Tag Archives: Thụy Điển

Cuộc cách mạng tái chế và tình trạng thiếu rác trầm trọng tại Thụy Điển

Bạn hãy cứ tưởng tượng về một quốc gia mà ở đó, những núi rác thải hôi hám gần như không còn, tất cả rác thải ra từ các hộ gia đình đều được biến thành thứ khác, những sản phẩm mới, nguyên liệu, khí đốt hay ít nhất là cung cấp nhiệt. Thụy Điển đã tiệm cận với viễn cảnh tuyệt vời đó. Hơn 99% chất thải hộ gia đình tại quốc gia này đều được tái chế, không cách này thì cách khác.

Trong vòng 1 thập niên qua, Thụy Điển đã và đang trải qua cuộc cách mạng tái chế chưa từng có, trong khi vào năm 1975, chỉ có 38% rác thải từ các hộ dân tại nơi này được tái chế. Ngày nay, các trạm tái chế thường bố trí cách những khu dân cư không quá 300 mét. Hầu hết người dân đều phân loại rác có thể tái chế ngay tại nhà và mang nó đến bỏ vào các thùng chứa đặc biệt tại căn hộ của họ hoặc trạm tái chế. Lượng chất thải phải đi đến những bãi rác rất ít.

 

Những sự thật về rác thải ở Thụy Điển

  • Năm 2015, gần 2.3 triệu tấn chất thải gia đình được chuyển thành năng lượng thông qua việc đốt.
  • Cùng năm đó Thụy Điển đã nhập hơn 1.3 triệu tấn chất thải từ các quốc gia như Na Uy, Anh và Ireland.
  • Thụy Điển đã đốt rác để chuyển thành năng lượng trong một thời gian dài, nhà máy đốt đầu tiên được xây dựng vào năm 1904. Ngày nay, họ có tổng cộng 32 nhà máy đốt rác.
  • Lượng kim loại nặng phát thải ra môi trường đã giảm 99% kể từ năm 1985.

 

Tăng cường tái chế

Weine Wiqvist, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quản lý và tái chế chất thải Thụy Điển, vẫn nghĩ rằng Thụy Điển có thể làm được nhiều hơn thế. Mục tiêu của ông là biến 1/2 lượng rác thải sinh hoạt thành năng lượng thông qua việc đốt. Theo ông, việc tái sử dụng vật liệu hoặc sản phẩm đồng nghĩa với việc sử dụng ít năng lượng hơn để tạo ra một sản phẩm mới, so với việc đốt cháy nó và tạo ra một sản phẩm khác hoàn toàn mới. Nói cách khác, mong muốn ông họ là thúc đẩy việc tái chế vật liệu thay vì đốt.

Trong khi đó, các hộ gia đình ở Thụy Điển luôn có ý thức phải phân loại những tờ báo, đồ nhựa, kim loại, thủy tinh, thiết bị điện, bóng đèn và pin vào các túi khác nhau. Nhiều nơi cũng khuyến khích người dân nên phân loại rác thải từ thực phẩm. Tất cả những thứ này đều sẽ được tái sử dụng, tái chế hoặc chuyển thành phân hữu cơ. Báo sẽ được chất đống để dùng cho các mục đích khác nhau, chai nhựa được tái sử dụng hoặc làm chảy ra và tạo thành các mặt hàng mới, các thùng chứa bằng nhựa trở thành nhựa nguyên liệu, thực phẩm thừa sẽ được biến thành phân bón sinh học hoặc khí biogas thông qua một quá trình hóa học phức tạp.

chất thải từ các quốc gia khác cho việc đốt để chuyển hóa thành năng lượng bởi nguồn rác trong nước gần như cạn kiệt.

Những chiếc xe chở rác cũng vận hành nhờ năng lượng tái tạo hoặc khí biogas. Ngoài ra, nước bị ô nhiễm cũng được xử lý để có thể uống được. Sẽ có những xe rác đặc biệt chay khắp các thành phố và thu các thiết bị điện tử không còn sử dụng và các chất thải gây nguy hại như hóa chất. Những nhà thuốc chấp nhận nhận lại số thuốc dư sau thời gian trị bệnh của người tiêu dùng. Người dân Thụy Điển cũng sẽ tự mang những thứ không còn sự dùng với kích thước lớn hơn như TV hay đồ nội thất tới các trung tâm tái chế ở ngoại ô thành phố.

chất thải từ các quốc gia khác cho việc đốt để chuyển hóa thành năng lượng bởi nguồn rác trong nước gần như cạn kiệt.

Sau khi đốt, phần tro còn sót lại thường có trọng lượng bằng khoảng 15% so với khối lượng rác thải ban đầu. Từ tro này, kim loại sẽ được tách ra và đem đi tái chế, trong khi phần còn lại như đồ sứ hoặc ngói, những thứ khó cháy hơn sẽ được sàng lọc để dùng cho mục đích khác chẳng hạn như làm đường lộ. Sau khi trải qua tất cả các quá trình nêu trên, 1% còn lại sẽ được chuyển đến các bãi rác.

99.9% khói phát ra từ các lò đốt là carbon dioxide không độc hại và nước, nhưng sau đó chúng vẫn phải được xử lý thông qua các bộ lọc khô và nước trước khi thải ra môi trường. Nước chứa cặn sẽ được đổ vào các mỏ bị bỏ hoang sau khai thác. Tại Thụy Điển, việc đốt chất thải để sản xuất năng lượng là điều bình thường tuy nhiên ở một số quốc gia khác chẳng hạn như Mỹ, đây là một chủ đề vẫn còn gây tranh cãi rất nhiều.

Người dân đổ rác theo các loại khác nhau vào từng thùng chứa. Khi các thùng đầy, hệ thống hút chân không sẽ hoạt động, kéo rác thải đi đến nơi xử lý thông qua hệ thống ống ngầm bên dưới lòng đất.

Vẫn còn có thể làm tốt hơn

Hans Wrådhe thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Thuỵ Điển đang tính đến chuyện tăng thuế đối với việc thu gom chất thải. “Điều đó sẽ giúp gia tăng nhận thức của mọi người đối với vấn đề”, ông cho biết. Cùng với các cơ quan chính phủ và các tập đoàn, Wrådhe đã xây dựng một kế hoạch nhằm hướng đến mục tiêu ngăn ngừa phát sinh chất thải, bao gồm cả việc khuyến khích các nhà sản xuất chế tạo các sản phẩm bền vững. Cơ quan chức năng cũng xem xét khấu trừ thuế cho một số dịch vụ sửa chữa. “Những quảng cáo được chính phủ tài trợ có nội dung thể hiện cách tránh lãng phí thực phẩm cũng có thể giúp giải quyết vấn đề”, ông nói.

Nỗ lực từ phía các công ty

Một số công ty tại Thụy Điển cũng bắt đầu tự nguyện tham gia vào cuộc chiến nhằm giảm lượng chất thải. H&M, công ty bán lẻ quần áo đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Điển hiện đã chấp nhận việc nhận lại quần áo cũ từ khách hàng để đổi cho họ các phiếu giảm giá. Một công ty khác là Optibag đã phát triển một cỗ máy có thể phân loại các túi chất thải theo màu sắc khác nhau. Mọi người ném thức ăn thừa vào các túi màu xanh lá cây, giấy cho vào túi màu đỏ, trong khi thủy tinh hoặc kim loại thì cho vào một túi khác. Tại nhà máy tái chế, hệ thống của Optibag có thể sắp xếp các túi này một cách tự động, từ đó cắt giảm bớt các trạm phân loại chất thải.

Thành phố Helsingborg ở miền nam Thụy Điển thậm chí đã lắp đặt các thùng rác công cộng với loa để phát các bài nhạc vui vẻ – tất cả đều vì mục tiêu tái chế. “Không có chất thải – đó là khẩu hiệu của chúng tôi”, theo ông Wiqvist, Giám đốc Hiệp hội Quản lý và Xử lý chất thải Thụy Điển. “Chúng tôi muốn giữ cho lượng chất thải ở mức thấp nhất và tất cả chất thải nếu có thì đều phải được tái chế bằng mọi cách. Chắc chắn là không có gì tuyệt đối nhưng nó rõ ràng là một ý tưởng hấp dẫn”.

Tham khảo: sweden.se​

Ông Trump bình luận tin tức trên TV về di dân ở Thụy Điển

Một ngày sau khi có tin tức không chính xác về một sự cố an ninh liên quan đến di dân dân tại Thụy Điển, hôm Chủ Nhật Tổng thống Donald Trump nói rằng bình luận của ông đưa ra là dựa trên một bản tin trên truyền hình mà ông đã xem trước đó.

Tổng thống Donald Trump tại một cuộc họp báo.

Ông Trump, ngay trong tuần đầu tiên khi nhậm chức đã cố gắng thắt chặt vấn đề an ninh biên giới, phát biểu tại cuộc mít-tinh hôm thứ Bảy rằng Thụy Điển đã gặp vấn đề nghiêm trọng với những người nhập cư.

Ông Trump nói: “Bạn hãy xem những gì đang xảy ra đêm qua ở Thụy Điển. Chính tại Thụy Điển. Ai sẽ tin này chứ? Thụy Điển tiếp nhận lấy số lượng lớn người nhập cư. Họ đang gặp phải các vấn đề mà trước đó họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ xảy ra.”

