Tag Archives: Thụy Điển

Thụy Điển xích lại gần NATO vì lo ngại Nga ?

Thêm một quốc gia lân cận phát đi tín hiệu “răn đe” Nga bằng cách tăng cường hợp tác với khối quân sự NATO.

Kế hoạch bao vây Nga

Tờ “Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN)” số ra ngày 30/5 có bài viết nhận định Thụy Điển, nước vừa ký một thỏa thuận với NATO về việc triển khai quân sự, đang tìm cách gửi đến Nga một “tín hiệu răn đe”.

Hôm 25/5, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua một thỏa thuận cho phép NATO tiếp cận nhiều hơn với quốc gia Bắc Âu trung lập này trong khuôn khổ các cuộc diễn tập huấn luyện và trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh ở khu vực.

Giới phân tích cho rằng bước đi này phản ánh những căng thẳng cao độ với Nga và Thụy Điển đã tìm ra cách tái lập quan hệ với NATO. Bộ Quốc phòng Thụy Điển giải thích sự cần thiết động thái này là do sự hiện diện của “mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga”.

Thụy Điển xích lại gần NATO nhằm đánh tiếng răn đe Nga

Thụy Điển không phải thành viên NATO nhưng đã xích lại gần liên minh này trong những năm gần đây, hợp tác với các nước thuộc NATO như Đan Mạch, Na Uy và Iceland, đồng thời tham gia các chiến dịch ở Afghanistan.

Những động thái như vậy đã khiến Moskva tức giận. Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng tuyên bố Moskva sẽ có hành động nếu Thụy Điển gia nhập NATO.

Thụy Điển trước nay vẫn tránh không tham gia bất kỳ liên minh nào cũng như né tránh các cuộc đối đầu quân sự. Tuy nhiên đến thời điểm này, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultkvista, chính sách của vương quốc cần “tương ứng với thời gian” và sẵn sàng đẩy lùi các nguy cơ tiềm tàng.

Ông Peter Hultqvist nhấn mạnh rằng “sẽ không có binh sĩ NATO nào trên đất Thụy Điển mà không có lời mời”, đồng thời khẳng định thỏa thuận sẽ không làm thay đổi mối quan hệ giữa nước này với NATO hay chính sách an ninh của Thụy Điển.

Mặc dù Bộ Quốc phòng Thụy Điển nhận định nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công từ phía Nga là khó có thể xảy ra, song Stockholm đã không bỏ lỡ cơ hội để “răn đe” Moskva với việc nước này xích lại gần NATO.

Tàu chiến HMS Visby của Thụy Điển săn lùng tàu ngầm lạ được cho là của Nga hồi tháng 10/2014

Trong khi đó, 4 quốc gia Trung Âu gồm Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia ngày 25/5 cho biết sẽ điều quân tới 3 nước đồng minh thuộc khối NATO ở vùng Baltic từ năm tới, trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng lên mức chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh.

Các nước này có kế hoạch triển khai 600 quân luân phiên hàng quý tới Estonia, Latvia và Lithuania. Phát biểu sau cuộc họp với những người đồng cấp Trung Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Séc Martin Stropnicky nói: “Chúng tôi sẽ bắt đầu vào ngày 1/1/2017”.

Dự kiến mỗi nước sẽ cung cấp 150 binh sĩ trong giai đoạn 3 tháng. Các quốc gia vùng Baltic và NATO sẽ quyết định vị trí triển khai chính xác của các lực lượng chủ yếu là trên bộ này sau hội nghị thượng đỉnh tại Warsaw (Ba Lan) vào tháng 7 tới.

Các quốc gia thành viên khác của NATO là Litva và Romania hôm 18/5 cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm hối thúc NATO can dự sâu hơn vào tình hình an ninh tại Đông Âu.

Thụy Điển tăng mức cảnh báo nguy cơ bị IS tấn công

Truyền thông Thụy Điển hôm qua 26/4 đưa tin một số tay súng IS đã tới Thụy Điển và có thể đang âm mưu tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào dân thường ở thủ đô Stockholm.

