Category Archives: Tin tức

Thông tin xã hội, đời sống ở Thụy Điển

Ngập nước tại khu vực đô thị Hallsberg gần thành phố Örebro

oversvamning

Các đường phố tại khu dân cư Hallsberg đã bị ngập nước và các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp đã đến vào tối chủ nhật bằng những chiếc thuyền cao su để đảm bảo rằng tất cả mọi người dân có thể ra khỏi nhà an toàn.

Helena Ahl và các con: Eric 9 tuổi, và Stina, 7 tuổi, đã được các cứu hộ viên dùng thuyền bơi đến nhà của họ giúp đợ sau khi bị nước bao phủ hoàn toàn.

– Trong một giờ toàn bộ thị trấn đã ngập trong nước, nói Helena Stahl.

John, nhà ông thậm chí còn tồi tệ hơn khi bị ảnh hưởng nặng nề. Ông nói: tầng hầm của ông đã ngập đầy nước lên tới trần nhà và nước vẫn đang tiếp tục đi lên tới tầng kế tiếp.

Đô thị Hallsberg là một trong những thị trấn bị ảnh hưởng tồi tệ nhất sau khi mưa bão nặng.

– Chúng tôi đã nhận được 118 mm mưa trong mười hai giờ – quản lý thànhh phố Torbjörn Dybeck cho biết .

Vào tối chủ nhật lãnh đạo thành phố đã họp khẩn cấp với một chuyên gia thủy văn để có được sự giúp đỡ để tính toán khối lượng nước sẽ thoát ra.

Sợ rằng nước uống bị ô nhiễm

Một số trường học đã đưa ra quyết định đóng cửa vào thứ hai do tình hình vẫn đang tồi tệ.

Daniel Kolkowski, 18 tuổi, đang theo học tại Alléskolan, nhưng anh đã nói rằng anh phải nghỉ học vào thứ hai.

– Mực nước đã tăng suốt đêm và kể cả ban ngày, anh nói.

Người dân đô thị đang lo sợ rằng khi các giếng nước thải tràn ra sẽ dẫn đến vi khuẩn trong nước thải sẽ nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt .

Đó là trên lý thuyết nhưng chúng tôi đã có biện pháp bảo vệ hệ thống nước sinh hoạt riêng nên nước uống của chúng ta không bị ảnh hưởng, nói Torbjörn Dybeck.

Ngoài ra tại Mariefred và các khu vực của Stockholm có một số tuyến đường bị ngập lụt và gây ra các vấn đề ách tắc giao thông. Nicole Lindahl, 18 tuổi, ở ngoại ô Stockholm Viksjö chưa bao giờ nhìn thấy một đợt lũ lụt tương tự như thế trước đây. Nước ngập trên các con đường đã buộc một số ôtô tắt máy, cô nói.

SJ cũng buộc phải dừng nhiều xe lửa và thay thế giao thông với xe buýt trên một số tuyến đường do nước ngập cao. Điều này đã gây ra sự chậm trễ cũng như buộc phải hủy bỏ các chuyến tàu hoặc phải đi theo đường khác.

Thụy Điển sẵn sàng giúp đỡ những người tị nạn

Điều này làm tôi nhớ đến những người Việt Nam tị nạn những năm 1975 , hàng trăm ngàn người đã chôn xác dưới biển đông . Có thể nói đó là một trong những cuộc di dân vĩ đại nhất trong lịch sử lòai người. Trong đó Thụy Điển là một trong những quốc gia đã mở rộng vòng tay đón lấy hàng ngàn những người Việt Nam khốn khổ.

Khi bạn đọc xong bài này vui lòng liên hệ với những tổ chức từ thiện để giúp họ quyên góp những vật dụng hay ít nhất cũng góp tiếng nói để giúp những người tị nạn kia vượt qua gia đoạn này.
“Chúng tôi có đủ khả năng để giúp đỡ” – Đây là phát ngôn của bô trưởng bộ di dân Thụy Điển.
Hiện nay Thụy Điển sẽ tiếp nhận một phần lớn người tị nạn đến từ Châu Âu. Sẽ không có bất kỳ kế hoạch thay đổi nào về chuyện đó , chính phủ Thụy Điển hứa như thế.
-Việc chúng tôi có đủ khả năng giúp đỡ hiện nay là hoàn toàn rõ ràng khi chúng ta đang có một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất cho loài người xảy ra tại thời đại này – Bộ trưởng di dân Morgan Johansson nói.

