Mối liên hệ của chính phủ và quốc hội Thụy Điển

Phần 4 : Mối liên hệ của chính phủ và quốc hội Thụy Điển.

Ở nhiều quốc gia người ta thường nói đến Tam quyền phân lập nhưng ở Thụy Điển quyền lực tối cao tập trung vào quốc hội. Có nghĩa là quốc hội Thụy Điển sẽ nắm quyền lập pháp, hành pháp và chấp pháp. Trong đó chính phủ Thụy Điển chính là cơ quan hành pháp của Thụy Điển.

Người ta thường thấy Thủ tướng và các bộ trưởng phát biểu về các chính sách trên Tivi, báo đài mà không biết rằng các chính sách đó đều là do quốc hội Thụy Điển quyết định . Chính phủ Thụy Điển chỉ là người thừa hành các chính sách đó và tổ chức làm sao cho các chính sách đó được thực hiện một cách tốt nhất.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải hiểu rằng các chính sách hay các dự luật được đưa ra thường là từ chính phủ và được biểu quyết có thực hiện hay không là do quốc hội quyết định. Và thường các dự luật được đưa ra bởi chính phủ đều thông qua bởi nguyên tắc biểu quyết đa số có nghĩa là phải được ít nhất 175 đại biểu quốc hội đồng ý.

Nguyên nhân có thể hiểu được là vì Chính phủ Thụy Điển cũng được thành lập thông qua nguyên tắc biểu quyết đa số nên các chính sách của cơ quan này cũng sẽ được đa số ghế trong quốc hội thông qua.

Như ở trên đã rất ít khi các Đảng phái của Thụy Điển chiếm trọn được 175 ghế trong quốc hội nên họ cần phải liên kết với nhau để có được đa số phiếu ( 1 ghế của quốc hội tương đương với 1 phiếu khi biểu quyết) . Vì thế tại Thụy Điển chia ra làm 2 liên minh chính đó là :

Liên minh Đỏ Xanh(De rödgröna) gồm:

  • Đảng Xanh hay còn gọi là đảng Môi trường (Miljöpartiet ) (Mp) hiện nay chiếm 25 ghế.
  • Đảng Cánh tả (Vänsterpartiet) (V) hiện nay chiếm 19 ghế.

Liên minh (Alliansen) gồm:

Và vì thế khi 1 đảng của Thụy Điển đề nghị đưa ra 1 dự luật nào đó họ cần phải bàn thảo với các đảng liên minh của mình trước khi đưa ra biểu quyết trước quốc hội.  Nếu như họ không thuyết phục được các đảng liên minh của mình  hay các đảng của liên minh đối thủ phía bên kia thì đồng nghĩa dự luật đó cũng không thành lập và được thực thi.

Điều này cho thấy tính dân chủ của Thụy Điển rất cao vì các dự luật , chính sách của 1 đảng thể hiện ý chí nguyện vọng của 1 thiểu số người dân . Và nếu như các đảng này đưa ra dự luật hoặc chính sách này có thể thuyết phục được các đảng phái khác hoặc cũng không có thể thuyết phục được họ có nghĩa là họ thành công hay thất bại trong việc thuyết phục được đa số người dân Thụy Điển mà đại diện là các đảng, ghế trong quốc hội.

Xem thêm

nghề nail ở Thụy Điển thường tuyển lao động từ Việt Nam

Định cư Thụy Điển theo diện lao động tốn bao nhiêu tiền ?

Cộng Đồng Việt thường hay nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề định cư …

Hưu bổng do Pensionmyndigheter quản lý

Chế độ lương hưu của người Thụy Điển như thế nào ?

Một chủ đề rất đáng được quan tâm của chúng ta, mỗi người Việt Nam …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.