Chia sẻ với hãng tin Expressen, người phát ngôn báo chí của lực lượng an ninh Thụy Điển (Sapo) cho biết, “Chúng tôi đang thu thập thông tin và tin tức tình báo, đồng thời phối hợp với các bên liên quan trong nước và các đối tác quốc tế”. Ông cũng nói thêm rằng lực lượng an ninh Thụy Điển đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan cảnh sát quốc gia, chia sẻ thông tin với các cơ quan này để “thực thi các biện pháp cần thiết thuộc phạm vi thẩm quyền”.

Theo Expressen, lực lượng an ninh Thụy Điển đã nhận được thông tin tình báo từ Iraq về khả năng tấn công khủng bố của IS tại Stockholm. Khoảng 7 đến 8 phần tử khủng bố IS đã đến Thụy Điển để lập kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công này, nguồn tin từ tờ Expressen cho biết thêm.

Hãng tin AP dẫn nguồn truyền thông Thụy Điển cho biết, theo suy đoán, sự kiện sinh nhật lần thứ 70 của nhà Vua Thụy Điển vào ngày 30/4 có thể sẽ là mục tiêu hướng đến của IS. Các thành viên trong Hoàng gia Thụy Điển, các quan chức chính phủ và các khách mời Hoàng gia châu Âu thường sẽ tham dự những sự kiện lớn như vậy.

Theo nghiên cứu của Trung tâm chống khủng bố quốc tế ICCT công bố hôm 1/4, ít nhất 300 người Thụy Điển đã tới Iraq và Syria để gia nhập tổ chức khủng bố IS. Hồi tháng 3, thông tin từ cơ quan cảnh sát châu Âu Europol cho biết rằng có từ 3.000 đến 5.000 đối tượng được gọi là “chiến binh nước ngoài” – là các công dân châu Âu được huấn luyện trong các trại khủng bố của IS – đã quay về châu Âu và tạo ra “thách thức hoàn toàn mới” với khu vực này.

Thành Đạt

Theo RT

Stockholm bị đe dọa khủng bố

“Có thể xảy ra một vụ khủng bố bằng bom ở Stockholm” là nội dung của 1 bài viết được đăng trên báo Expressen, một tờ báo lớn của Thụy Điển.

Điều này đã được cảnh sát của Irak cảnh báo cho giới an ninh của Thụy Điển. Tình báo của Irak nói rằng có một nhóm khủng bố từ Nhà nước Hồi giáo IS đã đến Thụy Điển.
Hiện nay cảnh sát an ninh Thụy Điển , Säpo, đang điều tra xem tin tức trên có đúng sự thật hay không .
Chúng tôi sẽ thực hiện việc này hết sức nghiêm túc . Thời gian vừa qua đã có nhiều vụ khủng bố lớn diễn ra tại Châu Âu nên chúng ta cần phải cảnh giác. Phát biểu của chuyên gia nghiên cứu về khủng bố Hans Brun.

Theo 8sidor.se

Stockholm, thiên đường cho ngoại kiều

Những con đường lát sỏi ở có thể lạnh và phủ tuyết trong mùa đông, nhưng thành phố phát triển nhanh nhất Châu Âu lại một trong những nơi khởi nghiệp ‘nóng’ nhất trên thế giới và là nơi thu hút các nhân tài quốc tế.
Với số dân chưa tới một triệu người, thủ đô của Thụy Điển là cái nôi của Skype, Spotify và Mojang. Nơi đây chỉ thua Thung lũng Silicon về số công ty trị giá giá tỷ đô tính trên đầu người, theo công ty đầu tư Atomico.

Chất lượng cuộc sống
Khi tuyết tan vào đầu xuân, thành phố là nơi trong xanh nhất trên thế giới. Nằm trên 14 hòn đảo, hai phần ba diện tích của Stockholm là nước hoặc cây xanh.
Người dân nơi đây rất coi trọng việc thưởng ngoạn khung cảnh trong lành.
Chưa tới 1% người đi làm ở Thụy Điển làm việc hơn 50 giờ một tuần, một trong những tỷ lệ thấp nhất trong khối OECD.
Chất lượng cuộc sống nơi đây phải nói là tuyệt hảo.
Những cặp vợ chồng mới sinh con được nghỉ 480 ngày để chăm sóc con nhỏ, và họ được quyền phân chia số ngày này ra giữa bố và mẹ.
Việc nuôi con nhỏ được nhà nước trợ cấp rất nhiều. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi Thụy Điển được xem là nơi tốt nhất dành cho gia đình, theo một khảo sát của ngân hàng HSBC trong năm 2015.

