Tag Archives: phụ âm

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

8. Cách phát âm của chữ O

Chữ O có thể gây nhiều vấn trong tiếng Thụy Điển. Nếu bạn đọc là u theo tiếng Việt thì tiếng Thụy Điển luôn luôn được viết bằng chữ 0. Nhưng điều phiền phức là: nếu bạn đọc là ô theo tiếng Việt thì không biết phải viểt bẳng tiếng Thụy Điển là 0 hay å. Đặc biệt là âm ô ngắn thường được viết trong tiếng Thụy Điển bằng chữ 0. Vì thế, khi học một từ có chứa âm ô ngắn, bạn phải nhớ kỹ xem nó được viết bằng 0 hay å.
Những từ sau đây được phát âm bằng ô ngắn (giống hệt như ô của tiếng Việt) mặc dù chúng được viết khác nhau:
lọpp mått jọbb

Thực ra âm u ngắn (tiếng Thụy Điển viết bằng chữ o) rất ít khi gặp, nên bạn có thể cho rầng chữ’ o thường đọc là ô (cách tính ra nguyên âm ngắn sẽ trình bày ờ phần 8.16). Ví dụ của âm u ngắn viết bằng chữ o này là: ost ‘phó mát’. Vì những lý do từ có chứa chữ 0. Sau đây là 4 cách đọc khác nhau của chữ o:

Mẫu tự å không gây nhiều phiền phức như trên. Nó luôn luôn được đọc là å (nghĩa là tương tự như ô của tiếng Việt). Hãy so sánh:

9 Phụ âm của tiếng Thụy Điển

Các phụ âm được hình thành nhờ không khí đi qua thanh quản, miệng và hai môi (xcm phần 2). Phụ âm được phân loại theo ba cách như sau:
+ Phân loại theo vị trí cản trở luồng không khí trên đường thoát ra của nó.
+ Phân loại theo cách cản trờ luông không khí.
+ Phân thành loại phụ âm vô âm và phụ âm hữu âm.

9.1 Những phụ âm tắc

Phụ âm tắc là phụ mà khi phát âm nó, luông hơi bị tắc tịt trong một khoảnh khắc. Đó là những phụ âm sau dây:
hữu âm: p   t   k
vô âm: b   d   g
Những phụ âm ở hàng trên và hàng dưới giống nhau từng cặp một nếu xét về vị trí luồng hơi bị ngăn cản. Sự khác nhau ở đây là những phụ âm ở hàng trên là những âm hữu âm và hàng dưới là vô âm (xem phần 2). Hãy tập phát âm từng cặp phụ âm nói trên trong những từ tương tự dưới đây. (Chúng có thể xuát hiện ở những vị trí khác nhau trong các từ):

9.2 Những phụ âm xát

Khi phát âm một phụ âm xát, luồng hơi bị ép qua một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó trên đường thoát ra và gây ra tiếng gió rít hoặc tiếng hơi xì. Sự cọ xát của luồng hơi như thế chính là lý do để gọi các phụ âm này là phụ âm xát. Khe hẹp này tuy nhỏ, nhưng vẫn đủ cho hơi thoát ra đều. Những phụ âm này gồm có:
hữu âm : f    s     sj    tj
vô âm :    v

f và v được phát âm bằng cách để sát hàm răng trên vào môi dưới. Sự tiếp xúc này chỉ sát đến mức mà luồng hơi vẫn có thể thoát ra liên tục và nhờ đó tạo ra tiếng xì hơi. Sự khác biệt của chúng là : âm f là vô âm và âm v là hữu âm.

