải thanh toán chi phí theo mức giá của nước họ, sau đó về đến Thụy Điển bạn được quyền nộp đơn xin hỗ trợ và được thanh toán từ bảo hiểm xã hội của Thụy ĐIển

3. Thẻ này không bao gồm chi phí quay trở về Thụy Điển, ví dụ như máy bay khẩn cấp…..Chi phí đi lại bạn tự phải thanh toán. Do đó bạn cần phải mua thêm bảo hiểm du lịch

4. Nếu như bạn ở nước ngoài mà cần phải đi cấp cứu nhưng chưa kịp xin thẻ EU thì bạn có thể liên lạc trực tiếp +46 771-524 524 có được 1 giấy chứng nhận tạm thời gửi đến cơ quan y tế nước bạn.

5. Nếu bạn đi du lịch quang bắc âu thì không cần cầm theo thẻ này. Bạn chỉ cần có pass.

6. Chú ý thẻ này không áp dụng ngoài Châu âu – do đó bạn cần phải có bảo hiểm du lịch khi đi ra ngoài Châu âu.

III. Quyền lợi bạn sẽ được hưởng từ bảo hiểm xã hội trong trường hợp này là gi?
Bạn được quyền đảm bảo chi trả cho các chi phí phát sinh cho việc sử dụng dịch vụ ytế cần thiết từ bảo hiểm xã hội. Khi về nước bạn nộp các bản hóa đơn thanh toán và làm đơn xin hỗ trợ cho việc thăm khám cần thiết khi đi du lịch.
Bạn chỉ phải trả chi phí bằng chi phí khám bệnh thông thường tại Thụy Điển và chi phí quay trở về nước.

TRẺ EM Ở THỤY ĐIỂN ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG QUYỀN LỢI GÌ?

Thụy Điển là một trong những nước có chính sách bảo hộ xã hội tốt nhất thế giới. Đặc biệt là việc đầu tư chăm sóc bảo vệ mầm mống tương lai. Hãy cùng CĐV khám phá điều đặc biệt này nhé!

Theo số liệu thống kê mới nhất thì Thụy Điển có 10.182.291 người, trong đó có khoảng 2 triệu trẻ em dưới 18 tuổi. Đã bao gồm cả trẻ em sinh ra tại Thụy Điển và cả trẻ em theo cha mẹ di cư đến, trẻ em tỵ nạn. Các gia đình có trẻ em sinh ra, lớn lên ở Thụy Điển đều có chính sách hỗ trợ từ chính phủ như nhau, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt (Phía dưới). Đó là những quyền lợi gì?

1. Tiền trợ cấp cho con hàng tháng. Mỗi 1 em bé sinh ra tai Thụy Điển, và mỗi1 em bé dù không sinh ra ở Thụy Điển nhưng đươc cấp 4 số tại đây thì đều được hưởng hỗ trợ này hàng tháng. Mỗi tháng bố mẹ sẽ được nhận:

Số con                  Số tiến                    Số thêm                      Tổng số
1                           1 250 kr                  –                                  1 250 kr
2                           2 500 kr                  150 kr                          2 650 kr
3                           3 750 kr                  730 kr                          4 480 kr
4                           5 000 kr                  1 740 kr                       6 740 kr
5                           6 250 kr                  2 990 kr                       9 240 kr
6                           7 500 kr                  4 240 kr                       11 740 kr

Số tiền này dùng để mua sắm quần áo, đồ chơi, các hoạt đông khác phục vụ sự phát triển của trẻ. Khoản này sẽ tự động chuyển vào tài khoản mà không cần phải làm đơn xin. Do vậy, ở Thụy Điển càng có nhiều con thì càng có nhiều hỗ trợ.

2. Hỗ trợ thai sản (bố/mẹ ở nhà trông con – föräldrarledighet)
Mỗi trẻ em dù sinh ra hay không không sinh ra tại Thụy Điển dưới 8 tuổi, bố mẹ đều được hưởng trợ cấp 480 ngày ở nha trông con tương đương khoảng 16 tháng. Đây là khoản thu nhập chịu thuế – bố mẹ phải trả thuế cho nhà nược khoảng 21%. (Chú ý: chỉ áp dụng cho trẻ em dưới 8 tuổi. đối với trẻ sinh trước 2014 và 12 tuổi đỗi với trẻ sinh sau 2014.

Nếu con bạn sinh trước 2014 thì bạn có quyền để dành 480 ngày cho đến khi con đủ 8 tuổi. Nhưng nếu con sinh sau 2014 thì bạn chỉ được để dành cao nhất 96 ngày và được quyền lấy 96 ngày này cho đến khi con đủ 12 tuổi). Có nghĩa là: nếu con bạn đến Thụy Điển năm 2018, mà con sinh năm 2014 mà con dưới 4 tuổi bạn được quyền lấy tiền bố/mẹ ở nhà nuôi con, sau 4 tuổi con chỉ để 96 ngày.Nếu không kịp thì số ngày sẽ bị mất.
Khoản hỗ trợ này tùy thuộc vào thu nhập của bố mẹ trước khi sinh con hoặc trước khi đến Thụy Điển. Cụ thể là:

a. bố/mẹ trược đó không đi làm đóng thuế, hoặc mới đến định cư tại Thụy Điển thì sẽ được hưởng là 390 ngày mỗi ngày 225 kr/ngày và 90 ngày mỗi ngày 180 kr/ngày.

b. Bố/mẹ có thu nhập trước khi sinh con, chuyển đến Thụy Điển thì bố/mẹ được hưởng là: 390 ngày hưởng 80% theo mức thu nhập của mình trước đó và 90 ngày được hưởng 180 đồng Thụy Điển/ngày (kể cả người có thu nhập cao hoặc không có đều phải nhận 90 ngày với mức 180kr/ngày này)

Khoản hỗ trợ này bạn phải làm đơn gửi tới försäkringkassa

3. Hỗ trợ con xa cha, xa mẹ
Đất nước tự do nên nhiều cặp vợ chồng ly hôn, con không cha, không mẹ, con theo bố/mẹ đến định cư tại Thụy Điển được hưởng tiền con xa cha/xa mẹ. Vì có thể các em bị thiệt thòi hơn các bạn khác nên cần được ưu tiên hơn.
Khoản tiền này: nếu bố mẹ chia tây thì người không nhận nuôi con sẽ phải trả 1 phần và bảo hiểm xã hội trả 1 phần

Nếu bố/mẹ không có ở Thụy Điển thì bảo hiếm xã hội sẽ trả cho đến khi trẻ em 18 tuổi. Sau 18 tuổi thi tùy theo 1 số trường hợp nhất định có thể xin thêm đến năm con đủ 20 tuổi. Khoản hỗ trợ này bạn phải làm đơn gửi tới försäkringkassa. Đây là khoản không phải trả thuế.  Bố/mẹ sẽ được hưởng 1573 kr/tháng/con cho đến khi con đủ 11 tuổi. Từ 11 đến 14 tuổi mỗi con sẽ được hưởng 1723 đồng/tháng/con kể từ mùng 1 tháng 1 năm 2019Sau 15 tuổi bố/mẹ sẽ được hưởng 2073 đồng/tháng/con.