“Đạt điểm tuyệt đối 10 trên 10,” Adam Webb, 34 tuổi, doanh nhân người Anh có một con nhỏ, nói.
“Mọi thứ đều được tổ chức sao cho những người có con nhỏ được hỗ trợ tốt nhất, từ việc cho phép những người cha được nghỉ làm nhưng vẫn lãnh gần trọn lương, cho tới việc những ai có xe nôi được đi xe buýt miễn phí.”
Ngành thiết kế và thời trang của Thụy Điển, đứng đầu là những thương hiệu toàn cầu như Ikea và H&M, thu hút rất nhiều người nước ngoài đến làm việc.
Các lĩnh vực phát triển mạnh khác của thành phố như khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng có rất nhiều việc làm.
Là thiên đường của những người lập dị, Stockholms hãnh diện về điều mà tạp chí Vogue gần đây đánh giá thành phố là ‘nơi hay ho nhất châu Âu’.
Trên đảo Sodermalm, nằm phía nam trung tâm thành phố, có những cửa hàng băng đĩa độc lập vẫn đang làm ăn phát đạt.
Những cửa hàng này tạo nên một khung cảnh cũ cũ với rất nhiều những quán cà phê ấm cúng.
Tất cả tạo khung cảnh rất thích hợp cho những cuộc tình kiểu Scandinavia không bao giờ lỗi thời, phảng phất mùi khói cà phê mới pha thơm lừng.
Ngành thiết kế và thời trang hùng mạnh ở quốc gia này, dẫn đầu là các thương hiệu hàng đầu thế giới như Ikea và H&M, là các nhà tuyển dụng thu hút nhiều nhân viên nước ngoài tới làm việc.
Thành phố cũng là thị trường việc làm tấp nập cho các ngành khoa học, xây dựng dân dụng và IT.

Tuy nhiên, chuyển tới sống và làm việc tại thủ phủ lớn nhất của quốc gia vùng Bắc Âu này không phải là không có vấn đề gì, nhất là trong những ngày lạnh lẽo, tối tăm mùa đông, và trong chuyện phải trả mức thuế cao khét tiếng ở Thuỵ Điển.
Dưới đây là một số nét chính bạn cần cân nhắc trước khi quyết định chọn Thuỵ Điển làm nơi dừng chân dài hạn sắp tới.
Chỗ ở
Những công ty quốc tế lớn như Spotify, H&M và Ericsson thường giúp nhân viên nước ngoài về chỗ ở trong ba tháng đầu ký hợp đồng ở Stockholm.
Nhưng những người khác đến thành phố này phải đối mặt với một thị trường bất động sản kỳ lạ và tình trạng thiếu hụt căn hộ nghiêm trọng.
Hơn một phần ba dân Thụy Điển sống trong những căn nhà thuê. Phân nửa trong số nhà này thuộc sở hữu của các hội đồng địa phương và các công ty cho thuê của nhà nước, và việc cho thuê được thực hiện với một số giới hạn nhất định.
Nếu bạn may mắn có được hợp đồng trực tiếp để thuê nhà kiểu này thì bạn có thể sống ở căn hộ đó trọn đời.
Người nước ngoài được hoan nghênh đăng ký thuê nhưng ở Stockholm họ phải xếp sau khoảng nửa triệu người dân địa phương đã đăng ký trước họ, và thời gian chờ đợi để đến lượt trung bình là chín năm.