J có thể là phát âm bằng cách : bạn phát âm chữ i và cứ kéo dài chữ i này, đồng thời đưa cao phần giữa của mặt lưỡi (không phải đầu lưỡi) sát lên trần khoang miệng cho đến lúc phát ra tiếng xì hơi. Chữ j này phát âm gần như âm “di ” trong tiếng Việt . Chỉ khác là “di” của tiếng Việt dùng đầu lưỡi sát vào răng, còn j của Thụy Điển dùng phần giữa của bề mặt của lưỡi sát lên trần trên của khoang miệng. Chú ý : j của tiếng Thụy Điển không đọc cứng như “gi” của tiếng Việt. Ví dụ :

ja        jcka

S – sj- tj : Mẫu tự ghép sj và tj này được phát am bằng một âm. Quan trọng là bạn phải tập nghe sự khác biệt và biết cách phát âm của ba âm này. Chúng tôi có thể mô tả cách phát âm một cách gần đúng như sau (dĩ nhiên cách tốt nhất là nghe người biết phát âm đúng làm mẫu) : s phát âm giống hệt như chữ x của tiếng Việt (chữ không phải như chữ s của tiếng Việt).

Sj được phát âm gần giống âm s của người Huế hoặc người miền Trung Việt Nam (ví dụ trong từ sung sướng) chỉ khác là khi phát âm sj thì môi dưới chụm tròn hơn như để phát âm chữ u. 

Còn tj được phát âm mềm hơn một chút so với chữ s của người Huế hoặc người miền trung Việt Nam. Cách phát âm thứ hai lkaf cả âm sj và tj trong hầu hết các trườn hợp đều phát âm giống hệt nhu âm kh của tiếng Việt (ví dụ trong từ “khoan khoái” ). Ở nhiều vùng Thụy Điển người ta phát âm như thế. Đối với người Việt thì cách phát âm này có lẽ dễ nhất. Tuy vậy, bạn cần tập nghe để có thể hiểu được khi người ta phát âm theo kiểu thứ nhất. Bạn có thể nghe được sự khác biệt theo cách phát âm thứ nhất trong những từ sau đây:

Sal – sjal
sojck – tjọcka
chọck – tjọck

säl – själ
sur -tjur
sju – tjugo

Chú ý: ch trong từ trên phát âm như tj.

Cả ba âm trên là những phụ âm xát vô âm. Bạn cũng có thể tập phát âm tj bằng cách phát ra âm j và cứ để nguyên môi lưỡi như thế mà phát ra một âm vô âm, nghĩa là cho hơi xì ra khỏi khoang miệng mà không có sự rung động của thanh quản. Hãy so sánh:
jạcka – tjạcka
H được phat âm hoàn toàn giống như h của tiếng Việt . Ví dụ :
ha     här         hẹmma

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)

5. Nguyên âm dài của tiếng Thụy Điển

Một số nguyên âm dài cúa tiếng Thụy Điển là những nguyên âm như trong các ví dụ sau:

Ghi chú : Để nghe được cách phát âm hãy copy những ví dụ phía dưới và dán vào trang Google translate theo đường dẫn sau để nghe cách phát âm : https://translate.google.com/?hl=vi

i được phát âm giống như chữ i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo hơi rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

ä được phát âm gần giống như chữ é của tiếng Việt, nhưng kéo dài và trầm hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

å dược phát âm gần giống như chữ ô của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
0 được phát âm giống như chữ u của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
a được phát âm giống hệt như chữ o của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.

Nguyên âm a dài làm người ta liên tường đến nguyên âm å dài. Hãy tập nghe sự khác biệt của chúng:

aå bar – bår tala – tåla var – vår

e khi là một nguyên dài thì nó được phát âm gần giống như giữa chữ i và e của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới. Ví dụ:

e se leva
Hãy tập phân biệt các âm i, e và ä:

i – e – ä

vit – vet        hel – häl
ris – res         veta – väta

y được phát âm gần giống như giữa chữ ư và i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ i, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ’ u và loe môi ra ngoài.

Ö được phát âm gần giống như chữ ơ của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bâng cách: phát âm kéo dài giữa chữ é và ơ, đồng làm ưòn đôi môi như để phát âm chữ u và hơi loe môi ra ngoài. Ví dụ:

l ny hãy so với ni
lysa hãy so với Lisa

ö

öl hãy so với el
öva hãy so với Eva

U là âm khó đọc nhẵt trong tiếng Thụy Điển. Nó được phát âm gần giống như giữa chữ u và y của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ y, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ u. Ví dụ:

u

nu du

Nguyên âm u làm người ta liên tường đốn nguyên âm o và y nhưng vãn có sự khác biệt rõ rệt. Hãy tập phát âm các từ sau:

0 – u – y

ros – rus -rys

mor – mus – mys

Chú ý: Những nguyên âm dài i, y, u và o đứng sau cùng dễ làm người ta nghe lầm là từ ngữ tận cùng bâng một phụ âm:

bị – bỵ – bu – bo

(Hãy lắng nghe sự khác biệt của từ bo và bov!)
Hãy nghe người Thụy Điển nói giọng Stockholm hoặc giọng miền trung Thụy Điển hướng dẫn khi tập phát âm những chữ này. Dĩ nhiên người từ các vùng khác nói cũng đúng tiếng Thụy Điển, nhưng bằng giọng địa phương, không giống những giải thích trên.

6. Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Những chữ viết nghiêng trong chương này là những chữ tiếng Việt !Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Như đã nói nhiều lần trước đây, sự khác biệt giữa nguyên âm ngắn và nguyên âm dài rất quan trọng.

ụ Sự khác biệt lớn nhất là giữa âm u dài (li) và u ngắn (ụ). Cách phát âm của u dài đã được giải thích như trên, còn âm u ngắn đọc giống hệt như chữ u của tiếng Việt. Hãy cố gắng nghe sự khác biệt này và lặp lại khi người Thụy Điển phát âm những âm sau đây:

bus            –    bụss

hus            –    hụnd

rusa           –    rụsta

sluta – slụtta

ẹ = ặ Ở đa số các vùng Thụy Điển, bạn không thế nghe được sự khác nhau giữa nguyên âm e và ä khi chúng đèu là những nguyên âm ngắn. Ví dụ:

mẹst          –    häst

Có một số từ dược phát âm giống hệt như nhau mặc dù chúng được viết hoàn toàn khác nhau. Ví dụ:

sẹtt            –    sạtt

Ngoài những nguyên âm trên, các nguyên âm khác không có hiện tượng biến âm đáng kể, mặc dù chúng có một sự khác biệt nhất định trong cách phát âm ngắn và dài:

7. Cách phát âm của Ö và ä trước r

Hai nguyên âm Ö và ä có cách phát âm đặc biệt khi chúng đứng trước r. Trong trường hợp này, chúng được đánh dấu bằng một chữ r nhỏ nhô cao bên cạnh: ör, är. Âm ör được phát âm như chữ ơ của tiếng Việt, còn âm är như giữa chữ a và e của tiếng Việt. Bạn có thể thừ tập nghe sự khác biệt của chúng so với âm Ö và ä bình thường (như đã mô tả ở phần.5) trong các ví dụ sau đây:

Trước hết, nên tập nhận ra được âm Ö và ä này khi người Thụy Điển phát âm. Nếu không, bạn cứ việc phát âm như những chữ Ö và ä bình thường (như đã mô tả ờ phần 5 và 6) hoặc như cách phát âm bình thường của bạn, vì một số nơi ờ Thụy Điển người ta cũng phát âm như thế.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p1)

Đây là Phần 8 của loạt bài viết ” Sách học ngữ pháp Thụy Điển ” .

Chương này được viết với tham vọng giải thích một phần cho các bạn mới học tiếng Thụy Điển. Việc dùng từ ngữ đế mô tả cách phát âm quả là một vấn đề không dễ. Nếu khi đọc bắt đầu thấy lộn xộn, bạn nên tạm bỏ qua, để rồi kiếm tra lại khi bạn đã học được một phần cách phát âm trực tiếp từ người Thụy Điển.

Tiếng Thụy Điển có các mẫu tự (chữ cái) như trong bảng dưới đây. Để tránh sự lầm lẫn khi giải thích cách phát âm trong chương này, chúng tôi sẽ viết các mẫu tự tiếng Việt bằng chữ nghiêng. Các chữ in nhỏ trong cột bên phải của bảng dưới đây phải được phát âm rất nhẹ và lướt sang chữ lớn tiếp theo (ví dụ: biò). Nếu chữ nhỏ ấy lại ở sau cùng thì phát âm nhẹ lướt, hầu như chỉ để môi, miệng và lưỡi cho đúng chỗ của chữ ấy rồi cho âm «chết ngay» khi mới phát ra (ví dụ: ưi). Cách phát âm của các mẫu tự sẽ được mô tả kỹ hơn trong chương này.

Cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Thụy Điển

Ghi chú : Cách phát âm này không đúng lắm. Hãy xem cách đọc ờ phần tiếp theo!

1. Nguyên âm và phụ âm

Trong các ngôn ngữ, các âm đều chia ra làm hai nhóm lớn: nguyên âm (vokal) và phụ âm (konsonant). Tiếng Thụy Điển có 9 nguyên âm và 18 phụ âm:

Nguyên âm: i e ä y ö o å a u
Phụ âm: p t k b d g s sj t j h f v j l r m n ng

Có nhiều âm không có mẫu tự riêng, vì vậy chúng phải viết bằng những mẫu tự ghép, chẳng hạn như: sj, tj và ng. (Việc các âm này được hình thành như thế nào sẽ trình bày sau.)

Cách phát âm cũng khác nhau tùy theo địa phương, giống hệt như tiếng của các miền Việt nam. Trong chương này, chúng tôi trình bày theo cách phát âm của Stockholm và miền trung Thụy Điển.

2. Sự tạo nên các âm, Hữu âm và vô âm

Để hiểu sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm, bạn phải biết các âm được tạo nên như nào. Các âm được tạo nên khi không khí từ phổi đi qua yết hầu, cuống họng và miệng. Ở yết hầu, không khí phải qua một khe hẹp, chính mép khe hẹp này làm phát ra âm. Phần yết hầu chứa khe hẹp này gọi là thanh quản. Nếu hai mép khe hẹp này được đưa sát vào nhau, chúng sẽ bị rung động khi không khí từ phổi đi qua. Như vậy, một âm hữu âm (âm vang) được phát ra. Bạn có thể thử phát ra âm dài aaaa. Nếu đồng thời ấn ngón tay lên thanh quản, bạn có thể cảm thấy sự rung động của âm này. Ngược với âm hữu âm là âm vô âm (âm không vang). Âm vô âm được phát ra không có sự rung động của thanh quản.

Tất cả các nguyên âm đều là âm hữu âm.

Còn phụ âm được chia làm phụ âm hữu âm và phụ âm vô âm. Bạn có thể kiểm tra sự khác nhau đó bằng cách nói kéo dài vvvv hoặc ssss. Nếu đặt tay lên thanh quản, bạn sẽ thấy rằng V là âm hữu âm, còn s là âm vô âm. Sự khác biệt cơ bản giữa nguyên âm và phụ âm là không khí có thể thoát ra tự do qua cuống họng và miệng khi nguyên âm được hình thành. Còn khi tạo nên một phụ âm, thì có sự bóp nghẹt hoặc đóng kín ờ chỗ nào đó. Rõ rệt nhất là sự «cản trỞ» do môi tạo nên. Ví dụ khi phát âm từ pappa, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng: môi bạn sẽ khép lại trong chốc lát khi bạn phát ra âm p và mở ra khi bạn phát ra âm a. Hãy nhìn vào gương mà phát âm, bạn sẽ rõ.

Chú ý: Mẫu tự còn gọị là chữ cái.

Âm là tiếng phát ra khi bạn đọc một mẫu tự. Ví dụ mẫu tự a có thể có âm 0 và mãu tự O có thể có âm ô.

3. Trọng âm và trường độ

Những từ sau đây được phát âm khác nhau, mặc dù chúng có cùng một âm:

formel hình thức formell có hình thức (tính từ)
banan quả chuỗi banan tuyẽn, đường (dạng xác định)

Sự khác nhau ở đây là các phần của từ ngữ được phát âm mạnh nhẹ khác nhau. Phần được phát âm mạnh có dấu trọng âm. Trọng âm này không bao giờ được ghi trong văn viết, mặc dù ưong nhiều trường hợp rất khó biết nó nằm ờ chỗ nào. Vì vậy, ở một số chương trong sách này, chúng tôi cố ý đặt trọng âm bằng cách: đặt dấu trừ (-) hoặc dấu chấm (.) dưới các nguyên âm:

formel formell

Thông thường nhất trong tiếng Thụy Điển là nguyên âm đầu tiên trong một từ được mang trọng âm. Tuy vậy cũng có rất nhiều ngoại lệ không thể áp dụng qui tẳc này được.