4. Bố/mẹ nghỉ ở nhà trông con ốm được hưởng khoảng 90% lương – CĐV đã giới thiệu phần này. Mời các bạn tìm đọc

5.  Khám chữa bệnh, tiền thuốc là miễn phí tại các hiệu thuốc, các cơ sở y tế.

6. Khám chữa răng miễn phí đến năm con ban 23 tuổi. Sau 24 tuổi bạn phải trả chi phí toàn bộ, nhưng sẽ được xin 1 khoản hỗ trợ nhỏ khác.

7. Con bạn dưới 28 tuôi, được phép xin hỗ trợ tiền thuê nhà, tiền chuyển nhà tùy theo độ dài bao nhiêu km mà được hưởng hỗ trợ.

8. Đi học không mất tiền, con được ăn miễn phí tại trường. Ở thụy điển con bạn đi học cả đời mà không phải đóng học phí. Tùy theo độ tuổi trình độ học mà con bạn được hưởng các khoản hỗ trợ khác nhau từ việc đi học. Mà nhiều nhất là tiền CSN – khoảng hon 2800 kr/tháng (phần chính sách hỗ trợ từ CSN CĐV đã có dịp giới thiệu). Cần chú ý phân biệt: tiền học phí và tiền gửi trẻ. Nếu con bạn còn nhỏ, đi gửi nhà trẻ, hoặc gửi học ngoại khóa sau giờ học thì bạn phải trả tiền đó tùy theo thu nhập của cha mẹ. Nhưng cao nhất là khoảng 1200kr/tháng.

9. Bố/mẹ được hưởng hỗ trợ tiền thuê nhà nếu gia đình có con dưới 18 tuổi. Tùy theo thu nhập.

10. Bố/mẹ đi học được hưởng thêm hỗ trợ tiền học từ CSN nếu có con dưới 18 tuổi.

Trên đây là một số chính sách cơ bản nhất mà một trẻ em ở Thụy Điển được hưởng ít nhất đến năm con 18 tuổi. Đây là những chính sách hỗ trợ đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên chính phủ cũng chú trọng đến các trường hợp gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như con bị tật nguyền, bị thiểm năng trí tuệ …..để có các chế độ bảo hộ tốt hơn. CĐV sẽ giới thiệu những chính sách này trong thời gian tới

Chạnh lòng thân phận người Việt ở Thụy Điển

So với cuộc sống đua chen ồn ào ở Việt Nam thì cuộc sống ở Thụy Điển lặng lẽ và êm đềm như không khí lạnh lẽo của nó tại xứ sở Bắc Âu này.

Đã có rất nhiều bài viết nói về nơi đây gần như một thiên đường đối với con người với những đãi ngộ tốt nhất của xã hội nhưng có biết đâu đằng sau những hào quang ấy vẫn tồn tại những mảnh đời cô đơn và ngậm ngùi sống cho trọn kiếp với thân phận người Việt ở xứ người.

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người Việt xa quê giống như bạn bứng một cái cây từ vùng đất nó mọc lên từ nhỏ rồi cắm vào ở nơi xa lạ với thổ nhưỡng và không khí hoàn toàn trái ngược kể cả khi nơi đó là 1 vùng đất trù phú và màu mỡ. Cái cây đó thời gian đầu vẫn phát triển èo uột , quặt quẹo rồi mới từng bước đâm chồi mọc rể thích nghi với điều kiện mới.

Điều này sẽ được phản ánh rõ nét trong những cuộc đời mà tôi từng tiếp xúc và bắt gặp dưới đây. Chẳng hạn như bất chợt đâu đó tôi từng chứng kiến những tin nhắn, những lời than vãn thậm chí là chửi rủa khi mang thân phận của 1 di dân trên xứ người dù là thế hệ đầu tiên của người Việt định cư hay thế hệ thứ 2 thì vẫn tồn tại những phân biệt, kỳ thị giữa người phương Tây và người Á Châu hay thậm chí là giữa chủ lao động vào người lao động.

Vấn đề về lao động

Nói về các vấn đề lao động ở Thụy Điển thì việc bóc lột sức lao động đối với người làm thuê trong các nhà hàng, tiệm nail thì đã quá cũ và là vấn đề muôn thưở .

Thậm chí nhiều người lao động cực khổ sau 4 năm để mong chờ giấy định cư mới phát hiện ra chủ ” quên ” đóng thuế cho mình để rồi trượt mất cơ hội nhập quốc tịch cũng là chuyện bình thường.

Nhưng nhiều người cũng quên đi mất những chuyện nho nhỏ xung quanh cuộc sống như sức khỏe, hiểu biết xã hội cũng là vấn đề mà ít người để ý

Mới đây thôi một anh thợ nail sang Thụy Điển theo định cư lao động tâm sự với CDV rằng:
” Mình ho quá không biết phải làm sao ?
Mua thuốc uống rồi vẫn không khỏi ?
Mình mua 1 hộp thuốc 15 viên giá 65 kr
Nipaxon
50g
Noskapin
Mình qua 1 tháng rồi chưa có lương
Mình đi nhặt lon kiếm kr
Tuần cũng được 20 kr…

Tôi có 1 người bạn ở Việt Nam mới sang , thời gian đầu rất nhiệt quyết học tiếng Thụy Điển theo chương trình SFI ( Svenska för invandare – tiếng Thụy Điển cho người nhập cư miễn phí của chính phủ) nhưng chưa tới 2 năm anh lại khao khát được đi làm kiếm tiền .