Nhưng ông cũng nói rằng Thụy Điển không hoàn toàn làm việc này một mình. Phần còn lại của các nước trong liên minh Châu Âu , khối EU , cũng phải bắt đầu giúp đỡ họ.
Ông ta nghĩ rằng khối EU cần phải bắt đầu buộc cái nước tiếp nhận người tị nạn. Hôm nay các nước này sẽ tự chọn những người tị nạn cho mình.
Morgan Johansson cho rằng khối EU và quốc gia Ungary đã làm sai khi không thu xếp nhà ở cho tất cả những người tị nạn đến quốc gia này.
-Những người tị nạn không muốn ở lại Ungary. Nhưng cũng không công bằng trong việc đối xử với họ tại nơi đây, Johansson nói.
Những ngày gần đây ,nhiều người đã nhìn thấy một bức ảnh một bé trai còn nhỏ đã bị chết đuổi. Trong bức tranh này cho thấy cháu bé đã nằm chết trên một bãi biển tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Một bé trai tị nạn nằm chết trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ trưởng bộ di dân mong muốn rằng bức ảnh sẽ làm cho nhiều bắt đầu hiểu rằng việc đúng đắn là giúp đỡ họ, những người tị nạn, chứ không phải là ngăn chặn họ .
– Hãy nghĩ rằng điều này có thể xảy ra với tôi, có thể xảy ra với bạn hoặc thậm chí đó có thể xảy ra với những đứa con tôi – ông nói.

Chính phủ Thụy Điển sẽ tăng thuế vào năm tới

Chính phủ muốn tăng 30 tỉ tiền thuế vào năm tới . Trong đó bao gồm thuế  sẽ tăng cho những người kiếm hơn 50 ngàn krono/ 1 tháng .Đối với những người hơn 65 tuổi nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc cũng sẽ bị tăng thuế. Ngoài ra chính phủ cũng sẽ tăng thuế đối với xăng  cũng như thuế cho những doanh nghiệp mướn lao động trẻ . Loại  thuế này đã được giảm bởi chính phủ nhiệm kỳ trước nhưng ngược lại chính phủ cũng hứa rằng tiền lương hưu sẽ được giảm thuế trong năm tới.

Bộ trưởng kinh tế phát biểu trước họp báo

Chính phủ nghĩ rằng thời gian tới sẽ tốt hơn.

Cuối tuần vừa qua chính phủ đã có một cuộc họp giữa đảng Socialdemokraterna và đảng Miljöpartiet để bàn về vấn đề ngân sách  và  họ sẽ  được sử dụng số tiền ngân sách đó như thế nào.

Bộ trưởng tới kinh tế Magdalena Andersson nói tình hình hiện Thụy Điển hiện nay đang dần tốt hơn đặc biệt là nền kinh tế sẽ khá hơn.Năm nay đang tốt hơn cho những người trông đợi vào Thụy Điển hiện nay.

Tình trạng thất nghiệp đã giảm và ngân khố quốc gia đã có thêm nhiều tiền.- Bà nói

Nhưng bà cũng lo ngại hơn về cuộc khủng hoảng kinh tế đang xảy ra tại Trung Quốc.Nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của Thụy Điển.

Magdalena Andersson cũng nói thêm rằng mặc dù có vẻ tình hình Thụy Điển đã tốt hơn nhưng chính phủ vẫn phải cẩn thận với ngân khố quốc gia.

Trước đây chính phủ đã hứa rằng sẽ thu xếp để có thêm nhiều nhà ở trong năm tới. Chính phủ cũng nói rằng họ sẽ giảm thuế cho những người nghỉ hưu sắp xếp thêm nhiều nơi cho giáo dục và đào tạo nghề cũng như tăng tiền cho quốc phòng.
13 tỷ krono sẽ được sử dụng cho những mục đích trên.