Điều này khiến thị trường cho thuê lại trở nên rất cạnh tranh.
Người dân Thụy Điển thường cho thuê lại những căn hộ mà họ đã thuê được sau khi họ mua được nhà riêng hoặc dọn về sống chung với người yêu, người bạn đời.
Theo Cục Thống kê Thụy Điển, số liệu trong tháng 10/2015 cho thấy chi phí thuê trung bình một căn hộ hai phòng ngủ ở Stockholm là 6.518 kronor, tức tương đương 783 đô la Mỹ một tháng.
Tuy nhiên, khi căn hộ được đem cho thuê lại thì trở nên mắc hơn bất chấp những quy định được đưa ra nhằm đảm bảo rằng người thuê không phải trả thêm nhiều hơn 15% so với số tiền những người cho họ thuê lại phải trả.
“Kiếm chỗ ở là khó khăn lớn nhất khi chuyển đến Stockholm… nhưng chính quyền đang tìm cách giải quyết vấn đề,” Julika Lamberth thuộc Stockholm Business Region, một công ty do nhà nước cấp vốn với mục tiêu là làm tăng đầu tư vào thành phố, nói.
“Đừng ngại nhờ công ty nơi bạn làm việc giúp đỡ… và cần nhất là bạn phải đăng quảng cáo là mình đang cần thuê nhà trên các trang mạng xã hội như Facebook.”
Giao thông thuận tiện
Một lý do khiến nhiều người muốn sống ở trung tâm thành phố là do khu vực này nhỏ gọn, giúp tiết kiệm thời gian đi làm.
Bỏ ra 790 kronor (95 đô la), bạn có thể mua một vé tháng đi lại bằng các phương tiện xe điện ngầm, tàu hỏa và xe buýt ở khắp các khu vực trong thành phố.


Hoặc bạn có thể học theo nhiều người dân thành phố là đi lại bằng xe đạp.
“Tôi cảm thấy may mắn hơn rất nhiều so với bạn bè ở London hay Bắc Kinh, những người phải mất ba tiếng đồng hồ di chuyển mỗi ngày,” cô Irina Jingqi Liu, 28 tuổi, nói.
Cô sống ở vùng ngoại ô Sundbyberg phía bắc và đi làm bằng tàu điện ngầm chỉ mất có 15 phút để đến trung tâm thành phố.
“Bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi lại ở Stockholm. Nhờ vậy tôi tiết kiệm được năng lượng để tham gia các hoạt động khác,” cô nói.
Rào cản ngôn ngữ
Người dân Thụy Điển đứng đầu thế giới về khả năng nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, theo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu của EF.
Đa số những công ty quốc tế lớn cũng như nhiều công ty công nghệ tuyển dụng người tài từ nước ngoài đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc.
Tuy nhiên, đối với những ai chuyển đến Thụy Điển mà chưa có công việc sẵn thì việc biết tiếng Thụy Điển là một lợi thế lớn trong một thị trường lao động có trình độ cao và rất cạnh tranh.
Tỷ lệ thất nghiệp đối với người dân Thụy Điển là chưa tới 8% nhưng lại tăng vọt lên đến 17% đối với những người sinh ra ở nước ngoài, theo Cục Thống kê Thụy Điển.

Chính phủ Thụy Điển tổ chức các lớp học ngôn ngữ miễn phí cho di dân, gọi là SFI.
“Có vẻ lạ lùng khi mà rất nhiều công việc đòi hỏi biết tiếng Thụy Điển khi hầu như tất cả mọi người đều rất giỏi tiếng Anh,” Briton Webb, người chuyển đến Stockholm từ Paris cùng người bạn đời Thụy Điển và con gái hồi năm 2014, nói.
Ông hiện đang điều hành Gymgo, một công ty kinh doanh dịch vụ phòng tập thể hình cùng một đồng nghiệp người Anh.
Ông cho biết ông và người bạn đã nhờ đến ALMI, một cơ quan do chính phủ tài trợ để tư vấn miễn phí cho các doanh nhân nước ngoài, để giúp xử lý công việc giấy tờ.
“Mở công ty ở đây thực sự rất là nhanh nhưng nếu không nhờ ALMI thì bạn sẽ rất vất vả. Họ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều với các công việc hành chánh và dịch thuật.”
Xin thị thực
Các công dân châu Âu và Na Uy được phép làm việc ở Thụy Điển hay chuyển đến Thụy Điển để tìm việc mà không cần thị thực.
Tuy nhiên, công dân từ hầu hết các nước khác nhìn chung cần phải gửi đơn đến Sở di dân(Migrationsverket) để xin giấy phép làm việc và cần chứng minh rằng họ đã được một công ty Thụy Điển đồng ý tuyển dụng.
Có một số ít ngoại lệ.
Thị thực làm việc với thời hạn một năm được cấp cho những ai từ 18 đến 30 tuổi đến từ Úc, Canada, New Zeland và Nam Hàn.
Những ai chuyển đến Thụy Điển để sống với bạn đời người Thụy Điển hay người nước ngoài đã có giấy phép làm việc có thể xin giấy phép cư trú trước khi tìm được việc làm.