Được người bạn giới thiệu vào 1 nhà máy sơn làm thử với nhiệm vụ là chỉ bê hàng móc lên các máng treo trên băng chuyền để đưa vào sơn , chỉ trong vòng 3 ngày làm việc anh đã bỏ cuộc không hề suy nghĩ. Hỏi tại sao anh bảo : ” Một là đi xe buss chuyển và chờ đợi mệt quá , nhất là sau khi tan ca xong rất mệt mà còn phải ngồi chờ . Hai là công việc nặng nhọc quá kham không nổi” .

( Ở tỉnh của mình đang sống rất dễ kiếm việc làm, thậm chí nói bập bẹ tiếng Thụy Điển hoặc không biết tiếng vẫn xin được việc làm chỉ là công việc như vừa mô tả hơi nặng , liệu các bạn muốn định cư theo diện lao động có kham nổi ? )

Vậy đấy , lao động ở Thụy Điển đâu phải chuyện dễ ? Nhưng rất nhiều bạn nhắn tin cho CDV nói rằng công việc nặng nhọc tới đâu cũng chịu được .

Hầu hết người Thụy Điển bản địa đều lao động đến 65 tuổi mới về hưu thậm chí có người còn xin làm việc kéo dài thêm 2 năm đến tận 67 tuổi rồi 69 tuổi . Thế mới biết thể trạng sức khỏe của người Thụy Điển tốt cỡ nào nhưng ngược lại người Việt sang đây chỉ đến 60 là ai cũng muốn về hưu non . Thậm chí có nhiều người lao động trong các nhà máy công nghiệp nặng vừa hết tuổi về hưu 65 tuổi cũng là lúc về với tổ tiên, không kịp hưởng khoảng lương hưu đóng cho nhà nước mấy chục năm.

Dù rằng thực phẩm sạch và không khí trong lành khiến Thụy Điển là 1 trong những đất nước có môi trường tốt nhất thế giới nhưng nó cũng tồn tại những điều kiện khắc nghiệt không tốt cho thể trạng người Việt như khí hậu lạnh lẽo cùng với lao động nặng nhọc khiến nhiều người Việt thường mắc các chứng bệnh về xương khớp , đặc biết là thoái hóa đốt sống, khô chất nhờn khớp gối.

Các căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đeo bám cảm giác đau nhức rất khó chịu làm giảm năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người Việt đang lao động tại đây.

Vấn đề về kỳ thị

Vài tháng trước vào hãng làm việc thì nghe Cô Bảy ( tên nhân vật đã được thay đổi) cự cãi với quản đốc của mình bằng tiếng Thụy Điển với giọng ngẹn ngào:
” Tao ngày nào cũng ăn khoai tây để tóc hết đen cho tụi bay khỏi kì thị ”

Hoặc chuyện lương bổng cũng vậy, người Việt khi làm công nhân trong các nhà máy lương bao giờ cũng thấp hơn so với người bản địa cùng vị trí. Chuyện không ai nói ra nhưng nó vẫn cứ là bức xúc cho thân phận người lao động Việt Nam khi làm cho các chủ là người Thụy Điển bản địa.

Tất nhiên cũng có những người may mắn được gặp những người chủ tốt bụng nhưng được mấy người ?

Vấn đề về thế hệ

Một lần trong giờ giải lao , anh em ra ngoài hiên hút thuốc, tôi nghe anh đồng nghiệp hỏi 1 chú lớn tuổi người Việt : ” nghe nói con anh mới được nhận vào hãng mình làm luôn hả ? vui ha, cha con làm chung hãng rồi, cả 2 đời đều cống hiến cho hãng này rồi ”

Câu nói tưởng chừng nghe như 1 tin vui nhưng nghe sao bùi ngùi quá. Cả một đời người cha vất vả làm công nhân trong 1 hãng sắt nặng nhọc tưởng chừng hy sinh để đào tạo thế hệ sau tốt hơn có thể ngồi văn phòng hay ít nhất cũng có công việc nhẹ hơn nhưng rốt cuộc con cái lại cũng lao vào cái vòng lẩn quẩn theo cha vào tiếp tục 1 cuộc đời làm thuê hãng xưỡng.

Vấn đề gia đình

Hoặc đâu đó rất nhiều câu chuyện hôn nhân của nhiều gia đình Việt tan vỡ sau nhiều năm chung sống . Thậm chí có những người chồng cưới vợ ở Việt Nam sang chập nhận đi làm cực khổ nuôi người vợ trong thời gian đầu để hòa nhập được với cuộc sống mới rồi lại giúp cả gia đình vợ bảo lãnh anh em sang nhưng đến cuối vẫn đường ai nấy đi, chôn dấu đời mình trong lãng quên và cô đơn.

Hay nhiều ông chồng sống với vợ con mấy chục năm chịu cực chịu khổ , hạt muối chia đôi vậy mà chỉ sau 1 chuyến về Việt Nam thì lại lập “phòng nhì” . Đây không chỉ là câu chuyện của Thụy Điển mà là cả một thế hệ Việt Kiều khắp thế giới ! Nguyên nhân vì đâu liệu có ai đã chịu nhìn nhận và phân tích ?

Đừng nói tới riêng Việt Kiều mà gần đây phong trào cưới vợ Châu Á đặc biệt là Thái Lan cũng nở rộ ở Thụy Điển đến nỗi nó cũng trở thành vấn nạn đối với phụ nữ Thái Lan bởi vì người Thụy Điển rất thực dụng và không có nặng tình cảm, họ sẵn sàng bảo lãnh người vợ Thái Lan sang Thụy Điển nhưng khi người đó không vừa lòng hoặc không phục vụ họ như ý họ muốn, đàn ông Thụy Điển sẵn sàng gửi trả người đó về đất nước của họ.

Do vậy người Việt Nam thường bảo nhau rằng “đừng có mà dại cưới vợ hoặc cưới chồng từ Việt Nam sang Thụy Điển, ở vài năm chúng nó đủ lông đủ cánh rồi sẽ bay đi mất” . Đó là 1 thực trạng rất đau lòng của nhiều gia đình Việt Nam, câu nói đó hoàn toàn sai về mặt lý luận nhưng nó lại đúng về thực tế ly hôn của người Việt ở Thụy Điển.

