Tag Archives: quốc hội

Mối liên hệ của chính phủ và quốc hội Thụy Điển

Phần 4 : Mối liên hệ của chính phủ và quốc hội Thụy Điển.

Ở nhiều quốc gia người ta thường nói đến Tam quyền phân lập nhưng ở Thụy Điển quyền lực tối cao tập trung vào quốc hội. Có nghĩa là quốc hội Thụy Điển sẽ nắm quyền lập pháp, hành pháp và chấp pháp. Trong đó chính phủ Thụy Điển chính là cơ quan hành pháp của Thụy Điển.

Người ta thường thấy Thủ tướng và các bộ trưởng phát biểu về các chính sách trên Tivi, báo đài mà không biết rằng các chính sách đó đều là do quốc hội Thụy Điển quyết định . Chính phủ Thụy Điển chỉ là người thừa hành các chính sách đó và tổ chức làm sao cho các chính sách đó được thực hiện một cách tốt nhất.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải hiểu rằng các chính sách hay các dự luật được đưa ra thường là từ chính phủ và được biểu quyết có thực hiện hay không là do quốc hội quyết định. Và thường các dự luật được đưa ra bởi chính phủ đều thông qua bởi nguyên tắc biểu quyết đa số có nghĩa là phải được ít nhất 175 đại biểu quốc hội đồng ý.

Nguyên nhân có thể hiểu được là vì Chính phủ Thụy Điển cũng được thành lập thông qua nguyên tắc biểu quyết đa số nên các chính sách của cơ quan này cũng sẽ được đa số ghế trong quốc hội thông qua.

Như ở trên đã rất ít khi các Đảng phái của Thụy Điển chiếm trọn được 175 ghế trong quốc hội nên họ cần phải liên kết với nhau để có được đa số phiếu ( 1 ghế của quốc hội tương đương với 1 phiếu khi biểu quyết) . Vì thế tại Thụy Điển chia ra làm 2 liên minh chính đó là :

Liên minh Đỏ Xanh(De rödgröna) gồm:

  • Đảng Xanh hay còn gọi là đảng Môi trường (Miljöpartiet ) (Mp) hiện nay chiếm 25 ghế.
  • Đảng Cánh tả (Vänsterpartiet) (V) hiện nay chiếm 19 ghế.

Liên minh (Alliansen) gồm:

Và vì thế khi 1 đảng của Thụy Điển đề nghị đưa ra 1 dự luật nào đó họ cần phải bàn thảo với các đảng liên minh của mình trước khi đưa ra biểu quyết trước quốc hội.  Nếu như họ không thuyết phục được các đảng liên minh của mình  hay các đảng của liên minh đối thủ phía bên kia thì đồng nghĩa dự luật đó cũng không thành lập và được thực thi.

Điều này cho thấy tính dân chủ của Thụy Điển rất cao vì các dự luật , chính sách của 1 đảng thể hiện ý chí nguyện vọng của 1 thiểu số người dân . Và nếu như các đảng này đưa ra dự luật hoặc chính sách này có thể thuyết phục được các đảng phái khác hoặc cũng không có thể thuyết phục được họ có nghĩa là họ thành công hay thất bại trong việc thuyết phục được đa số người dân Thụy Điển mà đại diện là các đảng, ghế trong quốc hội.

Cách thành lập quốc hội và lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

Phần 3 :  Cách thành lập quốc hội và lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

Trong bài viết này , CDV sẽ trình bày cách thành lập quốc hội và qui định lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

  1. Những ai được chọn vào quốc hội Thụy Điển ?

Quốc hội Thụy Điển được qui định có 349 ghế ( 349 người ) và được thành lập thông qua cuộc bầu cử với tỷ lệ đa số của các phiếu bầu . Điều kiện để 1 đảng có thể được vào quốc hội là đảng đó phải có ít nhất 4 % phiếu bầu của người dân.

Ví dụ dân số Thụy Điển có khoảng 9,4 triệu người và trong 1 cuộc bầu cử có 9 triệu người bầu cử tương đương với 100 % . Như vậy 349 ghế trong quốc hội đại diện cho 9 triệu người đi bầu và 4% phiếu bầu để có mặt trong quốc hội có nghĩa là đảng đó phải có : 360 000 phiếu bầu . Bên cạnh đó 4 % của 349 ghế tức là  : có 14 ghế trong quốc hội.