Thật ra không có sự cố gì xảy ra ở Thụy Điển và chính quyền Thụy sĩ rất bối rối, đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giải thích.

Ông Trump cho biết trong một tweet vào ngày Chủ Nhật: “Tuyên bố của tôi về những gì đang diễn ra ở Thụy Điển là dựa theo một câu chuyện trên kênh truyền hình FoxNews có liên quan đến di dân & Thụy Điển.”

Fox News, một kênh truyền hình của Hoa Kỳ được ông Trump ủng hộ, hôm thứ Sáu đưa tin về vấn đề tội phạm được cho là có liên quan đến người nhập cư ở Thụy Điển.

Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói với các phóng viên hôm Chủ nhật rằng ông Trump đã đề cập việc tăng tội phạm nói chung, chứ không phải là một vụ việc cụ thể ở một nước Bắc Âu.

Số liệu thống kê chính thức cho thấy tỷ lệ tội phạm của Thụy Điển đã giảm kể từ năm 2005, ngay cả khi nước này tiếp nhận hàng trăm ngàn người nhập cư từ các nước có chiến tranh tàn phá như Syria và Iraq.

Lời bình luận của ông Trump làm Stockholm cảm thấy hổ thẹn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Catarina Axelsson nói: “Chúng tôi đang cố gắng để mọi thông tin được rõ ràng.”

Đại sứ quán Thụy Điển tại Mỹ lặp lại lời bình trên twiter của ông Trump về bản tin trên kênh truyền hình Fox, và nói thêm rằng: “Chúng tôi mong muốn thông báo cho chính quyền Hoa Kỳ rõ về chính sách nhập cư và hội nhập của Thụy Điển.”

Ông Trump đã bị chỉ trích rất nhiều khi đưa ra những phán xét mà không có bằng chứng hoặc ít chứng cứ.

Theo VOA

Không phải Mỹ, Trung Quốc… đây mới thực sự là quốc gia đang dẫn đầu thế giới ở mọi khía cạnh

Tại đất nước Thụy Điển, bạn có thể nhìn thấy rất nhiều chỉ số về xã hội, về kinh tế thuộc hàng top đầu trên thế giới: Thuận lợi kinh doanh, tham nhũng (hầu như không có) hay bình đẳng giới, đổi mới sáng tạo, nền kinh tế cạnh tranh…

Nếu bạn là người Thụy Điển thì ngay bây giờ, bạn nên cảm thấy thật tự hào về chính quốc gia của mình. Dưới đây là một vài lý do giải thích tại sao lại như vậy.

Thật dễ dàng để làm ăn kinh doanh tại Thụy Điển

Lúc này, chuyện làm ăn kinh doanh thực sự là rất dễ dàng tại Thụy Điển. Bạn có thể trở thành ông chủ một cách rất thuận lợi, miễn là bạn có một ý tưởng tốt.

Chẳng thế mà quốc gia này đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng thường niên của Forbes về những quốc gia tốt nhất để khởi sự kinh doanh. Cần nhớ rằng, trong bảng xếp hạng này, cường quốc kinh tế là Mỹ chỉ xếp thứ 23.

Còn nhớ 10 năm trước, Thụy Điển vẫn còn xếp hạng có thứ 17. Kể từ đó, Thụy Điển đã bắt tay khởi động một loạt các sáng kiến mới nhằm thay đổi hình ảnh của cả nền kinh tế.

Theo đó, Forbes viết: “Trong hơn hai thập kỷ qua, Thụy Điển đã cắt giảm nguồn chi cho phúc lợi xã hội của mình, bãi bỏ bớt các quy định và cũng thay đổi các chính sách kiềm chế ngân sách cho nhiều đối tượng”.

Nhờ đó, “trái ngọt” đã đến với nền kinh tế đất nước Bắc Âu này. Thụy Điển giờ đây là ngôi nhà của rất nhiều đổi mới công nghệ tiên phong. Thậm chí, nhiều thương hiệu rất nổi tiếng trên thế giới cũng đã đặt chân tới Thụy Điển, bao gồm có Volvo, Electrolux, Ericsson, IKEA và H&M…

Ở Thụy Điển, tham nhũng tuyệt nhiên không có

Thụy Điển có tỷ lệ tham nhũng thấp đến độ có vẻ như nạn này đã không thể sống được tại đất nước Bắc Âu này. Đồng thời, nước này cũng xếp thứ 4 trong Chỉ số nhận thức tham nhũng từ người dân được công bố mới nhất Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Điều này đã chứng tỏ một nền dân trí cao của người dân Thụy Điển.

Thụy Điển ở nhóm màu sáng – nhóm các nước có tỷ lệ tham nhũng thấp

Không nơi đâu có tình trạng bình đẳng giới tốt như Thụy Điển

Thụy Điển có vị trí thứ 4 trong Chỉ số về bình đẳng giới năm 2016 của WEF (the World Economic Forum’s Global Gender Gap Index) – một vị trí thuộc nhóm dẫn đầu.

Thời gian gầy đây, đất nước này cũng chứng kiến sự tăng lên đáng kể của số phụ nữ làm việc trong các ngành lập pháp, số phụ nữ là quan chức cấp cao Chính phủ hay giữ vị trí quản lý giám đốc các công ty. Tổng số phụ nữ này, theo ghi nhận, đã có thể tương đương với số phụ nữ đang tại vị các vị trí bộ trưởng ở Thụy Điển.

Có thể nói, không nơi đâu trên thế giới mà những người phụ nữ được trao nhiều cơ hội đến như như được đất nước Bắc Âu này.

Một đất nước của sự đổi mới sáng tạo không ngừng

Năm 2016 vừa qua, Ủy ban Đổi mới châu Âu đã ghi nhận Thụy Điển ở vị trí hàng đầu về đổi mới sáng tạo trên khắp Châu Âu. Cùng với Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Thụy Điển chính là một trong số những đất nước đang dẫn dắt phong trào đổi mới sáng tạo tại lục địa già.

“Thụy Điển, một trong các nhà dẫn dắt sự đổi mới sáng tạo, cùng với Đan Mạch, Phần Lan, Đức và Hà Lan”

Khả năng đổi mới sáng tạo này được đo bằng hiệu suất sáng tạo trung bình, thường tính trên cả thảy 25 chỉ tiêu. Ở đó, Thụy Điển dẫn đầu trong chỉ tiêu về “nguồn nhân lực”. Điều đó có nghĩa là đất nước này có số lượng lớn các lao động có tay nghề cao và được đào tạo bài bản, cũng như có nhiều các bài nghiên cứu khoa học đạt chất lượng tốt nhất.

Cầm hộ chiếu Thụy Điển trong tay, gần như bạn có thể đi đến khắp các quốc gia thế giới

Sức mạnh của một hộ chiếu được định nghĩa theo số quốc gia mà một cá nhân nắm giữ hộ chiếu đó có thể nhập cảnh vào mà không có sự khó khăn nào hết.

Thụy Điển nằm vào nhóm có hộ chiếu mạnh trên thế giới (màu ngả xanh)

Theo đó, Đức và Thụy Điển đang đứng đầu danh sách các quốc gia có hộ chiếu mạnh nhất. Trong đó, Đức hơn Thụy Điển với chỉ một nước, vì thế hộ chiếu Thụy Điển tuy mạnh thứ hai nhưng vô hình chung vẫn được coi là thuộc top mạnh nhất thế giới.

(Bảng xếp hạng được biên soạn bởi công ty Henley & Partners đã chỉ ra người mang hộ chiếu Đức có thể đi đến 177/218 quốc gia, còn người mang hộ chiếu Thụy Điển thì có thể ghé thăm 176/218 quốc gia).

Nơi ở hoàn hảo cho những người cao tuổi

Thụy Điển đứng thứ ba trong chỉ số Global Index AgeWatch được đo năm 2015 – một chỉ số đo chất lượng cuộc sống cho những người cao tuổi. Ở chỉ số này, Thụy Điển có thứ hạng khá cao ở các hạng mục như tỷ lệ người lớn tuổi có việc làm (73,6%) hay tỷ lệ người học vấn có trình độ học vấn cao (68,7%).

“Vương quốc” dành cho người cao tuổi

Đúng là như vậy, ở đất nước này, đến những người già khó tính nhất cũng phải hài lòng với cuộc sống. Thủy Điển đạt điểm an toàn là 7,3/10 điểm, điểm tự do dân sự là 9,4/10 điểm và điểm về các hình thức giao thông công cộng luôn có sẵn là 6,5/10 điểm.

Thụy Điển cũng xếp hạng rất cao tại các lĩnh vực bảo vệ an toàn cho thu nhập người dân, với phạm vi bảo hiểm thu nhập hưu trí lên tới 100%. Nhờ đó, ở đất nước này, tỷ lệ hộ nghèo mà là những người cao tuổi chỉ ở mức 5,3%, thấp hơn hẳn 3% so với mức trung bình trong khu vực.

Đến Thụy Điển không cần lo biết tiếng địa phương, vì người Thụy Điển nói tiếng Anh “siêu” giỏi

Người Thụy Điển nói tiếng Anh, phải nói là rất rất tốt, chỉ thua mỗi những người đến từ Hà Lan hay Đan Mạch. Thậm chí nhiều người khi nghe người Thụy Điển nói tiếng Anh còn nói đùa rằng: “Thụy Điển nằm ở phần nào của nước Anh ?”