Nhưng tình trạng ly hôn này không chỉ riêng của người Việt mà cả một đất nước, xã hội Thụy Điển đang gặp bế tắc vì tỉ lệ thống kê về hôn nhân của Thụy Điển cho thấy 50% người Thụy Điển đều ly hôn. Nguyên nhân nằm ở đâu đó của cuộc sống thực dụng, đời sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền khiến cho mọi người đều chỉ sống cho mình mà quên đi nhẫn nhịn và yêu thương mới là sợ dây kết nối gia đình.

Nếu bạn đang có ý định định cư ở Thụy Điển hãy cân nhắc kỹ các vấn đề trên để xem cái nào mình chấp nhận được, cái nào mình giải quyết và chịu đựng được.
Và nếu bạn thấy hay hãy like và share bài viết để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ với quí đọc giả về cuộc sống ở Thụy Điển cho mọi người hiểu rõ hơn.

Patriot – Congdongviet.se tổng hợp.

Khoảng lặng

Cuộc sống đôi lúc làm ta mệt mỏi…

Mỗi khi bản thể đang gào thét, đó là lúc trái tim bạn sắp sửa lên tiếng và cần, cần lắm một khoảng lặng an yên, để kịp gột rửa và hong khô hồn mình cho qua những hỗn tạp của thường nhật. Đôi khi con người ta chỉ cần những góc tĩnh nhỏ bé cho riêng mình để biết được hạnh phúc là giản đơn, để biết được mục đích mình sinh ra và sống, để nhìn thấu ai chân thành hay đang giả dối …
Khoảng lặng sẽ chữa mọi vết thương trong tâm hồn.
Con người… họ chen nhau trên những chuyến tàu nhanh nhưng họ chẳng biết mình tìm kiếm cái gì nữa, thế là họ mới cuống cuồng lên rồi chạy. Con người cũng giống như những chiếc lá vàng mòn mỏi. Đứng trước những xô đẩy của cơn gió cuộc đời, bạn chọn cách để dòng nước cuốn phăng đi tất cả, hối hả, xa xôi theo cái gọi là “nhịp sống hiện đại” hay nhẹ nhàng buông lơi bản ngã, sống chậm lại, tận hưởng để lắng nghe những thanh âm trong trẻo của cuộc sống? Là khoảng lặng…
“Khoảng lặng không phải là một đại dương yên tĩnh mà chính là những đợt sống ngầm” – Xã hội hiện đại là khi con người ta bị cuốn trôi theo nhịp thở hối hả, gấp gáp và đời thường dần khiến những nốt trầm lặng trong cuộc đời trở nên hiếm hoi và nhỏ bé. Tại sao ta cứ phải mãi miết thắng vượt tốc độ với cuộc sống mà không thử đôi lần đặt gánh nặng trên vai xuống và chịu dừng chân một chút trên hành trình của riêng mình?
Khoảng lặng trong nghệ thuật có thể là phút dừng lại của một nốt trầm xao xuyến khiêm nhường trong bản hòa ca của hàng triệu thanh âm, là dấu ba chấm trong một tác phẩm thi ca đẫm vị hay những mảng tối và sẫm lại trong bức tranh của người họa sĩ.
Trong cuộc sống, liệu có bao giờ bạn tìm thấy cho mình một khoảng lặng?
Là nỗi buồn, bất chợt ngã gục giữa những xô đẩy của dòng đời. Ngẫm suy rồi lấy hết dũng khí và bứt mình ra khỏi chuỗi ngày bon chen, hỗn độn cho lòng mình được lắng lại và chờ đón những giây phút yêu thương trong cuộc đời.
Khoảng lặng đôi khi là hạnh phúc!
Cuộc đời mệt mỏi và lắm thứ ngoài kia dễ khiến người ta thấy sợ, thấy hoang mang lạ kì. Dừng chân lại, một mình trong căn phòng nhỏ, có cửa sổ đón chút tinh khôi của ánh sáng cuối ngày, với những cơn mưa ùa về trong bất chợt. Ta thôi lo lắng, thôi mệt mỏi, một bản nhạc không lời, trang giấy trắng, một chiếc bút trong tay, cứ viết, viết để trao gửi yêu thương. Hay chiều muộn, đứng thả hồn vu vơ trước con phố vào thu có lá sấu vàng nhẹ bẫng trên mặt đường, rồi nhắm mắt thật chặt, ngẩng đầu lên cao, cho gió khẽ khàng luồn qua mái tóc và cảm nhận tất cả bằng trái tim.
Khoảng lặng đâu phải là sự câm nín vô hồn. Đó chính là lúc ta thấy hồn mình lắng dịu lại, để cho bản ngã đủ tỉnh táo và nói chuyện với chính mình. Cuộc sống ngoài kia dẫu mệt nhoài. Mặc kệ. Đôi lúc phải im lặng để nghe mình lên tiếng, để suy nghĩ về những trải nghiệm nhỏ nhặt trong cuộc sống và vững vàng hơn trên hành trình tuổi trẻ.
Nhịp sống ồn ào và xô đẩy ngoài kia là sự giằng co quyết liệt không điểm dừng. Phải đứng lại dù một khoảnh khắc nào đó ta thấy mệt, để thấy được thời gian chảy trôi nhẹ nhàng qua kẽ tay, để lắng nghe những thanh âm trong trẻo và bình dị chắt chiu nên từ bản nhạc ồn ào và hỗn độn của thường nhật. Trân trọng và nâng niu những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống vô tình bị lãng quên bởi tấp nập đời thường. Thỉnh thoảng hãy đến một nơi nào đó thật xa, tách bật ra khỏi mọi lo toan, chẳng để làm gì cả chỉ để lắng nghe tiếng lòng mình hoang hoải và trái tim bất lực trước thực tại. Để hiểu mình cần gì, làm gì và ra sao? Im lặng để giúp ta bình yên hơn sau bao mỏi mệt. Khoảng lặng cần lắm để lấp đầy những khoảng trống bỏ quên trong cuộc đời, những vùng trời bình yên giấu kín…
Khoảng lặng là điều cần có trong cuộc sống. Tình Bạn cũng vậy, nó cũng cần những khoảng lặng đủ dài để cùng chiêm nghiệm cùng suy ngẫm về những điều đã qua và những gì sắp tới.
Đôi khi khoảng lặng không có nghĩa là không có gì để nói. Khi bạn cho ai đó nghe một bài hát mà bạn yêu thích, khi bạn cho ai đưa ai đó đến một nơi đẹp. Trước sự im lặng của họ, bạn hãy nghĩ rằng, tâm hồn họ đang lắng xuống vì vẻ đẹp của cảnh vật và nét đẹp của những vần thơ. Và lúc này, cảm xúc chưa kịp thốt nên lời đó chính là sự lặng im.