Ở Thụy Điển, người dân có thể tự do lập ra các đảng phái chính trị nhưng để được có mặt trong quốc hội đại diện cho người dân Thụy Điển thì cần phải tuân theo luật 4% này. Điều này nhằm hạn chế để quốc hội không có quá nhiều đảng trong cơ quan này bởi vì càng có nhiều đảng thì sẽ càng khó quyết định các chính sách khi biểu quyết.

Tại Thụy Điển tỉ lệ người dân đi bầu rất cao  . Vào năm 2010 người ta thống kê có đến 85% người dân đi bầu cho cuộc bầu cử quốc hội.  Càng nhiều người đi bầu thi điều đo sẽ càng tốt cho nền dân chủ  bởi vì những người không đi bỏ phiếu sẽ mất cơ hội để tạo sự ảnh hưởng và bên cạnh đó là quyền lợi của mình tronng xã hội Thụy Điển.

2.Cách thành lập quốc hội và lựa chọn thủ tướng Thụy Điển

Quốc hội Thụy Điển được thành lập vào tháng 10 sau khi bầu cử với 349 người được gọi là Đại biểu hay nghị sĩ (ledamot). Những đại biểu này có thể là nam hoặc nữ từ khắp các vùng miền của Thụy Điển đại diện cho những tư tưởng khác nhau từ xã hội chủ nghĩa đến tư tưởng bảo thủ cũng như là đại diện cho ý chí , nguyện vọng của người dân Thụy Điển.

Quốc hội mới của Thụy Điển sẽ lựa chọn ra Chủ tịch quốc hội, người đại diện phát ngôn của quốc hội . Sau đó quốc hội sẽ thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của mình đó là quyết định các chính sách vận hành Thụy Điển thông qua thành lập cơ quan hành pháp là Chính phủ .

Và tại đây các Đảng phái chính trị cần phải hiểu rằng họ gặp nhau là để thảo luận và cùng hợp tác làm việc với nhau.

Chính phủ Thụy Điển đương nhiệm với thủ tướng Stefan Löfven và các bộ trưởng

Trong khi quốc hội Thụy Điển mới được thành lập thì thủ tướng của chính phủ cũ vẫn hoạt động bình thường. Nhưng nếu bất kỳ ai muốn chọn lựa thủ tướng mới sau khi bầu cử thì họ cần phải đưa ra đề nghị thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với thủ tướng đương nhiệm.  Nếu như tỉ lệ quá bán ( hơn phân nữa ) các đại biểu quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại thủ tướng đương nhiệm thì anh ta/ cô ta sẽ phải rời bỏ chức vụ đó.

Việc vận hành Quốc hội của Thụy Điển tuân theo luật bỏ phiếu đa số tức là quá bán.  Những dự luật khi đưa ra bỏ phiếu mà có tỉ lệ thiếu số tức ít hơn phân nữa thì phải chấp nhận thua cuộc ” goda förlorade” và để có được đa số phiếu thì các đảng phái chính trị đó cần phải xây dựng lại với đa số ghế ở quốc hội ở cuộc bầu cử tiếp theo.

Sau khi Quốc hội quyết định lựa chọn ra người trở thành tân thủ tướng tiếp theo thì người đó sẽ có thể đề cử các bộ trưởng .  Thủ tướng cùng với các bộ trưởng sẽ cùng nhau làm việc và được gọi đó là chính phủ.

Trên thực tế chính phủ của Thụy Điển thường có nhiều đảng cùng nhau hợp tác làm việc và đó được gọi là chính phủ liên minh. ( Koalitionsregering)

Những điều cần biết về cách tổ chức quốc hội và chính phủ trước bầu cử ở Thụy Điển

Những điều cần biết về cách tổ chức quốc hội và chính phủ trước bầu cử ở Thụy Điển (phần 1)

Nhân dịp cuộc bầu cử ở Thụy Điển sắp diễn ra vào ngày 9/9 năm 2018 sắp tới , CDV xin trình bày những kiến thức chung về hoạt động này để cộng đồng người Việt tại Thụy Điển có thể hiểu rõ hơn cách thức tổ chức và vận hành của 2 cơ quan này.