Môi trường làm việc
Stockholm coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới.
“Đó là một sự khác biệt lớn so với khi tôi làm việc ở Anh, nơi mà các khách hàng muốn liên lạc trong những ngày cuối tuần và cả buổi tối,” Ameek Grewal, người Canada 29 tuổi chuyển từ London đến trụ sở Bắc Âu của ngân hàng Citibank một năm trước, nói.
Mặc dù lúc đầu có cảm thấy ‘bực mình’ khi phải chờ đợi lâu khách hàng mới trả lời, giờ đây anh đã cảm thấy thích sự ‘tôn trọng lẫn nhau’ ở Thụy Điển.
“Tôi phải đợi đến ngày làm việc mới gọi điện hoặc email khách hàng và tôi cũng biết rằng không ai gọi điện đến làm phiền tôi khi tôi đang đi nghỉ,” Grewal nói.
Bình đẳng giới
Thụy Điển thường được khen ngợi là nơi có tỷ lệ các bà mẹ làm việc cao nhất ở châu Âu và mới đây được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ tư trong danh sách bình đẳng giới trên thế giới.
“Anh sẽ cảm thấy rằng các công ty ra quyết định dựa trên năng lực và khả năng chứ không phải vì anh là nam giới hay phụ nữ,” Jingqi Liu, một quản lý dự án IT đến từ Trung Quốc, nói.
Tuy nhiên, cô cho biết một số phụ nữ người nước ngoài phải đối phó với một xã hội quân bình hơn trong các mối quan hệ bên ngoài công sở. Ở đây, tính ga lăng của nam giới hoàn toàn không có.
“Nam giới không dám giúp đỡ phụ nữ với những việc như xách giỏ bởi vì điều đó không đúng – họ sợ rằng phụ nữ sẽ cảm thấy bị xúc phạm,” cô giải thích. “Nhiều người bạn của tôi cũng than phiền rằng các hóa đơn đều phải chia đều ra.”
Kết bạn
Về lĩnh vực giao tiếp xã hội, Thụy Điển được xem là nơi tệ nhất trên thế giới để người nước ngoài có thể tìm bạn mới, theo khảo sát của ngân hàng HSBC.
“Người Thụy Điển rất lịch sự, nhưng họ không nói chuyện phiếm. Và mặc dù họ trông có vẻ rụt rè nhưng thực ra đó là bởi họ tôn trọng sự riêng tư của bạn,” các tác giả của báo cáo này cho biết.
Tuy nhiên cũng theo khảo sát này thì ‘một khi bạn đã có bạn là người Thụy Điển, bạn sẽ thấy họ rất gắn bó và nồng nhiệt’.
Nguồn BBC tiếng Việt.

Luật mới của Châu Âu sẽ giúp ngăn chặn khủng bố

Liên Minh EU muốn ngăn chặn khủng bố từ những nước khác đến các nước Châu Âu vì vậy hiện nay tất cả những người du khách đến hoặc rời khỏi lãnh thổ Châu Âu đều phải đăng ký.

Cơ quan nhà nước sẽ thu thập tên tuổi của tất cả các du khách. Các thông tin này sẽ được lưu giữ lại trong 5 năm. Việc này sẽ giúp cảnh sát bảo vệ người dân chống lại khủng bố. Một chuyên gia đã phát biểu.

-Những luật mới sẽ tạo ra những điều kiện tốt hơn để ngăn chặn những người đến từ Syrien để đấu tranh cho cuộc Thánh chiến của nhà nước Hồi Giáo. Bộ trưởng bộ nội vụ Thụy Điển Anders Ygeman phát biểu.

Những điều luật này sẽ được đệ trình lên tất cả các nước thành viên của EU chậm nhất trong 2 năm tới.
Theo 8Sidor.se

Chính phủ bị chỉ trích vì những luật lệ nghiêm khắc hơn với người tị nạn

Chính phủ và nhiều đảng khác trong quốc hội vừa đồng thuận về sửa đổi luật cho những người tị nạn đến Thụy Điển.

Luật thay đổi có nội dung rằng những người được tị nạn được sự bảo vệ của Thụy Điển sẽ không được ở lại đây bao lâu cũng được. Ngoài ra luật cũng sẽ có những điều khoản khó khăn hơn khi họ bảo lãnh gia đình của họ.