Khi một câu hỏi của bạn đặt ra và cuộc sống ném trả lại bạn sự lặng im thay cho câu trả lời. Đừng vội nghĩ rằng cuộc sống đang thờ ơ và thế giới đang quay lưng lại với bạn. Bởi chính lúc này đây cuộc sống đang dạy cho bạn bài học về sự im lặng. Từ khoảng lặng ấy, bạn sẽ thấy được nhiều hơn bạn nghĩ.

Khi bạn nói bạn quý mến một ai đó mà không nhận lại được một lời nói nào tương tự ngoài sự lặng im. Bạn đừng nghĩ rằng câu nói mình vừa nói ra không có giá trị. Bởi có thể sự im lặng không phải là một câu trả lời bạn đang mong đợi, nhưng bạn hãy tin rằng câu nói đó không tan trong hư vô mà nó đã thấm rất nhiều vào người nghe. Vì vậy, hãy im lặng nhiều thêm chút nữa để lắng nghe thấy sự yêu thương và để thấy mình được yêu thương.

Hãy đón nhận những người đến trong đời bạn một cách vô điều kiện. Đừng đòi hỏi hay suy xét. Trước một sự lặng im cần thiết đủ dài, bạn hãy tận dụng suy nghĩ và coi đó là một món quà nhỏ mà cuộc sống dành tặng bạn.
Thời trẻ chúng mình thường hỏi nhau, chọn cuộc đời bình yên hay bão giông, mình từng mạnh mẽ tuyên bố rằng cuộc đời bão giông là thú vị. Nhưng giờ nghĩ lại có khi mình sẽ chọn bình yên vì bình yên chính là hạnh phúc.
Hãy cần những khoảng lặng. Bởi cuộc sống cần những nốt trầm để lắng dịu và bớt ngột ngạt đi. Bạn nhé!

Vì đàn bà chắc cũng chẳng thể chung thủy được… như đàn ông

Dear.vn – Đàn bà biết không… Chúng ta hay chê trách bọn đàn ông không chung thuỷ, nhưng thực ra, chính bản thân đàn bà cũng không chung thuỷ với lựa chọn của mình.

Tôi kể đàn bà nghe thử đúng không nhé.

Ngày mười lăm, chúng ta thích bọn đàn ông đẹp. Chỉ cần đẹp thôi, không cần bất cứ thứ gì khác. Mẫu hình lý tưởng lúc bấy giờ là những anh chàng ca sĩ bảnh bao, có khi hơi nữ tính, ngọt ngào, dịu dàng với những bản tình ca sến rện. Đó là mẫu thích hợp nhất cho những giấc mơ bạch mã hoàng tử còn sót lại từ ngày xửa ngày xưa. Rồi thì chúng ta mua hình chúng về, dán đầy phòng đầy nhà để khoảng vài năm sau lại tự tay xé bỏ kèm theo hai chữ, “thấy gớm”.

Ngày hai mươi, chúng ta thích bọn đàn ông trưởng thành. Ta đã quá chán ngán lũ trai bằng tuổi suốt ngày chỉ biết có đá banh hay chơi game, cafe tụ tập bạn bè bên bàn nhậu. Loại đấy, chúng ta chỉ cặp bồ dăm ba tháng rồi lại chẳng đi đến đâu. Lúc này, mẫu đàn ông chúng ta thích là bọn đàn ông văn phòng lịch thiệp, thậm chí, có gia đình rồi cũng được, vì đấy là minh chứng cho việc hắn sống trách nhiệm. Nhưng đàn bà cẩn thận, bọn đàn ông ấy cũng đểu khôn lường. Chúng hay dùng cái câu “gia đình không hạnh phúc” hòng lôi đàn bà lên giường, rồi sau đó, dĩ nhiên chúng lại về để làm chồng, làm cha. Để lại trong chúng ta một cái lỗ hổng không chỉ bên dưới mà còn trong tim.

Ngày hai lăm, đàn bà chúng ta cần đàn ông giỏi. Khi đó, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều đàn ông rồi, đã đi làm và có những mối giao tiếp xã hội, cũng vì vậy mà chúng ta hiểu rằng chỉ có đàn ông giỏi mới có thể mang đến một cuộc sống an toàn cho bản thân. Nhiều người ở tuổi này lầm giữa đàn ông giàu và giỏi. Giỏi chưa chắc đã giàu mà giàu thì cũng chưa chắc là giỏi. Nhưng giỏi sẽ có khả năng để giàu, còn giàu mà không giỏi thì rất có khả năng sẽ nghèo. Chính vì ở tuổi này, đàn bà mơ hồ nghĩ về hai chữ gia đình thế nên mới cần một gã đàn ông giỏi.

Ngày ba mươi, đàn bà lại cần đàn ông khoẻ. Tuổi này rồi, chúng ta thỉnh thoảng thấy ngán đàn ông. Bọn chúng ngoài việc gây cho chúng ta những nỗi đau vô hình thì hình như chả được tích sự gì. Nhìn bạn bè con cái đùm đề, mỗi việc ngồi cafe cũng nơm nớp lo chồng làm về không có con, chúng ta cười khẩy, thấy chán ngán. Rồi để tối lại một mình vào bar, hút điếu thuốc, uống chai bia. Đàn bà tuổi này, cần đàn ông đủ khoẻ để cho mình ngã đầu vào khóc, đủ khoẻ để kéo mình ra khỏi cái vỏ bọc cứng nhắc cho tâm hồn yếu đuối bên trong, và còn đủ khoẻ để hiểu rằng đàn bà chỉ lên đỉnh với người đàn ông cho mình thật nhiều cảm xúc.