Có được điều này là do ở Thụy Điển trong khoảng 40 năm qua, Tiếng Anh đã luôn là một môn học bắt buộc trong suốt quá trình tiểu học và trung học của học sinh. Các phương tiện truyền thông cũng rất ưu tiên tiếng Anh qua một loạt các kênh, chương trình bằng tiếng Anh.

Vì thế, không khó hiểu khi thấy Tiếng Anh là thế mạnh của người Thụy Điển, đồng thời cũng là một yếu tố giúp Thụy Điển đánh bại các quốc gia khác về nhiều khía cạnh.

Cuối cùng là điều không ai có thể phủ nhận: Thụy Điển chính là đất nước danh tiếng nhất thế giới

Với tất cả những điều trên, không là khó hiểu khi Bảng xếp hạng danh tiếng RepTrak xếp Thụy Điển đứng đầu bảng trong các quốc gia có danh tiếng tốt nhất trên thế giới, chứ không phải vẫn thường xuyên phải đi marketing hình ảnh của mình thông qua khía cạnh văn hóa như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Điều không thể phủ nhận: Thụy Điển có danh tính quốc gia đứng đầu thế giới

Theo đó, RepTrak đã mô tả Thụy Điển như một chốn đáng sống nhất trên thế giới với không gian sống xanh, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, là một đất nước an toàn cho phụ nữ, có sự minh bạch trong các phương tiện truyền thông và cuối cùng, đơn giản, đó là một đất nước xinh đẹp.

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p1)

Đây là Phần 8 của loạt bài viết ” Sách học ngữ pháp Thụy Điển ” .

Chương này được viết với tham vọng giải thích một phần cho các bạn mới học tiếng Thụy Điển. Việc dùng từ ngữ đế mô tả cách phát âm quả là một vấn đề không dễ. Nếu khi đọc bắt đầu thấy lộn xộn, bạn nên tạm bỏ qua, để rồi kiếm tra lại khi bạn đã học được một phần cách phát âm trực tiếp từ người Thụy Điển.

Tiếng Thụy Điển có các mẫu tự (chữ cái) như trong bảng dưới đây. Để tránh sự lầm lẫn khi giải thích cách phát âm trong chương này, chúng tôi sẽ viết các mẫu tự tiếng Việt bằng chữ nghiêng. Các chữ in nhỏ trong cột bên phải của bảng dưới đây phải được phát âm rất nhẹ và lướt sang chữ lớn tiếp theo (ví dụ: biò). Nếu chữ nhỏ ấy lại ở sau cùng thì phát âm nhẹ lướt, hầu như chỉ để môi, miệng và lưỡi cho đúng chỗ của chữ ấy rồi cho âm «chết ngay» khi mới phát ra (ví dụ: ưi). Cách phát âm của các mẫu tự sẽ được mô tả kỹ hơn trong chương này.

Cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Thụy Điển

Ghi chú : Cách phát âm này không đúng lắm. Hãy xem cách đọc ờ phần tiếp theo!

1. Nguyên âm và phụ âm

Trong các ngôn ngữ, các âm đều chia ra làm hai nhóm lớn: nguyên âm (vokal) và phụ âm (konsonant). Tiếng Thụy Điển có 9 nguyên âm và 18 phụ âm:

Nguyên âm: i e ä y ö o å a u
Phụ âm: p t k b d g s sj t j h f v j l r m n ng

Có nhiều âm không có mẫu tự riêng, vì vậy chúng phải viết bằng những mẫu tự ghép, chẳng hạn như: sj, tj và ng. (Việc các âm này được hình thành như thế nào sẽ trình bày sau.)

Cách phát âm cũng khác nhau tùy theo địa phương, giống hệt như tiếng của các miền Việt nam. Trong chương này, chúng tôi trình bày theo cách phát âm của Stockholm và miền trung Thụy Điển.

2. Sự tạo nên các âm, Hữu âm và vô âm

Để hiểu sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm, bạn phải biết các âm được tạo nên như nào. Các âm được tạo nên khi không khí từ phổi đi qua yết hầu, cuống họng và miệng. Ở yết hầu, không khí phải qua một khe hẹp, chính mép khe hẹp này làm phát ra âm. Phần yết hầu chứa khe hẹp này gọi là thanh quản. Nếu hai mép khe hẹp này được đưa sát vào nhau, chúng sẽ bị rung động khi không khí từ phổi đi qua. Như vậy, một âm hữu âm (âm vang) được phát ra. Bạn có thể thử phát ra âm dài aaaa. Nếu đồng thời ấn ngón tay lên thanh quản, bạn có thể cảm thấy sự rung động của âm này. Ngược với âm hữu âm là âm vô âm (âm không vang). Âm vô âm được phát ra không có sự rung động của thanh quản.

Tất cả các nguyên âm đều là âm hữu âm.

Còn phụ âm được chia làm phụ âm hữu âm và phụ âm vô âm. Bạn có thể kiểm tra sự khác nhau đó bằng cách nói kéo dài vvvv hoặc ssss. Nếu đặt tay lên thanh quản, bạn sẽ thấy rằng V là âm hữu âm, còn s là âm vô âm. Sự khác biệt cơ bản giữa nguyên âm và phụ âm là không khí có thể thoát ra tự do qua cuống họng và miệng khi nguyên âm được hình thành. Còn khi tạo nên một phụ âm, thì có sự bóp nghẹt hoặc đóng kín ờ chỗ nào đó. Rõ rệt nhất là sự «cản trỞ» do môi tạo nên. Ví dụ khi phát âm từ pappa, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng: môi bạn sẽ khép lại trong chốc lát khi bạn phát ra âm p và mở ra khi bạn phát ra âm a. Hãy nhìn vào gương mà phát âm, bạn sẽ rõ.

Chú ý: Mẫu tự còn gọị là chữ cái.

Âm là tiếng phát ra khi bạn đọc một mẫu tự. Ví dụ mẫu tự a có thể có âm 0 và mãu tự O có thể có âm ô.

3. Trọng âm và trường độ

Những từ sau đây được phát âm khác nhau, mặc dù chúng có cùng một âm:

formel hình thức formell có hình thức (tính từ)
banan quả chuỗi banan tuyẽn, đường (dạng xác định)

Sự khác nhau ở đây là các phần của từ ngữ được phát âm mạnh nhẹ khác nhau. Phần được phát âm mạnh có dấu trọng âm. Trọng âm này không bao giờ được ghi trong văn viết, mặc dù ưong nhiều trường hợp rất khó biết nó nằm ờ chỗ nào. Vì vậy, ở một số chương trong sách này, chúng tôi cố ý đặt trọng âm bằng cách: đặt dấu trừ (-) hoặc dấu chấm (.) dưới các nguyên âm:

formel formell

Thông thường nhất trong tiếng Thụy Điển là nguyên âm đầu tiên trong một từ được mang trọng âm. Tuy vậy cũng có rất nhiều ngoại lệ không thể áp dụng qui tẳc này được.

Một nguyên nhân nữa làm từ ngữ cần phải được đánh dấu trọng âm là:

+ Nguyên âm mang trọng âm có thể là nguyên âm dài hoặc nguyên âm ngắn.
+ Nguyên âm không mang trọng âm bao giờ cũng là nguyên ngăn.

Như vậy, dưới nguyên âm dài sẽ được đánh dấu trừ (-) và dưới nguyên âm ngắn sẽ được đánh dấu chấm (.). Còn dưới nguyên âm không mang trọng âm thì dĩ nhiên người ta không đặt thêm một dấu hiệu nào cả và chúng luôn luôn là những nguyên âm ngắn. Chú ý rằng các trọng âm không ghi trong văn viết. Ví
dụ:

4. Thanh bằng và thanh trắc

Tiếng Thụy Điển có hai thanh: thanh bằng (akut accent) và thanh trắc (grav accent). Thanh bằng của tiếng Thụy Điển phát âm gần giống dấu huyền của tiếng Việt, nhưng âm điểm xuất phát cao hơn và kéo dài nhanh xuống. Còn thanh trắc của Thụy Điển được phát âm gần giống dấu sắc của tiếng Việt. Ví dụ:

Trong từng cặp ví dụ trên, trọng âm được đặt ở cùng một nguyên âm, nhưng chúng được phát âm bằng những «âm điệu» khác nhau. Làm sao nhận biết được sự khác biệt của chúng? Đây có thể là một điều khó khăn cho nhũng người ngoại quốc học tiếng Thụy Điển. Để sự phát âm được hoàn hảo, bạn cần phải phân biệt được các âm tiết. Nếu không, có thể gây ra sự ngộ nhận. Bạn nên bắt đâu học từng từ một, đến một trình độ khá, bạn sẽ thấy điều này dễ dàng hơn.
Các từ ghép (sammansatta ord) được hình thành bằng cách ghép hai (hay nhiều) từ thành một và chúng thường có thanh bằng:

polis + man —> polisman người cảnh sát
bam + vakt —> barnvakt sự trông trẻ, sự giữ trẻ

Chú ý rằng trong tiếng Việt:

Những từ có thanh bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Những từ có thanh trắc là những từ có dấu sắc, nặng, hỏi và ngã.
Âm điệu là những âm cao thấp khác nhau.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)

Hướng dẫn thủ tục xin cấp visa du lịch thăm thân nhân tại Thụy Điển

Hiện nay, Đại Sứ Quán Thụy Điển tại Việt Nam đã mở trung tâm tiếp nhận thị thực VFS. Như vậy, thay vì phải đến Đại Sứ Quán để nộp hồ sơ xin thị thực, hồ sơ xin thị thực có thể được nộp tại hai địa chỉ sau:
Thành phố HCM: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển Tòa nhà Resco, tầng 4, 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại:0084-8-39390891

Hà Nội: Trung tâm tiếp nhận Thị thực Thụy Điển. Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoai: 0084-4-39729449

1. PHÍ THỊ THỰC

Schengen Thị thực (cho người lớn) 60 EURO hoặc 1,450,000 VND
Schengen Thị thực (trẻ em từ 6 đến 12 tuổi) 35 EURO hoặc 850, 000 VND
Phí thị thực phải được thu bằng tiền mặt việt nam đồng theo tỷ giá hiện tại và có thể thay đổi mà không cần báo trước
Ngoài phí thị thực, người nộp đơn phải trả phí dịch vụ của VFS là 700,000 VND cho mỗi hồ sơ bằng tiền mặt
Tất cả các loại phí phải được trả trước và không hoàn lại
Người nộp đơn có thể lựa chọn dịch vụ SMS với mức phí là 60000 đồng cho mỗi hồ sơ
Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí thị thực Schengen ngắn hạn tới Thụy Điển

2. HỒ SƠ YÊU CẦU

A. NGƯỜI NỘP ĐƠN

a. Đơn xin cấp visa Schengen – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link tải: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba6312919/1473412281555/blvisa_119031_en.pdfb. Mẫu đơn chi tiết về gia đình (số 239011 ) – phải được điền đầy đủ thông tin và có chữ ký của người nộp đơn. Link để tải đơn: http://www.migrationsverket.se/download/18.5e83388f141c129ba631288c/1475142021187/bl_fam_239011_en.pdf c. Bảng câu hỏi Questionnaire. Link để tải bảng câu hỏi: https://www.vfsglobal.se/vietnam/pdf/Questionnaire_VFS_friends_and_family_110615.pdf
d. Hộ chiếu gốc – còn hạn ít nhất 3 tháng sau khi rời khỏi các nước thuộc khối Schengen và phải có ít nhất 2 trang chưa sử dụng.
e. Lệ phí visa
f. Bản sao Sổ hộ khẩu
g. Bản sao Giấy khai sinh
h. Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
j. Giấy chứng nhận gốc của cơ quan đang công tác hoặc tương đương (nếu có) – nêu rõ vị trí, thời gian công tác, bảng lương ba tháng gần nhất, và xác nhận của cơ quan cho phép người nộp đơn được nghỉ phép
i. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tự kinh doanh (nếu phù hợp) –một bản sao giấy đăng ký kinh doanh và hóa đơn thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất
k. Sinh viên (nếu phù hợp) – giấy xác nhận của trường. Nếu người nộp đơn đi du lịch trong kỳ nghỉ, cần nộp thêm giấy xác nhận của trường về việc người nộp đơn sẽ theo học trong năm học/học kỳ tiếp theo
l. Nghỉ hưu (nếu phù hợp) – Xác nhận lương hưu
m. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi (nếu có) – Một bản sao Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Mức sinh hoạt ở Thụy Điển đòi hỏi phải có 450 SEK mỗi ngày cho một người
n. Bằng chứng về mối quan hệ – chứng minh mối quan hệ giữa người nộp đơn và người mời (ví dụ: Bản sao hộ khẩu hoặc giấy khai sinh)
o. Bản sao Đặt vé máy bay khứ hồi (người nộp đơn không nên mua vé máy bay cho đến khi thị thực đã được cấp) – xin lưu
y’ nếu được cấp, thời hạn visa sẽ được dựa trên bản sao đặt vé khứ hồi này
p. Bản sao Bảo hiểm du lịch – có giá trị cho tất cả các nước trong khối Schengen và bao gồm toàn bộ thời gian của chuyến đi, kể cả thời gian quá cảnh. Trị giá bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO

B. NGƯỜI MỜI

a. Giấy mời gốc (số 241011) – phải là bản gốc và được điền đầy đủ thông tin bởi người mời. Link tải: http://www.migrationsverket.se/…/14…/Inbjudan_241011_eng.pdf
b. Bản sao Personbevis của người mời (Khi đến skatteverket phải trình bày rõ xin personbevis với mục đích mời người thân sang thăm)
c. Bản sao hộ chiếu của người mời – cùng với bản sao các trang thị thực xuất /nhập cảnh vào Việt Nam
d. Giấy phép định cư ở Thụy Điển được cấp gần đây của người mời (nếu có)
e. Bằng chứng có đủ tài chính cho toàn bộ chuyến đi của người nộp đơn (nếu phù hợp) – nếu người mời hỗ trợ tài chính cho cả chuyến đi , cần cung cấp tài liệu chứng minh tài chính của người mời (ví dụ như Giấy xác nhận thu nhập hàng năm, giấy nộp thuế, xác nhận lương hưu hoặc sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất… vv)

C. TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI

a. Bản sao Giấy khai sinh của trẻ
b. Bằng chứng về sự giám hộ/hoặc đồng ý (nếu có) – Nếu người nộp đơn nằm dưới sự giám hộ duy nhất của cha hoặc mẹ, cần phải nộp giấy xác nhận giám hộ. Tài liệu phải là bản gốc và do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp.
c. nếu đi du lịch một mình –Thư chấp thuận của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp kèm theo bản sao CMTND/hộ chiếu còn giá trị của cả cha, mẹ hoặc người giám hộ
d. Nếu đi thăm cha hoặc mẹ – thư chấp thuận có chữ ký của người còn lại và bản sao CMTND/hộ chiếu hợp lệ
e. Bản sao Sổ hộ khẩu
f. Xác nhận của trường nơi trẻ đang theo học cho phép trẻ vắng mặt trong thời gian chuyến đi
g. Bản sao Giấy chứng tử (nếu có) – nếu cha hoặc mẹ đã mất

CHÚ Ý: Các tài liệu trên cần được nộp cho Trung tâm VFS bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển vào ngày nộp đơn. Tài liệu bằng tiếng Việt phải được nộp kèm theo bản dịch tiếng Anh do một văn phòng dịch thuật có chức năng dịch và được hợp thức hoá lãnh sự

Nguồn thông tin: https://www.vfsglobal.se/vietnam/

Những điểm mới trong luật định cư Thụy Điển năm 2017

Trong bài viết này xin chia sẻ cùng mọi người những nội dung chính của LUẬT ĐỊNH CƯ THỤY ĐIỂN 2017 – Luật được Quốc Hội Thụy Điển thông qua vào 21.06.2016 và chính thức có hiệu lực từ 20.07.2016 (Luật dự kiến có hiệu lực trong 3 năm).

Về cơ bản, mục đích chính của Luật 2016 là siết chăt qui định đối với người tị nạn mới, hạn chế khả năng được phép định cư lâu dài tại Thụy Điển của người tị nạn mới cũng như gia đình của họ. Về nội dung của Luật, có thể chia ra hai phần. Phần một, đối tượng ảnh hưởng trực tiếp là người xin tị nạn tại Thụy Điển. Từ 20.07.2016, những người được Sở Di Trú đồng ý cho phép tị nạn tại Thụy Điển sẽ chỉ được cấp giấy phép cư trú tạm thời (3 năm hoặc 13 tháng tùy theo trường hợp), thay vì được cấp giấy phép cư trú vĩnh viễn như trước đây. Sau thời hạn cư trú tạm thời, những người này sẽ xin được giấy phép cư trú vĩnh viễn nếu họ có thu nhập từ việc làm hoặc các hoạt động kinh doanh.

Phần hai, là phần đa số người Việt rất quan tâm, vì đối tượng ảnh hưởng của nó là tất cả những người đang sống tại Thụy Điển và muốn đưa người thân GẦN NHẤT (chồng/vợ, con, bạn gái/bạn trai) của mình từ một nước khác sang sống cùng tại Thụy Điển. Theo luât mới, nếu bạn muốn đưa vợ hoặc/và con sang đoàn tụ với bạn ở Thụy Điển, bạn PHẢI chứng minh được cho Sở Di Dân thấy là bạn có nhà đủ lớn cho bạn và gia đình bạn ở, và thu nhập đủ nhiều để trang trải sinh hoạt phí cho bạn và gia đình bạn. Những qui định này áp dụng KỂ CẢ BẠN LÀ NGƯỜI CÓ QUÓC TỊCH THỤY ĐIỂN, HAY LÀ NGƯỜI CÓ ĐỊNH CƯ VĨNH VIỄN VÀ ĐÃ SỐNG Ở THỤY ĐIỂN ÍT NHẤT 4 NĂM. Những qui định cụ thể về nhà ở và thu nhập như sau:

a. Về nhà ở: Nếu chỉ có 2 người lớn, nhà cần có tổng số phòng là 2 phòng cùng bếp hoặc một góc bếp nhỏ. Nếu có thêm trẻ em thì cần có thêm phòng ngủ và 2 trẻ em có thể chia sẻ cùng nhau một phòng ngủ.

b. Về thu nhập: Bạn phải chứng minh được bạn có nguồn thu nhập hàng tháng (có thể là lương, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp…) đủ để chi trả sinh hoạt phí cho CÁ NHÂN BẠN VÀ CHO CẢ NGƯỜI BẠN MUỐN ĐÓN SANG SỐNG CÙNG. Có rất nhiều người băn khoăn, vậy thu nhập như thế nào thì được Sở Di Dân coi là ĐỦ???? Trong văn bản Luật cũng như trên trang thông tin chính thức của Sở Di Dân không hề đề cập số liệu cụ thể. Vậy làm sao để chúng ta biết bao nhiêu là ĐỦ?

Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cần biết đến một khái niệm gọi là “normalbelopp”. “Normalbelopp” là qui định về số tiền tối thiểu một cá nhân cần có trong một tháng để chi phí cho thức ăn, quần áo, điện thoại, đi lại, di chuyển….khi sống tại Thụy Điển. “Normalbelopp” được quyết định bởi quốc hội Thụy Điển (Riksdagen) và được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tính hình kinh tế. Sở Di Dân dựa trên số liệu này để đánh giá về tiêu chuẩn thu nhập của các hồ sơ xin định cư.

Normalbelopp cho năm 2016 là:
4 679 KR cho một người trưởng thành
7 729 KR cho một cặp vợ chồng hoặc một cặp đôi sống chung
2 482 KR cho một trẻ em từ 0 – 6 tuổi
2 857 KR cho một trẻ em từ 7 tuổi trở lên

Những thông tin trên được tổng hợp từ những nguồn tham khảo sau:
http://www.regeringen.se/…/utkast-till-lagradsremiss-om-beg…
http://www.migrationsverket.se/…/Begransad-ratt-till-uppeha…
http://www.regeringen.se/…/forsorjningskrav-for-anhoriginv…/

Nguồn : bài viết được lấy từ chia sẻ của facebooker : Thuy Le trong Cộng đồng người Việt ở Thụy Điển.

Chính sách về định cư Thụy Điển theo diện lao động

Trong nội dung bài viết này sẽ nói tới các vấn đề :
– Gia hạn giấy phép lao động khi giấy phép cũ hết hạn.
– Điều kiện để được định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển khi tổng thời gian lao động là 4 năm.

Nếu bạn có giấy phép lao động tại Thụy Điển và muốn tiếp tục làm việc sau khi giấy phép của bạn hết hạn thì bạn cần phải đăng ký gia hạn giấy phép của bạn. Bên cạnh đó giấy phép phải có thời hạn lao động là sáu tháng trở lên do người chủ doanh nghiệp đã ký và bạn phải đăng ký gia hạn trước khi giấy phép hiện tại của bạn hết hạn thì bạn có quyền tiếp tục làm việc trong khi chờ đợi quyết định.

Trong trường hợp bạn có giấy phép lao động hoặc giấy phép định cư nào khác ( đã có giấy phép lao động của chủ hãng A và liên hệ thêm với chủ hãng B để ký thêm 1 công việc khác ) để cho phép bạn tiếp tục làm việc thì bạn phải có 1 giấy phép có thời hạn 6 tháng trở lên để được tiếp tục làm việc trong thời gian chờ đợi. Nó áp dụng cho cả những giấy phép khác như du học hoặc thăm thân nhân ở Thụy Điển. Nếu như trong thời gian này bạn thay đổi chủ lao động, công việc và gửi thư xin đăng ký giấy phép lao động mới trước khi giấy phép lao động trước đó của bạn hết hạn thì bạn có thể bắt đầu làm việc cho đến khi bạn nhân được quyết định cấp giấy phép mới dù cho thời hạn trong giấy phép cũ có hết hạn hay bao lâu đi chăng nữa.

Gia hạn giấy phép cho lao động ở Thụy Điển

Để bạn có thể gia hạn giấy phép lao động , thì mức lương và những điều kiện khác trong hợp đồng lao động ít nhất phải đáp ứng được ở mức thỏa ước lao động tập thể hoặc thực tập trong ngành nghề đó. Và công việc đó cũng phải có mức lương thấp nhất là 13000 kronor /tháng trước thuế. Và những điều kiện khác cũng phải được đảm bảo trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn phải được đảm bảo về bảo hiệm bệnh tật, bảo hiểm nhân mạng , bảo hiểm an toàn lao động và bảo hiểm hưu trí trong suốt thời gian của giấy phép lao động. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Thay đổi chủ doanh nghiệp hay nghề nghiệp

Giấy phép lao động giữa bạn với chủ hãng cùng với ngành nghề mà bạn được cấp trong quyết định chỉ có thời hạn áp dụng trong thời gian 24 tháng. Nếu như doanh nghiệp thay đổi số đăng ký kinh doanh , bạn có chủ mới hoặc công việc mới, hoặc những điều kiện lao động bị thay đổi không giống như trong giáy phép lao động của bạn thì lúc đó bạn cần phải đăng ký một hồ sơ xin giấy phép lao động mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó cho các yêu cầu lao động vẫn được áp dụng.

Khi bạn có giấy phép lao động trong 24 tháng và bạn đã được gia hạn giấy phép lao động thi bạn có thể thay đổi chủ lao động mà không cần phải làm thủ tục đăng ký nào khác trong cùng ngành nghề của bạn.
Nếu như công việc mới của bạn bao gồm việc bạn thay đổi nghề nghiệp thì bạn phải làm thủ tục đăng ký mới. Những điều khoản trong quyết định trước đó về giấy phép lao động của bạn sẽ bị hạn chế trong phạm vi giới hạn của nghề nghiệp đó.

Khi bạn đã nộp hồ sơ đăng ký thì bạn có thể bắt đầu làm việc trước khi bạn được nhận kết quả miễn là bạn đã làm thủ tục đăng ký trước khi giấy phép cũ của bạn hết hạn. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp của bạn phải đăng báo tuyển dụng lao động trong Thụy Điển và trong khối Châu Âu và Thụy Sỹ trước khi bắt đầu tuyển dụng bạn. Khi bạn đăng ký gia hạn giấy phép lao động bạn cần phải đưa ra những điều kiện bắt bắt buộc như đã kể trên trong giấy phép lao động đã được đáp ứng mỗi tháng trong thời gian bạn làm việc ở Thụy Điển. Bạn cũng cần phải chứng minh rằng bạn vẫn đang tiếp tục làm công việc mà bạn đã được ký với chủ hãng trong hợp đồng lao động.

Giấy phép định cư vĩnh viễn

Khi bạn đã có giấy phép lao động do chủ doanh nghiệp ký và làm việc trong tổng cộng 4 năm kể từ 7 năm gần đây nhất thi bạn sẽ được cấp giấy phép định cư vĩnh viễn. Bạn sẽ được làm việc cho chủ lao động cùng với ngành nghề mà bạn được đã được ký trong giấy phép lao động của bạn.

Những trường hợp xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian

Nếu như bạn đã đăng ký xin tị nạn và được nhận giấy phép định cư có giới hạn thời gian thì bạn vẫn có thể được giấy phép định cư vĩnh viễn khi giấy phép của bạn hết hạn và lúc đó bạn có một công việc mà nó có thề nuôi sống bạn. Nó áp dụng cả cho những người có giấy phép cư trú tạm thời do hoàn cảnh đặc biệt thương tâm hoặc những người thuộc diện chính sách của chính phủ. Ngoài tiền lương và các điều kiện khác phải được đảm bảo ít nhất ở mức độ giống với với các thoả ước tập thể Thụy Điển hoặc các điều kiên thực hành trong nghề nghiệp đó thì bạn phải là 25 tuổi trở lên. Nếu bạn dưới 25 tuổi có thể nhận được cư trú vĩnh viễn vì công việc mà bạn đang làm đã được đào tạo từ một nền giáo dục trung học hoặc tương đương. Người chủ lao động của bạn cũng phải báo cáo cho cơ quan Thuế Thụy Điển rằng bạn làm việc đó. Việc thông báo được thực hiện không muộn hơn một tháng sau khi bạn đã bắt đầu làm việc.

Nguồn :  http://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Forlanga-tillstand.html

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 2

2 .Các lọai từ

Hầu hết trong các ngôn ngữ, từ ngữ đều tuân theo một số qui tắc văn phạm. Để trình bày vấn để này, người ta chia từ ngữ thành các loại từ (ordklass). Trong phần trước chúng ta đã gặp một loại từ quan trọng là động từ. Nó luôn đứng ở vị trí nhất định trong câu. Ngoài ra động từ có một đặc tính tiêu biểu là cách chia động từ bằng những đuôi nhất định.