Thủ tướng bị chỉ trích vì dự luật mới của chính phủ

Tuy nhiên có rất nhiều phản đối với dự luật này. Họ nói rằng chính phủ vi phạm những luật lệ của Liên Hiệp Quốc về quyền của trẻ em và những luật lệ của Liên minh Châu Âu.

Bên cạnh đó các chuyên gia tại đại học Uppsala cho rằng dự luật này của chính phủ có thể vi phạm đối với hiến chương Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.

– Chúng tôi không đồng ý với với họ. Nếu chúng tôi sai chúng tôi sẽ thảo luận về nó . Tuy nhiên chúng ta không thể tiếp nhận nhiều người tị nạn như mùa thu năm ngoái. Thủ tướng Stefan Löfven phát biểu.

Đại học Lund thì cho rằng chính phủ đang giúp đỡ những quốc gia không muốn tiếp nhận người tị nạn bởi vì khi Thụy Điển ra những điều luật hạn chế người tị nạn có thể sẽ khiến các quốc gia đó nghĩ rằng họ làm đúng.

Quyền lực của hộ chiếu Thụy Điển

Công dân của các quốc gia Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ và Đức thực sự là đáng “ghen tị” với những tấm hộ chiếu hữu dụng nhất thế giới khi được miễn visa tại 174 đất nước.

Mới đây, công ty toàn cầu về quy hoạch cư trú và quốc tịch The Henley & Partners đã công bố bảng chỉ số giới hạn thị thực của các nước trên thế giới. Theo The Henley thì visa là cái thể hiện mối quan hệ giữa các quốc cũng như phản ánh mức độ uy tín của quốc gia đó trong mối quan hệ với thế giới.

Hộ chiếu Thụy Điển là một trong những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Theo đó, trong bảng xếp hạng mới nhất, The Henley & Partners đã đưa ra danh sách 16 quốc gia nằm trong top 3 “quyền lực” nhất. Đứng đầu là Phần Lan, Anh, Đức, Thụy Điển và Mỹ khi công dân của nước này được miễn thị thực ở 174 quốc gia khác trên thế giới. Xếp thứ hai là Canada và Đan Mạch với 173 điểm đến miễn phí.

Xếp trong top 3 là các quốc gia: Bỉ, Pháp, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khi mà công dân nước này được chấp nhận ở 172 mà không phải xin visa.

Cũng trong bảng xếp hạng này, quốc gia được miễn visa ít nhất là Afghanistan với chỉ 28 nước miễn thị thực. Một số nước cũng có vị trí thấp là Iraq với 31quốc gia miễn thị thực; tiếp theo là Pakistan và Somali với 33 nước được tự do đi lại. Các quốc gia như Palestin và Nepal đứng tiếp theo với các điểm đến lần lượt là 35 và 37.

Thụy Điển hỗ trợ doanh nghiệp trả tới 100% lương cho người mới định cư

Nhằm khuyến khích những người mới định cư tại Thụy Điển tìm kiếm việc làm và dễ dàng được các doanh nghiệp thuê mướn, chính phủ Thụy Điển đã có chương trình Nystartsjobb ( tạm dịch là khởi nghiệp). Chương trình này chính phủ giao cho Arbetsförmedlingen (sở lao động ) trực tiếp thực hiện.

Nếu bạn sống ở Thụy Điển trong 1 thời gian dài mà không có việc làm hoặc là mới định cư tại Thụy Điển thì các chủ doanh nghiệp, xí nghiệp hay công ty có thể được hỗ trợ tài chính từ chính phủ để bạn được tuyển lao động tại đó. HỖ trợ này được gọi là Nystartsjobb.

Điều kiện để được hưởng chế độ này như sau :
+ Nếu bạn từ 21 đến 26 tuổi bị thất nghiệp ít nhất 6 tháng trong khoảng thời gian 9 tháng gần nhất hoặc nếu bạn thuộc nhóm tuổi khác kể trên thì yêu cầu là bạn bị thất nghiệp ít nhất 12 tháng trong khoảng thời gian 15 tháng gần nhất.
+ Đối với những người mới định cư tại Thụy Điển sẽ được chương trình này nếu bạn chỉ mới định cư tại đây dưới 3 năm tính từ ngày bạn được cấp thẻ định cư (uppehållstillstånd) .
+Những người tị nạn hoặc những người thuộc khối cộng đồng chung châu âu (EES)
+ Ngoài ra nó cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho những người có kế hoạch rõ ràng với Sở Lao Động.