Ngày ba lăm, đàn bà cần một người đàn ông điềm đạm. Chúng ta chả còn cần tình nhân, người yêu hay những gã đàn ông hò hẹn, đẩy đưa. Chỉ đơn giản là cần một người bạn. Đàn ông ít nói càng tốt, vì để đàn bà nói và tưởng rằng gã đang lắng nghe. Chỉ là thỉnh thoảng mệt mỏi, lại gọi cho nhau, ăn một bữa tối, nói xấu gã sếp hói đầu, bụng phệ bắt nhân viên làm nhiều mà chẳng chịu tăng lương, uống thêm một ly rượu vang, rồi ra xe, nói rành mạch, “Anh về với vợ con đi, em tự chạy xe về được mà…”

Và ngày bốn mươi, đàn bà bỗng dưng cần một đứa con. Một đứa con thôi chứ chẳng cần chồng. Nhìn bạn bè lo lắng cho việc chọn trường cấp hai cho con mình, đàn bà bỗng dưng thèm làm mẹ, thèm cái thiên chức tưởng như dễ dàng mà sao tới phiên mình cái nó hẩm hiu, trắc trở. Thôi thì, phước phần ai thì người nấy hưởng. Rồi thì đàn bà cay đắng nhận ra rằng, dù là đứa con mình mang nặng đẻ đau, nhưng đến lúc cất tiếng gọi, nó vẫn gọi “ba ba” trước khi gọi mẹ. Rồi thì cái kiếp đàn bà còn trôi về đâu? Có tìm được bến đàn ông nào đặng mà neo đậu?

Thương lắm, đàn bà ơi…

Còn đàn ông, họ chung thuỷ lắm.

Dù là hai mươi, bốn mươi hay sáu mươi, họ chỉ cần đàn bà có được ba thứ:

– Trẻ đep, nghe lời và dzú bự.

Cách chữa bệnh trĩ bằng các loại rau và thuốc ở Thụy Điển

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ. Hôm nay CĐV sẽ giới thiẹu tới các bạn một số loại thuốc không cần đơn của bác sỹ ở Thụy Điển. Các bạn có thể mua tại bất kỳ hiệu thuốc nào ở Thụy Điển (Vẫn như mọi khi CĐV khuyên bạn mua tai apotea.se hoặc một số web để có được giá ưu đãi)

Nguyên nhân
Bệnh trĩ do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người có thói quen ăn uống không tốt (ăn ít chất xơ, rau quả); bị táo bón kinh niên; công việc ít đi lại; phụ nữ mang thai; do di truyền… Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn.

Phân loại: làm 3 loại: trĩ nội là bối trị nằm sâu bên trong hậu môn , trĩ ngoại là bối trị nằm lòi hẳn ra ngoài hậu môn  và trĩ hỗn hợp bao gồm cả 2 loại

Triệu chứng: Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất. Người bệnh sẽ phát hiện khi nhìn thấy máu ở giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi táo bón, máu chảy thành giọt hoặc tia. Có khi máu chảy rất nhiều mỗi lần đi lại hay ngồi xổm. Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu.

Lúc đầu, sau mỗi lần đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Về sau, khối lồi ra to lên dần và không tự tụt vào mỗi khi đi cầu nữa, mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Thường xuyên ngứa quanh lỗ hậu môn, đau, rát xảy ra khi tình trạng bệnh nặng lên.

Điều trị:
1. Thuốc bôi: tùy theo tình trạng bệnh của bạn mà có cách điều trị khác nhau. CĐV chỉ giới thiệu một số loại thuốc bôi thông dụng giúp giảm, ngứa, sưng, đau rát.

– Xyloproct – thuốc bôi 20 gram/tuyp. ngày bôi vài lần rửa sạch hậu môn trước khi bôi. Không sử dụng quá 6 gram/ ngày. Loại này được sử dụng nhiều vì nó trị giảm sưng tấy, đau , rát, ngứa. Có gia khoảng 80 – 100kr/tuýp

– Xylocain 5% có tác dụng giảm đau nhưng không chữa lành các vết thương, giá 50-80 kr/tuýp

– Scheriproct thuôc bôi có tác dụng ngăn ngừa các vết dạn nứt hậu môn, giảm đau, gây tê khu vực. Dùng một lượn kem mỏng bôi 2 lần/ngày sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Giá 100 -125kr/tuyp

Thuốc xloproct 20mg

2. Viên đút

– Scheriproct – 1,2 gram x 12 viên. Dùng trong trường hợp xuất hiện các vết nứt hậu môn. Rửa sạch trước khi dưa thuốc vào hậu môn. thuốc sẽ tan khi gặp nhiệt đô cơ thể. Giá khoảng 80 -100 kr/hộp

– Xyloproct dang viên đút 10 viên/ hộp, giảm ngứa, đau rát. Đưa sâu vào hậu môn 2 lần/ngày. Có giá khoảng 70kr/hộp.

Phụ nữ có thai và người bị tiểu đường phải có hướng dẫn của bác sỹ trước khi dùng.

3. Tập ăn rau quan trọng nhất là rau dấp cá ( diếp cá)

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh trong các trường hợp cấp bách thì việc thay đổi thói quen ăn uống để chữa dứt điểm bệnh này là hết sức quan trọng.

Rất may mắn là ở Thụy Điển bạn vẫn có thể tự trồng cho gia đình mình 1 chậu rau dấp cá hoặc diếp cá theo các tiếng địa phương. Đây là khắc tinh của bệnh trĩ . Ngoài ra việc trồng cây cũng mang đến những thú vui tao nhã trong cuộc sống bề bộn hiện nay.

Hãy trồng và tập ăn rau này , mỗi ngày ăn vài lá như ăn sống, trộn với giấm đường nước mắm cùng xà lách nếu bạn thấy khó ăn hoặc kết hợp với món gỏi cuốn cũng rất tuyệt.

CDV đảm bảo rằng chỉ cần bạn ăn loại rau này thường xuyên sẽ chữa dứt điểm và mãi mãi căn bệnh này. Lúc đầu rau này có mùi vị khó ăn 1 chút nhưng khi ăn quen rồi nó sẽ trở thành mùi vị đặc trưng khó quên.