2.1 Động từ và cách chia động từ

Như chúng ta đã thấy, động từ thường diễn tả hành động hoặc những gì xảy ra. Động từ có những dạng khác nhau tùy thuộc vào thởi gian khi hành động hoặc sự việc đó xảy ra. Các dạng khác nhau của động từ tùy thuộc vào thời gian gọi là thì hoặc thời (tempus). Đây là vấn đề quan trọng nhất trong cách chia động từ. Trong những cặp mệnh đc sau đây, động từ có các dạng khác nhau, vì chúng biến dạng theo các thì khác nhau:

Olle arbetar i dag. Olle làm việc hôm nay.
Olle arbetade i går. Olle đã làm việc hôm qua.
Olle dansar nu. Olle đang khiêu vũ lúc này.
Olle dansade för en timme sedan. Olle đã khiêu vũ 1 giờ trước.
Olle duschar nu. Olle đang tắm lúc này
Olle duschade i morse. Olle đã tắm lúc sáng nay.

Trong từng cặp mệnh đề trên, động từ trong câu thứ nhất chấm dứt bằng r, trong câu thứ hai bằng de. Như vậy, r và de là hai đuôi khác nhau của động từ. Đuôi r cho thấy sự việc đang xảy ra ở thì hiện tại (presens). Còn đuôi de cho thấy sự việc đã xảy ra ở thì quá khứ (preteritum có sách gọi là imperfekt).

Tiếng Thụy Điển không phân biệt giữa động từ hoàn thành hoặc chưa hoàn thành như một số ngôn ngữ khác. Các ví dụ sau đây, khi dịch sang một số ngôn ngữ khác thì có những điều đặc biệt về cách chia động từ, còn đối với người nói tiếng Việt thì tương đối hiển nhiên:

Peler đang nói chuyện bằng điện thoại đúng vào lúc này.
Petcr thường nói chuyện bằng điện thoại.
Peter đã nói chuyện điện bằng thoại lúc 4 giở.
Peter đã nói bằng điện thoại cả ngày hôm qua.

Ở ví dụ thứ hai, bạn không thể xác định được Peter nói chuyện khi nào: quá khứ, hiện tại hay tương lai, nhưng động từ được dùng ở thì hiện tại.

Bước đầu học tiếng Thụy điển, bạn thường gặp động từ ở thì hiện tại, như ví dụ sau đây:

Sten cyklar. Sten đi xe đạp (đang đi xe đạp)
Bạn phải làm thế nào nẽu muốn hình thành một mệnh đề tương ứng với mệnh đề trên ở thì quá khứ? Để giải quyết vấn này, bạn phái chuyển động từ ở thì hiện tại sang thì quá khứ, theo qui tắc đơn giản sau:
Thì quá khứ = bỏ r của dạng hiện tại và đặt thêm de.
Ví dụ:
cyklar —> cykla/ + de —> cyklade

Hãy tập thành lập các dạng quá khứ của động từ trong những mệnh de sau đây:
Olle pratar. Olle đang nói chuyện.
Olle städar. Olle đang quét dọn.
Olle skrattar. Olle đang cười.

Giải đáp dĩ nhiên phải là:
Olle pratade. Olle đã nói chuyện.
Olle städade. Olle đã quét dọn.
Olle skrattade. Olle đã cưởi.

Vấn đề là không phải tất cả các động từ đều áp dụng theo qui tắc trên. Qui tắc trên chỉ đúng với các động từ tận cùng bằng ar ở thì hiện tại. Những động này gọi là động từ -ar. Ngoài ra còn một số khá nhiều những động từ tận cùng bằng er ở thì hiện tại, gọi là động từ -er. Chúng có dạng hơi khác ở thì quá khứ. Một số động từ trong nhóm này lại có dạng hoàn loàn khác, như trong ví dụ sau cùng dưới đây:

Olle läser. Olle đang đọc.
Olle läste. Olle đã đọc.
Olle skriver. Olle đangviết.
Olle skrev. Olle đã viết.

Tất cả các qui tắc dành cho các loại động từ sẽ được trình bày ở chương 9. Trước khi đọc đến chương dó, bạn nên dùng qui tắc thành lập thì quá khứ cho những động từ -ar. Nếu gặp phải một động từ loại khác, bạn nên tạm học thuộc lòng dạng quá khứ của chúng.

Khi tìm một động từ trong tự Điển, bạn thường thấy chúng được viết dưới dạng nguyên mẫu (infinitiv). Ví dụ như cykla, prata, läsa là dạng
nguyên mẫu của cyklar, pratar, läser. Động từ dạng nguyên mẫu thường tận cùng bằng a. Tiếc rằng dạng nguyên mẫu của động từ không có tác dụng gì cho các bạn mới học tiếng Thụy điển. Vì thế, trước hết bạn nên học động từ dạng hiện tại.

2.2 Danh từ và sự biến dạng của danh từ

Danh từ là từ chỉ người (kvinna ‘người đàn bà’, pojke ‘cậu bé’), thú vật (hund ‘con chó’, häst ‘con ngựa’) đồ vật (kniv ‘con dao’, sked ‘cái muống, cái thìa’) vật chất (vatten ‘nước’, järn ‘sắt’) và những khái niệm trừu tượng (skönhet ‘cái đẹp, vẻ đẹp’, styrka ‘cường độ’). Danh từ có nhiều nét đặc trưng trong cách đối của chúng, những vấn đề này sẽ được trình bày ở chương 10.

2.3 Số ít và số nhiều

Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, danh từ trong tiếng Thụy điển được đối theo số lượng (numerus’): sỗ ít (singular) và số nhiều (plural). Đuôi số nhiều có nhiều dạng khác nhau tùy theo từng loại danh từ. Ví dụ đổi stol sang số nhiều phải thêm ar: stol + ar —>; stolar. Nhưng khi đổi bank sang số nhiều lại thêm er: bank + er ->; banker.
Còn vài dạng khác nữa của số nhiều sẽ được trình bày kỹ ở phần 10.5. Giai đoạn đầu, bạn có thể học thuộc lòng những dạng số nhiều của một số danh từ bạn thường gặp phải.

2.4 Dạng xác định

Trong tiểng Thụy Điển, một danh từ thường đi kèm với một mạo từ (artikel) hay còn gọi là vật lượng từ. Có hai dạng: mạo từ không xác định (obestämd artikel) và mạo từ xác định (bestämd artikel):

MẠO TỪ KHÔNG XÁC ĐỊNH

en hund con chó
en katt con mèo

MẠO TỪ XÁC ĐỊNH
hunden con chó này
katten con mèo này

Mạo từ không xác định en là một từ độc lập có cùng dạng với số đếm là en : ‘một’. Người ta dùng từ này cho danh từ không xác định và thường phải đặt ra, ngay cả khi người ta không chú ý đến số lượng, miễn là danh từ ấy không chứa sẵn một mạo từ xác định. Khi ’en’ làm nhiệm vụ như một mạo từ không xác định thì nó không mang trọng âm.

Mạo từ không xác định được dùng khi người ta cho rằng người nghe chưa được biết rõ về ngưòi hay vật mà danh từ này ám chỉ, còn mạo từ xác định dùng khi người ta cho rằng người nghe có thể biết rõ một cách trực liếp lai lịch, hình dáng của ngưòi hay vật mà danh từ này ám chi. Trong trường hợp đơn giản nhất, mạo từ không xác định dùng khi danh từ được đề cập lần đầu, còn mạo từ xác định dùng khi danh từ đã được đề cập:
Jag ser en hund och en katt. Tôi thấy một con chó và một con mèo.
Hunden är arg och jagar katten. Con chó ấy giận dữ và đuổi con mèo ấy.

Có nhiều trường hợp không nằm trong qui tắc này. Để học và biết cách lựa chon khi nào dùng mạo từ xác định và khi nào dùng mạo từ không xác định, bạn cần có một thời gian dài. Bước đầu bạn nên chấp nhận ra những mạo từ trong các ví dụ viết bằng tiếng Thụy Điển. Đoạn 10.3 sẽ trình bày qui tắc lựa chọn đúng mạo từ.

2.5 Danh từ -en và danh từ -ett

Tiếng Thụy Điển có hai dạng mạo từ không xác định . Một số danh từ không có mạo từ en mà có mạo từ ett :

Sten köper en banan. Sten mua một quả chuối
Sten köper ett äpple. Sten mua một quả táo

Phải dùng en hay ett là tùy thuộc vào loại danh từ. Danh từ có mạo từ không xác định en gọi là danh từ -en, còn danh từ có mạo từ không xác định ett gọi là danh từ -ett. Thông thường người ta phải học từng danh từ để biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Khi viết vào sổ từ, bạn nên viết luôn cả mạo từ không xác định cùng với danh từ như sau:

en bannan
ett äpple

Mục đích là để bạn phải học luôn cả danh từ và mạo từ không xác định. Bạn còn phải biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett để có thể chọn đúng mạo từ xác định và những hiện tượng văn phạm khác của nó nữa.

Nếu mạo từ không xác định là ett, thì mạo từ xác định là đuôi t (et hoặc t), còn mạo từ không xác định là en, thì mạo từ xác định là đuôi n (en hoặc n):

Danh từ ‘-EN’

Không Xác định
en banan
en stol
en gata
Xác định
bananen
Stolen
Gatan

Danh từ ‘-ETT’
Không xác định
ett äpple
ett bord
ett kök

Xác định
Äpplet
Bordet
köket

Như đã nói trên, bạn phải học từng danh từ một để biết được đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Tuy vậy, cũng có một qui tắc chung như sau:

Những danh từ chỉ người là danh từ -en.