Một nguyên nhân nữa làm từ ngữ cần phải được đánh dấu trọng âm là:

+ Nguyên âm mang trọng âm có thể là nguyên âm dài hoặc nguyên âm ngắn.
+ Nguyên âm không mang trọng âm bao giờ cũng là nguyên ngăn.

Như vậy, dưới nguyên âm dài sẽ được đánh dấu trừ (-) và dưới nguyên âm ngắn sẽ được đánh dấu chấm (.). Còn dưới nguyên âm không mang trọng âm thì dĩ nhiên người ta không đặt thêm một dấu hiệu nào cả và chúng luôn luôn là những nguyên âm ngắn. Chú ý rằng các trọng âm không ghi trong văn viết. Ví
dụ:

4. Thanh bằng và thanh trắc

Tiếng Thụy Điển có hai thanh: thanh bằng (akut accent) và thanh trắc (grav accent). Thanh bằng của tiếng Thụy Điển phát âm gần giống dấu huyền của tiếng Việt, nhưng âm điểm xuất phát cao hơn và kéo dài nhanh xuống. Còn thanh trắc của Thụy Điển được phát âm gần giống dấu sắc của tiếng Việt. Ví dụ:

Trong từng cặp ví dụ trên, trọng âm được đặt ở cùng một nguyên âm, nhưng chúng được phát âm bằng những «âm điệu» khác nhau. Làm sao nhận biết được sự khác biệt của chúng? Đây có thể là một điều khó khăn cho nhũng người ngoại quốc học tiếng Thụy Điển. Để sự phát âm được hoàn hảo, bạn cần phải phân biệt được các âm tiết. Nếu không, có thể gây ra sự ngộ nhận. Bạn nên bắt đâu học từng từ một, đến một trình độ khá, bạn sẽ thấy điều này dễ dàng hơn.
Các từ ghép (sammansatta ord) được hình thành bằng cách ghép hai (hay nhiều) từ thành một và chúng thường có thanh bằng:

polis + man —> polisman người cảnh sát
bam + vakt —> barnvakt sự trông trẻ, sự giữ trẻ

Chú ý rằng trong tiếng Việt:

Những từ có thanh bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Những từ có thanh trắc là những từ có dấu sắc, nặng, hỏi và ngã.
Âm điệu là những âm cao thấp khác nhau.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 1.1

Do nhận được nhiều yêu cầu xin tài liệu học tiếng Thụy Điển và mình thì không thể chia sẻ cho từng người nên mình sẽ cố gắng đăng những cuốn sách của mình có lên trang web để cho mọi người cùng học và cùng theo dõi. Bên cạnh đó sẽ có 1 số lỗi chính tả nhất định nguyên nhân là do mình dùng máy để quét lại sách của mình và do máy cũng không thông minh và hiểu hết tiếng Việt nên sẽ biến 1 số từ sai chính tả. Mình sẽ cố gắng rà soát lại tuy nhiên do không có nhiều thời gian nên sẽ có sai sót, mong quí đọc giả thông cảm và nếu có thể thì vui lòng để lại lời nhắn cho mình biết chỗ nào sai để mình có thể sửa cho những người sau đọc lại dễ hiểu hơn.
Dưới đây là phần đầu tiên của cuốn sách Văn Phạm Thụy Điển – Svenk Grammatik på Vietnamesiska .

1.1 Phải học những g ìđể nói được một ngôn ngữ mới?

Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cần phải học nhiều vấn đề. Trước hết là từ vựng (ordförråd). Trong tiếng Thụy điển có một số từ quốc tế, nên chúng có dạng khá giống với nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: hotell, bank, station, turist, radio, television (khách sạn, ngân hàng, nhà ga, du khách, truyền thanh, truyèn hình). Tuy vậy, hầu hết từ ngữ của tiếng Thụy điến không giống với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là những từ thông dụng như: vara, ha, få, ge, dag, tid, år, hus, pojke, flicka… (là/ ờ…, có, được/ bị …, cho, ngày, thời gian, năm, ngôi nhà, con trai, con gái …). Chỉ những ngôn ngữ cùng họ với tiếng Thụy điển như tiếng Đức, tiếng Anh mới có khá nhiều từ ngữ giống nhau, nhưng nhìn chung, việc học những từ ngữ mới là một việc lâu dài.