Nếu bạn không biết mua giống ở đâu thì bạn chỉ cần ra tiệm Tàu , tiệm tạp hóa người Việt đều có bán rau này. Và nếu không có nữa hãy liên hệ với CDV, chúng tôi sẽ cung cấp giống rau này cho bạn mà không có bất kỳ chi phí gì, chỉ cần bạn đến lấy mà thôi.

Quan trọng hơn hết là rau này rất dễ trồng , chỉ cần cắm xuống đất, tưới nước hằng ngày thì nó sẽ sống và phát triển mà thôi.

Hỗ trợ bằng bơ và chuối

Ngoài ra nếu bạn thích ăn trái cây thì bơ và chuối cũng là 2 loại trái cây rất tốt cho đường ruột. 2 loại trái cây này có tác dụng cung cấp chất nhờn giúp chống lại các bệnh táo bón.
Hiện nay phong tràio dùng bơ để dùng trong các bữa ăn cũng là xu hướng của người Châu Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng

3. Kết hợp ăn uống, luyện tập:

Ăn uống đúng cách: nên uống nhiều nước và ăn thức có nhiều chất xơ, hạn chế ăn muối và kiêng gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, thực phẩm chứa cafein.

Người bệnh không nên rặn và đừng khiêng nặng. Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn.Nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ.

Người bệnh nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, người bệnh nên ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên.

Người bệnh cần tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu, gây ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.

Luyện tập thể thao: bơi lội, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.

BI CHAI Ở CHÂN LÀM GÌ ĐỂ CHỮA TRỊ?

Những nốt chai chân như những hạt cát, hạt sỏi nhỏ cộm lòng bàn chân khiến mỗi bước đi thấy đau nhức, càng phát đau khi thời tiết mưa nắng, ẩm ướt thất thường. Đặc biệt là ở Thụy Điển có thói quen đi giày hằng ngày nên gần như ai cũng bị chai ở chân. Vậy hãy cùng tìm hiểu về chai chân và tìm cách chữa trị cả về dân gian và tây y.

Nốt chai là gì: Nốt chai chân được tạo thành do một lớp da ở chân bị chai cứng, da dày, màu vàng lợt, sờ cộm, bóp không đau, nhưng bị đau mỗi khi bị tì, đè, hoặc đi giầy dép. Hay gặp ở vị trí đầu xương bàn chân, dễ chìm sâu vào trong thịt, bên ngoài thì lại nổi lên rất đau gây khó khăn khi đi lại.

Nguyên nhân: Do biểu bì sưng tấy – là đã bị chai chân. Hoặc do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại. Hoặc do dị vật chìm trong da thịt gây nên; phần nhiều nữa là do đi giầy chật, đế giày dép quá cứng đã gây tì đè, ma sát bàn chân. Chỗ chân cọ xát hàng ngày bị cứng lại và dày lên. Chai chân bắt đầu hình thành là các vết nhỏ ở các ngón chân, gan bàn chân… nếu không chữa trị có thể lan rộng và gây đau đớn.

Điều trị
1. Thuốc bối: tại Thụy Điển có thuốc đặc trị chữa chai chân có tên Verruxin dạng thuốc nước để bôi. Bạn phải ngâm chân nước ấm cho mềm, sau đó cậy nhẹ các lớp da cứng phía trên hoặc dùng dũa để dũa lớp da cứng đó và bôi thuốc. Tốt nhất lên làm lúc trước khi đi ngủ.
Thuốc này cần dùng trong 1 khoảng thời gian dài để điều trị dứt điểm nhưng không quá 3 tháng
Thuốc này có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Có giá từ 79 – 99 kr/lọ. Các bạn có thể đăng nhập apotea.se để mua các loại thuốc có giá ưu đãi hơn ngoài tiệm, họ miễn phí ship.

2. Các bạn cũng có thể chữa mẹo chữa chai chân như ngâm chân bằng nước muối, cạo lớp da cứng sau đó bóp tỏi vào dắp lên chỗ bị chai, làm liên tục khoảng 1 tháng các nốt chai sẽ biến mất.
Trong dân gian có nhiều mẹo trị nốt chai chân lâu ngày, ít tốn kém và không để lại nỗi “sợ” cho người bị chai chân, như cắt mắt chai gây đau đớn.

Ngăn Ngừa: chai chân cần giữ da chân luôn được mềm mại, bằng cách dùng kem bôi dạng gel có chứa vitamin A, giúp tăng độ đàn hồi cho da, bôi sau khi tắm.

Nên đi giày, dép vừa chân để bàn chân, ngón chân không bị gò bó, ngăn chặn hình thành chai. Hoặc nếu phải đi giày dép cứng, đi đường dài nên dùng vật đệm vào chỗ dễ bị chai chân.

Tên của Quên là Tha Thứ!

Một trong những mặt trái của xã  hội Thụy Điển chính là đời sống hôn nhân. Rất nhiều gia đình người Việt ở Thụy Điển lúc mới định cư ở Thụy Điển thì chia nhau từng dĩa rau, tô mì gói, chen chúc cả cha mẹ con trong 1 căn nhà lägenhet 1 phòng (nhà chung cư cho thuê) nhưng đến lúc nhà biệt thự, xe hơi hiệu thì lại chia nhau ra ở riêng.

Đó không chỉ là vấn nạn của người Việt mà cả người Thụy Điển cũng vậy khi vừa qua cơ quan Thụy Điển công bố con số thống kê cho thấy tỉ lệ li dị ở Thụy Điển thuộc hàng đầu thế giới khi tỉ lệ ly hôn chiếm tới 50% và 1/5 người Thụy Điển chết trong cô đơn. Bản thân những người bản địa cũng mắc kẹt với những khúc mắc của cuộc sống công nghiệp và tư tưởng bình quyền nam nữ.

Rất khó để phân tích trong hôn nhân ai đúng, ai sai hoặc như thế nào mới là tốt nhất vì người Thụy Điển có thể nói là họ rất cởi mở, thân thiện luôn đi tìm gốc rễ mọi vấn đề để lí giải và đưa ra phương pháp giải quyết chúng nhưng cuối cùng vẫn là quốc gia thất bại nhất trong vấn đề hôn nhân.