Ví dụ: en man ‘người đàn ông’, en kvinna người đàn bà’, en pojke ‘con trai’, en flicka ‘con gái’. Trừ một ưưởng hợp ngoại lệ: ett barn ‘đứa trẻ, đứa con’.

2.6 Nhân xưng đại danh từ

Trong tiếng Thụy Điển, động từ luôn luôn được phối hợp với một từ (hoặc một nhóm từ), từ này cho biết ai là người thực hiện hành động mà động từ đó mô tả. Trong trường hợp đơn giản nhất, người ta dùng một trong những từ nhỏ rất quen thuộc gọi là nhân xưng đại danh lừ hay đại từ nhân xưng (personliga pronomen). Vài ví dụ cùa nhân xưng đại danh từ là:

Tôi cưởi.
Jag skrattar. Tôi cười
Du skrattar. Bạn cười
Vi skrattar. Chúng ta cười.
Ni skrattar. Các anh cười.

Trong nhiều ngôn ngữ khác, động từ chia theo nhân xưng đại danh từ. Còn tiếng Thụy Điển không có hiện tượng ấy, vì vậy một mệnh đề tiếng Thụy điển không thể thiếu đại danh từ được.

Han và hon cũng là hai dại danh từ quan trọng. Chúng chỉ dùng để ám chỉ người: han nếu là nam giới và hon nếu là nữ giới:

Vad gör Olle? Olle đang làm gì ?
Han åker buss. Anh ấy đang đi xe buýt.
Vad gör Karin? Karin đang làm gì ?
Hon läser tidningen.Cô ấy đang đọc báo.
Jag ser en pojke och en flicka. Tôi thấy một cậu con trai và một cô con gái.
Han sjunger och hon spelar gitarr.Anh ta hát và cô ta chơi đàn ghi ta.

Britta läser en bok. Britta đọc một quyển sách
Den heter ‘Krig och fred’ och den är bra. Nó tên là ‘ Chiến tranh và hòa bình’.

Khi nói về thú vật hoặc đồ vật, người ta dùng hai đại danh từ khác là den và det. Den dùng cho danh từ -en, det dùng cho danh từ -ett:

Olle köper ett paraply. Olle mua một cái dù
Det är svart och det kommer från England. Nó màu đen và nó từ nước Anh.
Vad gör Karin och Olle? De dricker kaffe. Karin và Olle đang làm gì ? Họ đang uống cà phê
Slen åt två apelsiner. Slen đã ăn 2 quả cam.
De smakade gott. Chúng ngon.

Khi nói về nhiều người hoặc nhiều đồ vật, người ta dùng chung một đại danh từ là de. De là dạng số nhiều, dùng chung cho cả han, hon, den và det:

De được phát âm hoàn toàn khác so với cách viết của nó. Thông thường đọc là dom (băng một âm ô ngắn). Đôi khi dạng dom cũng dùng cả trong văn viết, nhưng không phải là dạng chính thức lắm.

De dricker kaffe. = Dom dricker kaffe.

Sau đây là bảng liệt kê tất cả các đại danh từ. Tốt nhất, bạn nên học thuộc càng sớm càng tốt:
SỔ ÍT SỐ NHIỀU
jag tao, tôi … vi chúng tôi, chúng ta
du mày, bạn … ni chúng mày, các anh
han anh ấy, nó … de (dom) chúng nó, họ …
hon chị ấy, nó …
den nó (dùng cho danh từ -en)
det nó (dùng cho danh từ -ett)

Trong văn phạm còn gọi các đại danh từ trên là các ngôi:
jag = ngôi thứ I số ít, du = ngôi thứ II số ít, han, hon, den, det — ngôi
thứ III số ít.
vi = ngôi thứ I số nhiều, ni = ngôi thứ II số nhiều, de (dom) = ngôi thứ III số nhiều.

2.7 Tính từ

Tính từ (hoặc tĩnh từ) là từ chỉ tính chất, màu sắc của người hoặc đồ vật. Ví dụ:
stor to, lớn
liten nhỏ, bé
bra hay, tõt, khỏe
dålig Xấu, tôi, bệnh tật
ung trẻ, non
gammal già, cũ
snabb nhanh, mau
långsam chậm
dyr đắt, mắc
billig rẻ

Tính từ mô tả tính chất của một danh từ, hay nói cách khác: tính từ bố nghĩa cho danh từ. Nó có thế đi trực tiếp trước danh từ hoặc gián tiếp sau danh từ (sau động từ är hoặc var). Ví dụ:

Jag ser en gammal hund. Tôi thấy một con chó già
Hunden är gammal. Con chó này thì già.
Du köpte en dyr klocka. Bạn đã mua một chiếc đồng mắc tiền.
Klockan var dyr. Cái đồng hồ này thì mắc.

Chú ý rằng: tính từ luôn đứng trực tiếp trước danh từ khi nó bổ nghĩa cho danh từ ấy, trái hẳn với tiếng Việt! (xem những ví dụ trên).
Ngoài ra, tính từ còn biến dạng theo một cách đặc biệt. Vấn đề này sẽ trình bày ờ chương 11.

2.8 Trạng từ

Trạng từ thường viết hơi giống tính từ, nhưng chúng không bổ nghĩa cho danh từ, mà lại bố nghĩa cho động từ hoặc cho tính từ. Trạng từ thường đứng sau động từ hoặc trước tính từ. Nó cho biết mức độ, trạng thái và trả lời cho câu hỏi ‘như thế nào?’. Trong những ví dụ sau đây, trạng từ cho biết hành động xảy ra như thế nào:
Lena svarade mig vänligt. Lena trả lời tôi nhã nhặn.
Johan stängde dörren snabbt. Johan đóng cửa nhanh.
Per läser tidningen långsamt. Per đọc báo chậm.

Trong tiếng Thụy điển, từ một tính từ người ta có thế thành lập một trạng từ bằng cách thêm t:

TÍNH TỪ + t —> TRẠNG TỪ
vänlig + t —> vänligt
snabb + t —> snabbt
långsam + t —> långsamt

Trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho một tính từ, đó thường là những trạng từ: mycket ‘rất’ và ganska ‘tương đối’. (Trong những ví dụ sau đây, vänlig và långsam là tính từ):

Lena är en mycket vänlig person. Lena là một người rất nhã nhặn.
Per är ganska långsam. Per tương đối chậm chạp.

2.9 Giới từ

Có một số từ nhỏ trong văn phạm được sử dụng rất thường xuyên. Khi đi cùng với một danh từ, chúng cho biết một hành dộng được xảy ra ờ đâu, khi nào… Những từ ấy gọi là giới từ (proposition). Hai giới từ dùng nhiều nhất là på và i:

Sten chơi ở ngoài sân.
Eva đứng ở ngoài đường.
Eva ngồi trong xe hơi.
Chúng tôi sống ở Stockholm. Chúng tôi sẽ đi xa vào tháng 12. Per sẽ đến vào thứ tư.
Giới từ thường có nhiều nghĩa, hơn nữa, khái niệm: trong, ngoài, trên, dưới… trong tiếng Việt và tiếng Thụy điển không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý cách dùng của các giới từ. (Xem 15.3 và 15.4).

2.10 Số

Số cũng được xem như là một loại từ đặc biệt. Cũng như tiếng Việt, người ta chia số làm hai loại: số đếm (grundtal) và số thứ tự (ordningstal). Ví dụ:

Số đếm

1 en, ett một
2 två hai
3 tre ba
4 fyra bốn
5 fem năm
6 sex sáu
7 sju bày, bấy
8 åtta tám
9 nio chín
10 tio mười

Ví dụ cùa số thứ tự là: första ‘thứ nhất’, andra ‘thứ hai, thứ nhì’…

Thủ tục đăng ký tự học lái xe ở Thụy Điển

Đây là phần tiếp theo bài trong series : Hướng dẫn học thi lấy bằng lái xe Thụy Điển.

Trong phần trước mình có viết về 1 số kinh nghiệm khi học thi lái xe ở Thụy Điển. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết về cách tự học lái xe tại Thụy Điển.

Việc bạn tự học lái xe sẽ tiết kiệm khá nhiều tiền cho bạn bởi vì theo đơn giá hiện nay, 45 phút đến 1 giờ học ở trường dạy lái xe khoảng 500 kr . Trong khi đó để bạn có thể quen với xe thì bạn cần ít nhất 20 giờ thực hành, vị chi là bạn cần 10 000 kr chỉ để lái quen với xe, còn để rành và có thể đậu luôn thì cần khoảng 50 giờ lái. Vậy là khoảng 25 000 kr .

Nếu dùng số tiền này vào việc mua 1 chiếc xe cũ thì bạn có thể mua được 1 chiếc xe tương đối ổn và sau này khi có bằng lái vẫn có thể chạy để đi làm. Theo mình nên mua 1 chiếc xe cũ để học lái là cách học kinh tế.

Ở Thụy Điển có 1 luật rất hay là bạn có thể tự học lái xe mà không phải ra trường dạy lái xe nhưng bạn cần phải hoàn thành đầy đủ các yêu cầu sau thì bạn mới có thể ngồi vào xe và tự học lái.