Chính phủ cũng cho rằng sẽ tăng thuế . Các phí để cho tuyển dụng lao động trẻ sẽ bị gia tăng cũng như thuế cho xăng và các loại năng lượng khác sẽ cao hơn .
Lương những công việc như lao động thủ công hay lau dọn sẽ không thấp như trước đây. Chính phủ muốn tăng thuế để giúp cho họ có lương cao hơn.
Ngân sách cho mùa thu sẽ tập trung cho tạo việc làm, giáo dục và khí hậu.
Nhưng Magdalena Andersson nói rằng chính phủ sẽ chỉ thay đổi những điều trên khi họ có tiền.

Link gốc : http://8sidor.se/inrikes/2015/08/regeringen-tror-pa-battre-tider/

Ungary ngăn chặn người tị nạn tại ga tàu điện

Hôm nay nhiều người tị nạn vừa đến được Thủ đô Budapest của Ungary. Những người tị nạn này sau đó muốn tiếp tục đến Đức nơi mà đã hứa rằng sẽ cho phép thêm người tị nạn được ở lại.

Vào thứ hai này những người tị nạn được khởi hành bằng tàu điện từ Ungary nhưng vào thứ thì các cảnh sát tại Ungary đã bắt đầu ngăn chặn người tị nạn.

Mặc dù họ đã mua vé nhưng họ không được vào ga tàu điện. Cảnh sát đã đứng canh giữ phía ngoài ga.

Gần cả ngàn người tị nạn biểu tình phía ngoài  ga tàu điện.

-Tôi thật sự tức giận. Tại sao Ungary không thể cho phép chúng tôi đi chứ ? – Haider -31 tuổi từ Afganistan nói.

Không có lý do ro ràng vì sao Ungary lại đột nhiên ngăn chặn những người tỵ nạn này.

Vao thứ 5 tới lãnh đạo Ungary ông Viktor Orban sẽ có cuộc gặp gỡ về vấn đề tị nạn với lãnh đạo khác từ EU.

Cảnh sát đứng canh gác tại ga tàu điện

Bản gốc từ 8sidor.se cho ai muốn tham khảo bằng tin tức tiếng Thụy Điển:

Ungern stoppar flyktingar vid tågstationen

Người thân có thể thay cha mẹ nhận tiền föräldraledig

Föräldraledig là : số tiền người mỗi người cha hoặc mẹ được nhận khi ở nhà chăm sóc con cái trong 240 ngày khi họ sinh 1 đứa trẻ.  Có nghĩa là  theo luật của thụy điển thì cả cha và mẹ mỗi người được quyền ở nhà 240 chục ngày để chăm sóc con mà vẫn nhận được một khoảng tiền 80% so với thu nhập của mỗi người. Cụ thể là nếu bạn đi làm và thu nhập hàng tháng là 10 ngàn kronor trước thuế thì khi bạn có con bạn sẽ được lãnh số tiền là 8 ngàn kronor trước thuế mỗi tháng.

föraldraledig

Nhưng trong thời gian tới có thể cả những người khác cũng có thể được nhận khoản tiền này thay cha mẹ ở nhà với trẻ. Điều này hiện nay đang được đề nghị bởi 1 nhóm các nhà nghiên cứu luật trong chính phủ

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu luật này là đảng viên của đảng Socialdemokraterna, Ana Hedborg.

  • Trên hết ý tưởng này nhằm giải quyết những trường hợp cho những người muốn đi làm hay có đời sống gia đình đặc biệt . Cho nên tôi nghĩ rằng Föräldrarledig (tiền cha mẹ, tạm dịch)  không chỉ nên dành cho cha hoặc mẹ mà những người nào chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ cũng có thể nhận tiền hỗ trợ này. Ana phát biểu.

Hầu hết là đàn ông và phụ nữ cùng nhau sinh con nhưng hiện nay cùng có những trường hợp những cặp đồng tính muốn nhận nuôi con thì sao ? Chẳng hạn như 2 phụ nữ đồng tính cùng nhau nhận nuôi con và đứa trẻ đó đồng thời cũng có mối quan hệ với người cha ruột.