Để nhận được trợ cấp từ Nystartsjobb bạn cần phải đăng ký với Sở Lao Động. Mức trợ cấp mà chương trình Nystartsjobb phụ thuộc vào mức độ trong thỏa thuận lao động của từng lĩnh vực việc làm.

Hướng dẫn thủ tục xin nhận trợ cấp từ chương trình Nystartsjobb :

+ Bạn cần phải có 1 chủ doanh nghiệp đồng ý thuê mướn bạn.
+ Download mẫu giấy sau đây và điền đầy đủ thông tin của bạn và doanh nghiệp mà bạn sẽ làm việc :
http://www.arbetsformedlingen.se/download/18.3485b9a713b6ad32ce19bb5/Ans%C3%B6kan+om+nystartsjobb.pdf
Và gửi lại cho người quản lý của bạn tại Sở Lao động (handläggare)

( Nếu bạn không biết điền như thế nào vui lòng mail vê địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com để chúng tôi có thể giúp bạn )

+ Nếu bạn mới nhập cư và định cư tại Thụy Điển dưới 3 năm, bạn cần phải có quyết định cấp giấy phép nhập cư hoặc giấy phép tạm trú từ Migrationsverket (sở di dân)
+Bạn cần phải gặp chủ doanh nghiệp mướn bạn và yêu cầu họ gửi đơn xin Nystartsjobb về cho Sở Lao Động
+Bạn phải là người thất nghiệp khi sở lao động đưa ra quyết định cho bạn .

Người tị nạn không được lựa chọn đất nước để tị nạn

Các nước thành viên trong khối Eu đã nhất trí về cách xử lý những người tị nạn xin nhập cư vào Châu Âu. Những người này sẽ không được tự quyết định đất nước mà họ muốn tị nạn. Thay vào đó Eu sẽ quyết định quốc gia nào tiếp nhận tị nạn và quyền được nhập cư cho họ.

Đây là điều mà các lãnh đạo các quốc gia trong khối EU đã đồng thuận trong cuộc họp vừa qua tại Bryssel.
– “Đây là điều quan trong mà chúng tôi đã nhất trí với nhau. Giờ thì chúng ta đã có thể tiếp nhận người tị nạn một cách công bằng hơn. Hơn nữa sẽ có nhiều quốc gia sẽ phải giúp đỡ hơn.” Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven phát biểu

Thụy Điển đóng cửa bớt các nhà tù vì thiếu tù nhân

Tại Thụy Điển có quá nhiều nhà tù nhưng lại không có đủ tù nhân. Chính vì lý do này mà gần đây quốc gia châu Âu này quyết định đóng cửa bốn nhà tù và một trung tâm tạm giam.

Tại Thụy Điển có quá nhiều nhà tù nhưng lại không có đủ tù nhân. Chính vì lý do này mà gần đây quốc gia châu Âu này quyết định đóng cửa bốn nhà tù và một trung tâm tạm giam.

Vấn đề không phải là tình trạng phạm tội giảm đi ở Thụy Điển. Trong thực tế, tỷ lệ tội phạm đã tăng nhẹ, nhưng đúng hơn là Thụy Điển tập trung vào việc cải tạo tội phạm hơn là bắt nhốt họ.
Số lượng tù nhân đã giảm 6% từ năm 2011 đến năm 2012. Còn tại Hoa Kỳ số lượng tù nhân đã vượt hơn sức chứa đến 40%.
Tờ New York Times đã nhấn mạnh sự tương phản trong bài xã luận vào tuần trước, miêu tả những điều mà Mỹ có thể học hỏi từ các nhà tù châu Âu, nơi mà phần lớn thời gian thụ án của các tù nhân chỉ dưới 12 tháng, trong khi ở Mỹ trung bình là ba năm.

Không chỉ riêng về thời gian ở tù, ở châu Âu, tù nhân cũng được đối xử khác hơn. Nhà tù cho tù nhân nhiều quyền tự do cá nhân hơn, hướng họ đến việc hòa nhập lại với xã hội. Điều đó lại có kết quả thay vì khóa chặt họ trong các song sắt.
Phạm Uyên (Theo Viral Novelty)