Thôi thì CDV xin chia sẻ đến quí đọc giả 1 bài viết của tác giả Trang Hạ. Cô là 1 nhà văn với lối viết nhẹ nhàng đôi chút châm biếm nhưng lại khiến đọc giả phải ngẫm nghĩ rất nhiều đến cách nhìn và lý giải của cô về cuộc sống và nhất là vấn đề hôn nhân, gia đình và phụ nữ. Mong quí đọc giả có những phút giây thư giãn với bài viết dưới đây của Trang Hạ với tựa đề ” Tên của quên là tha thứ” được đăng trên Vnexpress.net.

Một đêm mùa đông Hà Nội trước Tết nguyên Đán, trời rét căm căm, chồng tôi đi sinh nhật bạn, hát karaoke về đã một giờ sáng. Năm đó, tôi đang mang bầu con gái đầu lòng, bụng chửa vượt mặt, nằm co ro trong chăn chờ chồng đi chơi về, không thể nào ngủ được.

Mẹ chồng tôi mắng từ lúc nghe tiếng mở cửa lạch xạch, thằng kia mày sắp là bố trẻ con rồi mà còn vô trách nhiệm, đi đâu giờ này mới về? Còn tôi chỉ ló đầu ra khỏi chăn hỏi: “Anh có đói không? Có ăn gì không em đi mua cho”.

Mười lăm năm sau này, khi con gái thi đỗ vào trường chuyên, chồng tôi mới kể lại kỷ niệm đó. Câu nói của tôi năm ấy làm anh nhớ mãi và thay đổi đến hôm nay. Vợ mình bụng chửa vượt mặt còn sẵn sàng nửa đêm ra khỏi chăn ấm đi mua đồ, xuống bếp nấu bát mì trứng nóng, trong khi mình không làm gì để chăm sóc vợ? Đáng lẽ mình phải là người đi mua đồ ăn, xuống bếp nấu cho cô ấy mới phải.

Anh nhớ cả chuyện thấy tôi cứ lủi thủi ôm bụng bầu đi bộ buổi tối nên lần đầu tiên đi cùng cho tôi vui. Anh nhớ kỹ buổi trưa mùa hè, tôi đi tay không từ nước ngoài về để lại toàn bộ đồ đạc và máy tính (15 năm trước laptop là tài sản lớn nhất của gia đình). Vợ định kiếm cớ lại đi nước ngoài để du học tiếp. Sao vợ có thể quên nhỉ?

Không, tôi đã quên rất nhiều thứ trong cuộc sống hôn nhân này. Tôi quên những lời mắng nhau khi giận dữ, những lần dỗi hờn, mặt sưng mày sỉa, bữa cỗ nấu thiếu món, đi chợ mua đồ bị tráo mớ tôm tươi thành tôm chết, để quên nồi trên bếp cháy quá lửa, bữa cơm chờ mãi nguội ngắt…

Chồng tôi cũng đã quên những bữa tôi đãng trí; lời phàn nàn của họ hàng về tính khí thất thường, lãnh đạm của tôi; tôi nói dối chồng để quyết tâm đi du học thạc sĩ. Chồng tôi quên cả những ngày dắt con đi học buổi sáng, hàng xóm ngồi xổm dọc đường trêu chọc làm chồng mà phải cho con đi ăn sáng, cho con đi học, không xứng mặt làm đàn ông…

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không, chỉ hai người biết nhưng cuộc hôn nhân đau khổ hay không, cả xã hội đều biết. Nếu đám đông dễ dàng nhìn thấy những thứ tồi tệ thì người phụ nữ càng phải giữ được những thứ tốt đẹp mà cuộc sống của mình đang có. Tên của quên là tha thứ.

Nhà là nơi duy nhất chúng ta sống không tính sổ với nhau, được nhận quyền trợ giúp vô điều kiện. Tha thứ không cần nhân danh yêu thương và không quan trọng bạn giàu hay nghèo. Thứ tha chắc chắn mang lại hạnh phúc bền chặt và thấu hiểu nhau. Ngày hôm nay, khi con gái sắp sửa đi du học, vợ chồng tôi nhìn lại cuộc hôn nhân gần hai mươi năm qua, rút ra chiêm nghiệm như thế.

Phụ nữ không phải cứ thứ tha là không cứng rắn. Tôi cũng muốn chồng thay đổi, muốn được làm nũng khi mang bầu. Nhưng tô phở, mì, miến bữa điểm tâm giữa đêm đông năm ấy, nếu tôi tính sổ với chồng, phải là chồng bưng đến bên giường cho tôi mới đúng. Nhưng may sao tôi ngây thơ và thực tâm, tôi hỏi thực lòng, sẵn lòng vào bếp vì chồng. Chính sự chân thành ấy lại giúp vợ chồng tôi hiểu nhau hơn so với việc lấy lý lẽ ra so kè.

Phụ nữ hiện đại không cần phải quá ghì chặt mình vào gian bếp mỗi ngày nếu đấy không là việc làm chị em thoải mái. Phụ nữ vẫn là một phần chính trong cuộc sống để gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm. Nếu yêu thương thực lòng, phụ nữ sẵn sàng vào bếp mà không hề gượng gạo tính suy. Chồng cũng thực lòng nên tự thay đổi, không cần ai hô hào. Từ chối những đám chơi khuya, trồng cho vợ cây hoa hồng bạch bé xíu, ở bên khi vợ cần, dù cô ấy chỉ là một bà vợ đãng trí, đểnh đoảng, giận thường nói nhiều, đấy có phải sự thứ tha.

Vợ chồng xứng đáng được nhận những thứ tốt đẹp từ cả hai. Có những khi, thứ tha hiểu đơn giản là yêu thương. Bỏ qua những gì người ta nói và lắng nghe thật kỹ nửa kia nói. Bạn tha thứ vì bạn quá thua kém, bị lệ thuộc vào mối quan hệ chồng vợ hay tha thứ vì bạn thực sự mạnh mẽ, chỉ bạn biết.

Trang Hạ – một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng xã hội của Việt Nam 2017 do Forbes bình chọn.

P/S: ảnh là ông xã chụp cho mình hồi nửa năm trước, khi “hộ tống” vợ đi chạy bộ ở Mỹ. Công viên này là Boston Common, được xây từ năm 1634, là công viên lâu đời nhất của Mỹ, nằm ở bang Massachusetts.
Nguồn : https://vnexpress.net/doi-song/trang-ha-tha-thu-giup-mang-lai-hanh-phuc-ben-chat-3766369.html