Phần 1 : Hiểu biết chung về quốc hội Thụy Điển

1. Khi nói về dân chủ chúng ta có thể chia ra về 2 dạng : dân chủ điều hành trực tiếp và đại diện dân chủ.

Dân chủ điều hành trực tiếp có nghĩa là tất cả các thành viên hay người dân có thể tham gia và quyết định các chính sách , nhu cầu xã hội thông qua biểu quyết mà chúng ta thường thấy qua các cuộc trưng cầu ý dân. Tuy nhiên hình thức điều hành dân chủ này sẽ tốn kém và chỉ hoạt động tốt ở những tổ chức nhỏ còn đối với việc vận hành cho cả 1 quốc gia thì khó có thể áp dụng . Vì thế mà Thụy Điển được vận hành theo hình thức dân chủ đại diện . Và cơ quan đại diện cho người dân Thụy Điển chính là quốc hội.

2. Cách thức vận hành của nền dân chủ đại diện ở Thụy Điển

Thông qua bầu cử người dân sẽ chọn ra người đại diện từ các Đảng phái chính trị, người này sẽ đại diện (nghị sĩ ở các nước phương Tây hay còn gọi là đại biểu tại Việt Nam ) cho ý kiến của người dân tại Quốc hội, các cấp chính quyền ở Tỉnh ( Landsting) và địa phương (kommun) . Tại đây những người đại biểu này sẽ cùng nhau đưa các quyết sách điều hành đất nước, tỉnh, địa phương ví dụ như : luật, nghị định .

3. Những người nhập cư mà vẫn chưa quốc tịch sẽ không được bỏ phiếu bầu cử cho người đại diện vào Quốc hội (Rikdag):

Mà thay vào đó họ chỉ được bỏ phiếu bầu ở cấp Hội đồng Thành Phố ( Landstingsfullmäktige) hoặc Hội đồng địa phương (kommunfullmäktige) với điều kiện họ đã định cư tại Thụy Điển ít nhất 3 năm trở . Với qui định này sẽ giúp cho những người thành niên tham gia và quyết định cách điều hành các chính sách của địa phương nơi họ sống .

4. Những người thuộc các đảng phái chính trị muốn trở thành Đại biểu , Nghị viên hay nghị sĩ ( Politiker ) sẽ đứng ra vận động tranh cử trước cuộc bầu cử bằng cách mô tả các chính sách họ thực hiện nếu họ được bầu chọn .

Và từ đó người dân sẽ bỏ phiếu chọn cho những đảng phái chính trị hay các đại biểu thuộc các đảng đó có đường lối chính sách mà người dân nghĩ rằng phù hợp với ý chí, mong muốn của họ nhất.

Ví dụ như đảng Social Demokraterna trong cuộc vận động tranh cử họ hứa rằng sẽ giảm thuế cho người về hưu . Và bạn đang ở tuổi về hưu, bạn nghĩ rằng chính sách đó tốt cho bạn thì bạn chọ họ.

Hoặc đảng Moderaterna hứa rằng nếu họ thắng cử họ sẽ giảm thuế cho người đi làm, tăng ngân sách cho giáo dục . Bạn đang là người đi làm và bạn cũng muốn con mình được nhận nền giáo dục tốt hơn thì hãy bầu cho chọ .

Hoặc đảng Sverige Demokraterna cho rằng họ sẽ trục xuất hoặc hạn chế những người tị nạn tại Thụy Điển . Bạn cho rằng họ cần làm thế để tốt cho Thụy Điển. Hãy bầu cho họ.

Đất nước này sẽ có luật pháp, chính sách vận hành như thế nào sẽ phụ thuộc và lá phiếu của bạn trong cuộc bầu cử tại Thụy Điển.