Nếu luật này được thay đổi thì bất kỳ những người lớn nào gần gũi với trẻ nhất có thể nhận föräldraledigt hoặc số tiền này được hỗ trợ cho những người là thân của trẻ.

Bình đẳng giới

Đề nghị này xuất phát từ một nhóm các nhà nghiên cứu luật nghiên cứu về làm cách nào để trở nên côn bằng hơn giữa phụ nữ và đàn ông.

Bình thường thì những người mẹ thường ở nhà nhiều nhất với con cái của mình. Và khi những người phụ nữ này xa rời công việc của họ thì họ sẽ nhận được tiền lương ít hơn cũng như nguy cơ họ mất việc hoặc chuyển đổi việc khác từ hay nơi làm việc từ những người quản lý.

Nhóm nghiên cứu này nghĩ rằng đề xuất này có thể làm cho sự bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ cao hơn nếu như nhiều người khác có thể được nhận tiền Föräldraledig.

Nếu như vậy họ cũng có thể nhận được tiền của cả 2 tháng trong föräldraledig.

(Trong qui định về tiền Föräldraledig hiện nay , cha hoặc mẹ bắt buộc phải ở nhà 2 tháng với con cái cũng có nghĩa là họ sẽ được nhận khoản tiền này 2 tháng trong tổng số 240 ngày theo quyền lợi của họ). Khi họ lấy 60 chục ngày föräldraledig có nghĩa họ còn 180 ngày ở nhà với con cái mà vẫn có tiền hỗ trợ thì họ có quyền đưa 180 ngày này cho người còn lại (vợ hoặc chồng) nhận để ở nhà tiếp tục chăm sóc con cái.

Moderaterna đề nghị chỉ cấp giấy phép cư trú tạm thời

Đảng Moderaterna muốn thay đổi qui định về người tị nạn. Họ muốn rằng những người tị nạn sẽ chỉ được cho phép sống ở Thụy Điển tạm thời trong thời gian 3 năm. Sau thời gian đó nhiều người trong số họ buộc phải rời Thụy Điển.

Hiện nay một người tị nạn có thể được giấy định cư vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là người này được sống luôn ở Thụy Điển bao lâu họ muốn.

Nhưng những qui định mới ở đây cần được thay đổi, 1 đảng viên Moderaterna nói. Đề nghị đề xuất hầu hết những người tị nạn sẽ chỉ được quyền ở lại Thụy Điển trong 3 năm. Nếu họ có được công việc trong thời gian này họ có thể được nhận một giấy phép cư trú vĩnh viễn và lúc đó họ được ở lại bao lâu họ muốn.

Thời hạn này cũng có thể được gia hạn nếu vẫn còn nguy hiểm khi quay trở về quê hương của họ. Đó có thể là vẫn còn chiến tranh hoặc người đó có thể có nguy cơ bị trừng phạt bởi chính trị hoặc tương tưởng tôn giáo.

Ngoại lệ

Đảng Moderaterna cũng muốn có một hạn ngạch ngoại lệ cho người tị nạn. Những người đó là những người tị nạn được lựa chọn bởi Liên Hiệp Quốc. Moderaterna cho rằng hạn ngạch người tị nạn này sẽ được nhạn trực tiếp giấy định cư vĩnh viễn

Chỉ trích đối với đề nghị này

Một bộ phận cho rằng đề nghị tồi tệ. Họ cho rằng giấy định cư tạm thời có thể gây ra cho những người tị nạn lo lắng về tương lai của họ. Và nếu người tị nạn không chắc chắn về việc họ được ở lại hay không có thể họ sẽ không quan tâm đến việc học tiếng Thụy Điển. Điều này sẽ trở nên khó khăn hơn để họ xem Thụy Điển là nhà.

Nhưng lãnh đạo đảng Moderataterna Anna Kinberg nói ngược lại. Cô ta nghĩ rằng người tị nạn có thể càng phải tự nổ lực bản thân hơn để nhận được công việc ở Thụy Điển nếu như việc làm này sau đó có thể cho họ cơ hội được nhận giấy định cư vĩnh viễn.