Để thực hiện được một cuộc đàm thoại đơn giản một cách dễ dàng, bạn cần phải biết ít nhất vài ngàn từ. Đế đọc và hiếu được một tờ nhật báo, bạn cần phải biết khoảng 30 000 từ.
Đôi khi bạn phải phỏng đoán xem những từ mới có nghĩa gì và cũng nên dùng một quyển từ điển (ordbok) để tìm lại xem những từ đó bạn đã phòng đoán đúng hay sai. Bạn cũng nên dùng một quyển sổ từ (glosbok) đế ghi chép từ ngữ mới và dịch nghĩa sang tiếng Việt.

Khi nói, các từ ngữ được hình thành bời nhiều âm. Ví dụ: các âm b+a+n+k hình thành từ bank (ngân hàng). Trong tiếng Thụy điển có nhiều âm tương đối dễ đọc vì chúng giống hoặc gần giống các ngôn ngữ khác. Còn một số âm như ö, y và đặc biệt là u (như trong từ hus) thì thiếu hẳn sự tương xứng với nhiều ngôn ngữ khác. Học cách phát âm (uttal) những âm mới này là một vấn đề quan trọng ưong việc học tập tiếng Thụy điến. Cách phát âm sẽ được viết ti mỉ ờ chương 8.

Một vấn đè khác là mẫu tự hay còn gọi là chữ cái (alfabet) và cách viết (stavning). Thông thường, có thế nói mỗi mẫu tự là một âm. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Vài mẫu tự như c và z thường đọc bằng cùng một âm như mẵu tự s, đôi khi c có cùng âm với k. Cũng có nhiều âm thiếu hẳn mẫu tự riêng, chúng được viết bằng cách phối hợp nhiều mẫu tự với nhau. Ví dụ như mãu tự ghép sj và skj (sẽ được mô tả ờ chương 8), những âm này được viết từ đầu các từ như:

sjal: khăn choàng nữ:
skjorta: áo sơ mi

Trường độ và trọng âm là hai vấn đề rất quan trọng trong cách phát âm. Chúng không hiện rõ trong văn viết nên có thế bạn bỏ qua, nhưng chúng là vấn đề cơ bản cho việc phát âm đúng. Hãy đọc kỹ đoạn 8.3, điều này sẽ được giải thích rõ hơn. Ở đây có ihể giải thích ngắn gọn về trường độ và lưọng âm trong tiếng Thụy điển như sau:

‘sil’ có âm i là âm dài
‘sill’có âm i là âm ngắn

Sự khác biệt giữa âm dài và âm ngắn rất quan trọng đối với các nguyên âm (xem phần 8.1). Ngoài ra người ta cũng có thế nghe được sự khác nhau trong âm dộ của một số phụ âm, chẳng hạn như âm 1 trong ví dụ trên, âm 1 ngắn cùa sil và dài của sill. Điều này sẽ được giải thích ờ chương 8 vè cách phát âm.
Để dễ học cách phát âm, những từ mới có thế được viết thêm những dấu hiệu đặc biệt, chúng cho ta biết đó là một nguyên âm dài hay một nguyên âm ngắn. Những dấu hiệu như thế được sử dụng ở một số bài học văn phạm trong sách này, nhưng người ta không bao giờ viết những dấu hiệu ấy ra trong những bài văn viết thông thường. Một nguyên âm dài được đánh bên dưới bằng dấu trừ (-) và nguyên âm ngắn bằng dấu chấm (.). Ví dụ như sau:
Sil

sịl
Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cũng phải học cách phối hợp các từ thành một từ, mệnh đề hoặc câu mới, điều này sẽ được mô tả lần lượt trong sách này.