5. Những người đắc cử trở thành Đại biểu, nghị viên, nghị sĩ sẽ có trách nhiệm trước những cử tri ( väljare- người đi bầu, người bỏ phiếu)

Họ sẽ cố gắng thực hiện những chính sách mà họ đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử trước kỳ bầu cử ở Thụy Điển . Tuy nhiên trên thực tế không phải các đại biểu, nghị sĩ nào cũng thực hiện đúng hoặc làm được những gì đã hứa trước đó. Chính vì thế mà ở những lần bầu cử ở Thụy Điển sau đó, chúng ta những người dân, những người đi bầu sẽ cùng nhau đánh giá những gì mà họ đã làm trong bốn năm trước đó xem họ có làm đúng những gì đã hứa hay không .

Nếu những đại biểu hay nghị sĩ này thực hiện đúng những gì đã hứa thì chúng ta sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho họ như 1 tín hiệu nói với họ rằng : hãy tiếp tục làm những điều đó. Chính vì thế mà hãy nhớ rằng ở Thụy Điển, việc điều hành đất nước, xã hội trên thực tế là trách nhiệm của mỗi người dân , người đi bầu . Việc bầu cử ở Thụy Điển, và lá phiếu bầu cử rất quan trọng để loại bỏ những chính sách điều hành sai cũng như những người điều hành tệ hại cũng như chọn lựa những chính sách mà người dân cho là tốt cho cuộc sống của họ nhất.

Chính phủ Thụy Điển bị chỉ trích vì hoạt động yếu kém

Năm vừa qua Sở Giao Thông Thụy Điển (Transportstyrelsen) đã được biết đến vì cho phép 1 doanh nghiệp nước ngoài quản lý hệ thống máy tính của mình .
Điều này rất nguy hiểm đến an ninh quốc gia vì điều này có thể làm rò rỉ bí mật quốc gia trong khi hệ thống máy tính của Sở Giao Thông Thụy Điển có rất nhiều nhiệm vụ bí mật.

Các bộ trưởng trong nội các chính phủ Thụy Điển đã biết tình trạng này nhưng họ đã không làm bất cứ điều gì trước vấn đề này. Và sau đó 2 bộ trưởng và giám đốc Sở giao thông Thụy Điển đã buộc phải từ chức.

Bây giờ thủ tướng Stefan Löfven phải chịu các chỉ trích vì hoạt động yếu kém này của nội các mình tổ chức từ Ủy Ban Nội Vụ Quốc Hội (KU) , những người mà tham gia vào cuộc điều tra những gì đã xảy ra

Vấn đề xảy ra là điều hết sức nghiêm trọng và đó là trách nhiệm của Chính Phủ đã không vận hành tốt nói chung và Thủ Tướng nói riêng – Björn Von Sydow , người thuộc đảng Dân chủ Xã Hội trong Ủy Ban Nội Vụ (KU) phát biểu.

Congdongviet.se biên dịch và tổng hợp.

Lãnh đạo các Đảng ở Thụy Điển muốn chấm dứt tình trạng tội phạm gia tăng

Ngày hôm nay (thứ Tư) đã diễn ra một cuộc tranh luận giữa lãnh đạo các Đảng ở Thụy Điển tại Quốc Hội . Đây là cuộc tranh luận có qui mô lớn nhất đầu tiên trong năm nay.

Cuộc tranh luận nói về tệ nạn bạo lực đang gia tăng trong xã hội. Theo thống kê năm ngoái đã có 300 người bị bắn ở Thụy Điển và 40 người trong số họ đã bị tử vong.
– Thật khủng khiếp. Chúng tôi sẽ thay đổi nó. Thủ tướng Stefan Löfven nói rằng tình trạng phạm tội phải được chấm dứt.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven đang tranh luận với lãnh đạo các Đảng khác trong tại Quốc Hội

Lãnh đạo đảng Moderaternas – Ulf Kristersson cho rằng các biện pháp của chính phủ đang làm là chưa đủ để ngăn chặn vụ các vụ xả súng.

Ông ta muốn có nhiều cảnh sát hơn và phải chịu hình phạt nặng hơn cho những người phạm tội. Anh cũng muốn có nhiều camera quay phim những gì đang xảy ra trên đường phố và quảng trường.

“Nhà nước lấy lại quyền kiểm soát Thụy Điển,” ông nói.