Đạo luật tương tự

Trước đây điều này đã xảy ra với một đề nghị khác giống với Moderaterna. 2 đảng trong khối liên minh là Folkpartiet và Kristdemokraterna cũng muốn thay đổi thành giấy cư trú tạm thời.
Nhưng Centerpartiet đã không chấp nhận nó và muốn tiếp tục cấp giấy định cư vĩnh viễn. Đoàn thanh niên Moderaterna cũng chỉ trích với đề nghị này giống như những đảng khác đã làm trước đây.

Không rõ ràng các khoản thu phí làm thủ tục của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

Để ngăn chặn việc lạm thu phí, Bộ Ngoại giao đã quy định các đại sứ quán phải niêm yết công khai biểu mức phí và lệ phí tại các phòng khách và các trang web của các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài, nhưng cho đến nay không phải đại sứ quán nào cũng thực hiện việc này. Cùng với đó, việc lạm thu các loại phí, nhiều hình thức vòi tiền khác bằng cách “giam” hộ chiếu, giấy tờ với các lý do quá nhiều việc hay máy in hỏng… xuất hiện ở một số nơi.

“Đục nước, béo cò”

Theo Biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự tại nước ngoài hiện nay (ban hành kèm theo Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 9.11.2012 sửa đổi bổ sung Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15.12.2009 của Bộ Tài chính) thì cấp mới hộ chiếu là 70USD (tương đương 65EUR), gia hạn là 30USD (tương đương 27EUR); bổ sung, sửa đổi dán ảnh trẻ em là 15USD (tương đương 13EUR), cấp lại hộ chiếu bị mất là 150USD (tương đương 133EUR)…

Tuy nhiên do tình trạng không niêm yết công khai biểu mức lệ phí tại  đại sứ quán VN tại Bỉ khiến người đi làm thủ tục không biết đường nào mà lần và chỉ nhận được báo giá từ nhân viên lãnh sự, với nhiều cách giải thích mập mờ và khác nhau.

Một ví dụ thực tế để so sánh 2 trường hợp giống hệt nhau là đi làm khai sinh và hộ chiếu cho con mới sinh, một lưu học sinh VN – anh Lương Thiện Tài ở Leuven (Bỉ) – viết mail gửi đại sứ quán để hỏi thì được thông báo các mức phí: Làm hộ chiếu mới là 65EUR (phí quy định là 62EUR); Hợp pháp hóa giấy khai sinh do Bỉ cấp 25EUR (phí quy định là 9EUR); Ghi sổ hộ tịch là 25EUR (phí quy định là 4EUR); Đăng ký công dân 16EUR (phí quy định là 4EUR) với lời giải thích là “lệ phí dành cho lưu học sinh, chỉ thu dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường và tùy theo hồ sơ của từng trường hợp mà lệ phí có thể nhiều mục hơn hoặc ít hơn”.

Email của ông Nguyễn Thanh Đức – Bí thư thứ nhất – Lãnh sự trả lời chị Hải Yến về việc chậm trễ cấp hộ chiếu cho con gái chị Hải Yến và anh Cuypers Thierry.

Cũng đi khai sinh và làm hộ chiếu mới cho con, chị Hải Yến – công dân VN có chồng anh Thierry Cuypers sống tại Binche, Bỉ – lại nhận được “báo giá” làm hộ chiếu mới là 126EUR (cao hơn 61EUR so với quy định); Ghi sổ hộ tịch 25EUR (cao hơn 21EUR); Hợp pháp hóa khai sinh Bỉ 40EUR (cao hơn 31EUR); Cấp giấy khai sinh VN 20EUR (cao hơn 11EUR); 2 Bản sao khai sinh 10EUR/bản (so với phí quy định là 4EUR, 2 bản sao là cao hơn 12EUR) và Đăng ký công dân 16EUR (cao hơn quy định 11EUR). Phí cấp miễn thị thực cho vợ/chồng người nước ngoài kết hôn với công dân VN là 20USD/lần đầu và 10USD cho những lần sau thì anh Thierry đã bị đại sứ quán VN tại Bỉ thu tới 50EUR. Tính sơ sơ so với Biểu mức quy định của Bộ Tài chính thì gia đình chị Hải Yến đã bị lạm thu thêm 177EUR (đúng theo quy định là 105EUR).