Yêu cầu :

– Để tự học lái xe thì tất nhiên bạn phải có 1 chiếc xe hợp lệ : đăng ký Skatt (thuế ) , đóng bảo hiểm (Försäkring) và Đã được besikta (kiểm tra xe). Kinh nghiệm là để học lái xe bạn nên mua 1 chiếc xe cũ giá khoảng 5000 đến 10 000 kronor để học. Khi có bằng rồi thì hẵng mua xe xịn sau. Tốt nhất nên mua những xe dễ sửa và có nhiều phụ từng rẻ như : Golf , Polo w..w…hoặc xe dạng halv combi vì nó nhỏ gọn dễ lái. (nếu ai không biết mua xe cũ như thế nào hoặc không biết đăng ký những thủ tục cho xe như thế nào vui lòng mail về địa chỉ mai : congdongviet.se@gmail.com yêu cầu, nếu mình thấy nhiều bạn ko biết thì mình sẽ viết 1 bài về các thủ tục trên).

-Bạn cần phải có 1 hướng dẫn viên (người thân hoặc bất kỳ ai ) miễn là đáp ứng 3 yêu cầu sau : 24 tuổi trở lên, có bằng lái trên 5 năm và đã tham gia lớp học dành cho người dạy lái xe ( Handledareskap) . Nếu chưa học thì bạn và người này cần phải đến trường dạy lái xe để học khóa học này. Giá cho mỗi người học là 400 kr.
Tên của khóa học là : Introduktionsutbildning

– Nếu chưa biết cách tìm trường để học thì bạn làm theo cách sau : bạn vào google và sau đó đánh vào ô tìm kiếm 2 thông tin : thành phố nơi bạn ở và thêm chữ Körskolan thì nó sẽ ra hàng loạt trường dạy lái xe tại tỉnh của bạn. Hãy tìm địa chỉ và số điện thoại liên lạc với họ để biết thông tin. Còn nếu bạn ko biết cách liên lạc thì vui lòng mail về địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com để mình có thể giúp bạn tìm trường và liên lạc giúp bạn

Ví dụ : giống như mình ở Jönköping và muốn tìm kiếm thì mình bấm vào ô tìm kiếm của google là : Jönköping körskolan.

-Bạn cần phải có giấy khám mắt và gửi về Transportstyrelsen.se . Để có được giấy này bạn hãy đến bất kỳ tiệm mắt kính nào cũng được và yêu cầu học khám mắt và cho bạn chứng nhận này . Tiếng Thụy Điển gọi : Synintyg. Giá khám mắt vào khoảng 100 -150 kr/lần. Sau khi đã có giấy này thì hãy gửi về địa chỉ : Transportstyrelsen
701 97 Örebro.

– Khi bạn đã học xong khóa học và người hướng dẫn bạn đã học xong “Introduktionsutbildning ” thì bạn cần phải làm 1 thủ tục cuối cùng là xin giấy phép để người này làm người hướng dẫn lái xe cho bạn ở transportstyrelsen. Có 2 cách : bạn có thể điền vào đơn và gửi qua đường bưu điện, còn không thì đăng ký trực tiếp trên internet. ( bạn có thể làm bước này trước khi đi học khóa học cũng được nhưng nên làm chỉ trước 1 hoặc 2 ngày học)

Cách 1 : đặt mẫu xin thủ tục cho người làm hướng dẫn dạy lái:

https://etjanst.transportstyrelsen.se/extweb/bestallablankett (nhấp vào link để truy cập)

Bạn vào đường dẫn trên và điền các thông tin vào để Transportstyrelsen sẽ gửi giấy về cho bạn.

Giải thích thêm :

+ trong phần blankett (obligatoriskt) : bạn chọn ansöka handledaskap

+ 2 ô phía dưới là điền Personnummer của người dạy và người học lái. (xem trong hình)

+ Sau khi nhấn Nästa (đi tiếp) bạn sẽ đến trang kế tiếp là phần xác nhận thông tin. Kiểm tra thông tin thêm 1 lần cuối xem chính xác hay chưa và nhấn vào ô : bekräfta (xác nhận).

Sau đó bạn sẽ nhận được 1 màn hình ghi số tiền, số OCR và Mã số bankgiro của Transportstyrelsen. Bạn vào ngân hàng thanh toán số tiền trên thì giấy của bạn sẽ được gửi về. Số tiền nếu mình nhớ không lầm là 80 hay 50 kr gì đó.

+ Sau khi điền xong thông tin vào mẫu đơn thì nhớ gửi lại qua đường bưu điện về địa chỉ :
Transportstyrelsen
701 97 Örebro

Cách 2 : làm thủ tục xin giấy phép học và dạy lái xe cá nhân

https://etjanst.transportstyrelsen.se/extweb/handledare (nhấp vào link để truy cập)

+ Bạn truy cập vào đường dẫn trên để làm thủ tục.

+ Điền thông tin như trong hình xong bấm nästa.

+ Kiểm tra thông tin lần cuối tiếp tục bấm nästa.

Bạn sẽ nhận được số tiền cần phải nộp , cùng thông tin OCR và Bankgiro để thanh toán.

Lưu ý : bạn cần phải nhận được Giấy phép thông báo cho phép lái xe gửi từ Transportstyrelsen thì mới bắt đầu ngồi lái xe. Và luôn để giấy này trên xe hoặc mang theo trong người khi lái xe .Nếu ko có, gặp cảnh sát thì cả người dạy lái và người học lái đều sẽ bị phạt rất nặng.

Mọi thắc mắc vui lòng mail về địa chỉ : congdongviet.se@gmail.com

Sáng kiến “phát hiện rò rỉ nước” đưa 3 sinh viên Việt đến Stockholm

VOV.VN – Ngày 6/6, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức lễ công bố kết quả cuộc thi Sáng tạo thông minh về Nước 2016.

Cuộc thi đã được triển khai từ đầu năm do Đại sứ quán và Cục Quản lý tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm tìm kiếm các giải pháp giải quyết những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay và tương lai trong lĩnh vực nước.

Đội chiến thắng cuộc thi gồm các bạn Trịnh Quốc Anh, Nguyễn Trần Quang Khải và Võ Phi Long đến từ Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Ý tưởng của nhóm là sử dụng ứng dụng của điện thoại di động để phát hiện rò rỉ trên hệ thống cấp nước.

Đội chiến thắng cuộc thi Sáng tạo thông minh về Nước 2016 (3 bạn nam đứng giữa).

Bạn Trịnh Quốc Anh, một thành viên của nhóm cho biết, theo các số liệu thống kê, khoảng 30% số lượng nước bị hao tổn do trong quá trình phân phối nước, so với tỉ lệ thất thoát nước ở Tokyo là 3% và ở Singapore là 4% thì đó là một con số khổng lồ. Do đó, nhóm các bạn sinh viên nói trên đã quyết định đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề rò rỉ nước bằng ứng dụng của điện thoại di động. Ứng dụng này sẽ cho phép người dùng có thể chủ động cung cấp thông tin về khu vực đường ống bị rò rỉ để kịp thời sửa chữa, ngăn chặn việc thất thoát nước.

Việc xây dựng một ứng dụng như thế này không tốn quá nhiều chi phí bởi chỉ cần công sức lập trình, và sự đóng góp thông tin cho chính người sử dụng gửi về. Điều khó nhất khi bắt tay vào xây dựng ứng dụng đó là xác định được chính xác vị trí đường ống bị rò rỉ. Ứng dụng đòi hỏi cần có bản đồ đường ống nước rõ ràng nhằm tránh được các thông tin gây nhiễu, bạn Quốc Anh chia sẻ thêm với phóng viên VOV.

Trong thời gian tới, đội chiến thắng sẽ có một chuyến tham quan Thụy Điển trong chương trình Tuần lễ Nước Thế giới được tổ chức tại thủ đô Stockholm vào tháng 8.

Tại Lễ trao giải, nữ Đại sứ Thụy Điển Camilla Melander nói bà hy vọng đội chiến thắng sẽ học hỏi và tiếp thu nhiều kiến thức mới từ Tuần lễ Nước Thế giới và tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong tương lai.

Tiến sỹ Phil Graham, chuyên gia quốc tế về khí hậu và nước, thành viên ban giám khảo nhận định: “Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để đánh giá, cân nhắc giữa các ý tưởng. Sáng kiến về nước của các bạn sinh viên Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh là một ý tưởng đơn giản nhưng có tính nhân rộng cao từ một ứng dụng trên điện thoại di động. Đây cũng là sáng kiến có sự đầu tư về chất xám và sự sáng tạo lớn bởi các bạn trẻ Việt Nam. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta đều sử dụng điện thoại di động và tất cả đều có thể chung tay bảo vệ nguồn nước”.

Bà Lê Thị Việt Hoa, đại diện của Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài Nguyên và Môi trường mong muốn các sáng kiến về nước trong cuộc thi như sáng kiến lọc nước nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long; lọc và trữ nước bằng vật liệu làm từ xương rồng; giải pháp thiết kế hệ thống thu gom và tái sử dụng nước; cũng như sáng kiến ứng dụng di động giúp cảnh báo rò rỉ nước đều có thể áp dụng ngay sau khi cuộc thi kết thúc, góp phần giải quyết bài toán trữ và cung cấp nước sạch cho người dân Việt Nam ở thành thị cũng như nông thôn./.

Phương Chi/VOV.VN