Nhưng lãnh đạo của bên Miljö – Isabella Lövin nghĩ rằng các Đảng ở Thụy Điển đang phóng đại tình hình.

– Tôi thấy có nhiều vấn đề xảy ra nhưng tôi lo ngại rằng các chính trị gia đã phô trương không cần thiết về việc lo lắng các vấn đề tội phạm, bà nói.

Cuộc tranh luận tại Quốc Hội đã ngắt quãng trong một thời gian khi một số người bắt đầu hét lên trên khán đài. Họ đã hét to kêu gọi đóng cửa tất cả các trại tị nạn.

Ngân sách của chính phủ có thể bị thay đổi

Các nghị viên trong chính phủ đã đề xuất ra ngân sách trong đó liệt kê số tiền thuế người dân phải đóng và sau đó chính phủ sẽ sử dụng số tiền này như thế nào. Nhưng phe đối lập của chính phủ có thể thay đổi các phần trong ngân sách nói trên.

Ngân sách có thể bị thay đổi trong thời gian tới

Đây là phát biểu của Lãnh đạo đảng Moderaterna – Anna Kingberg :

  • Trước khi quốc hội đưa ra quyết định thì ngân sách và các dự luật khác nhau sẽ được giải quyết. Đầu tiên sẽ thảo luận ở ủy ban tài chính của quốc hội  và sau đó là các ủy ban chuyên trách khác. Hiện nay vẫn chưa bắt đầu giải quyết các vấn đề trên.

Các nghị viên trong quốc hội  hoàn toàn có khả năng thay đổi ngân sách,  Lãnh đạo Moderaterna nói.

Đầu tiên các nhóm khác nhau trong quốc hội sẽ đọc qua dự thảo ngân sách và phát biểu ý kiến của họ. Sau đó các nghị viên trong quốc hội sẽ được triệu tập trong tháng 12 để biểu quyết về việc đồng ý hay không dự thảo ngân sách.

Thỏa hiệp tháng 12 bị phá vỡ.

Trước đây đã từng có một hợp tác được gọi là ” Thỏa hiệp tháng 12″ . Nó có nghĩa là phe đối lập của chính phủ trong Liên Minh Đảng cầm quyền ( Alliens partierna) hứa rằng họ sẽ cho phép chính phủ được phê duyệt ngân sách của họ trong quốc hội, mặc dù chính phủ thực sự có được sự hỗ trợ của các nghị viên trong Quốc hội.

Ý tưởng của ” Thỏa hiệp tháng 12″  là nhằm vào việc ngăn chặn sự Đảng Dân Chủ Thụy Điển (Sverigedemokraterna)  tác động vào việc sử dụng ngân sách quốc gia.

Nhưng vào thứ 6 vừa qua Liên Minh Đảng Cầm Quyền (Allians-partierna viết tắt ALP) sẽ chấm dứt tuân theo ” thỏa hiệp tháng 12″ . Điều này bao gồm ý nghĩa rằng ALP đươc quyền đóng băng các phần của ngân sách và sau đó là thay đổi các phần này.

Cơ hội của Đảng dân chủ Thụy Điển

Để có thể thay đổi ngân sách thì ALP cũng cần phải có sự hỗ trợ từ đảng Dân Chủ Thụy Điển.

Lãnh đạo đảng Dân chủ Thụy Điển là Jimme Åkesson. Ông ta mong muốn có thể thay đổi ngân sách để giảm bớt các khoản tiền cho người dân nhập cư.  Và ông cũng nói rằng ít nhất một trong các đảng thuộc ALP cũng có dự luật tương tự :

  • Đảng Ôn Hòa (Moderaterna) đã đề xuất chi phí thấp hơn dành cho nhập cư.  Đây là điều tôi cảm thấy thú vị. Ngoài ra cũng còn những đề nghị khác cũng tương tự như vậy.

Khi “Thỏa hiệp tháng 12” bị hủy bỏ thì phe đối lập của chính phủ  thật sự được quyền thay đổi các phần trong ngân sách. Nhưng đây vẫn chưa chắc chắn nếu nó trở nên như vậy.

Dịch và trích dẫn từ : http://sverigesradio.se/sida/artikel.aspx?programid=493&artikel=6276475>