Ai quản lý nguồn lệ phí ngoại tệ?

Trên thực tế, mức cấp hộ chiếu mới 65EUR (tương đương 70USD) là mức phí đúng theo biểu mức của Bộ Tài chính cho tất cả các đối tượng và tất cả các đại sứ quán chứ không hề có quy định nào riêng cho “lưu học sinh” và thu “dưới mức chi phí và bằng ½ lệ phí thông thường” và cũng không có bất cứ quy định nào phân biệt lệ phí khai sinh cho con của cặp vợ chồng đều là người VN với cặp vợ chồng là người VN kết hôn với người nước ngoài.

Bằng cách nói tỏ ra thông cảm với lưu học sinh, thực chất họ đã 2 lần gian dối: Vẫn thu hơn giá làm hộ chiếu mới chứ không có giảm gì, và lạm thu cao ở các mục khác. Ngoài ra, với một số trường hợp, việc giải thích miệng và thu thêm phí không hóa đơn là “phải gửi hồ sơ về xác minh lý lịch ở VN” hoàn toàn trái với quy định.

Vì các giấy tờ nộp làm hồ sơ đã đều là giấy tờ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong nước cấp, không có việc phải “xác minh lại lý lịch” hoặc nếu có thì nằm trong nghiệp vụ của đại sứ quán phải làm, và nếu điều này không có trong danh mục của biểu mức phí và lệ phí quy định thì không được phép “thu thêm”.

Chưa kể, đại sứ quán VN tại Bỉ chỉ thu tiền mặt và phát hóa đơn không theo biểu mẫu quy định nào trong nước (hoặc mẫu của Bộ Tài chính phát hành hoặc mẫu quy định của Bộ Ngoại giao). Hóa đơn thu phí tại đại sứ quán VN tại Bỉ không có bất cứ một dòng chữ, con dấu nào để định danh đây là hóa đơn do đại sứ quán phát hành. Như vậy làm sao Ngân sách nhà nước có thể quản lý minh bạch được nguồn lệ phí tại các cơ quan đại diện VN ở  nước ngoài?

Nguồn: http://laodong.com.vn/xa-hoi/lam-thu-phi-cua-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-map-mo-cac-muc-phi-322242.bld

Tham khảo thêm ở forum: https://congdongviet.se/forums/chu-de/buc-xuc-ve-dai-su-quan-cua-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai

Tư tưởng chính trị đang ảnh hưởng đến các phán quyết của toàn án nhập cư

Những tòa án này quyết định rằng những người ở nước ngoài được ở loại Thụy Điển hay không. Tại tòa án có các hội thẩm để cùng với tòa án đứa ra các phán quyết. Các hội thẩm là những người được tuyển chọn từ các đại biểu của các đảng phái. Các hội thẩm thuộc về các đảng nào sẽ ảnh hưởng đến các phán quyết của họ, điều này được đưa ra trong một cuộc khảo sát mới đây.


-Xác suất xảy ra chuyện này là cao hơn khi các đảng viên của Krisdemokraterna, Miljöpartiet, hay bất cứ ai từ Vänsterpartiet tham gia. Nhưng xác suất sẽ tấp hơn nếu bất cứ ai thuộc đàng Sverigedemokraterna tham gia.

Vâng, khi một hội thẩm của Kristdemokraterna ngồi trong tòa án thì cơ hội để được ở lại Thụy Điển sẽ cao hơn 1 chút ít . Nhưng nếu ngồi trong tòa án là hội thẩm của Sverigedemokraterna thì quyến định đưa ra sẽ bị giảm cơ hội để được ở lại, Linna Marten phát biểu , cô đã khảo sát hơn 1500 phán quyết từ những tòa án nhập cư khác nhau.

Có cả chuyên gia luật và các hội thẩm .

Một người xin tị nạn để được ở lại Thụy Điển , đầu tiên sẽ nhận được một thông bán từ cơ quan là Migrationsverket (Sở Di Cư). Nếu cơ quan này nói không , người này khong được ở lại nên có thể việc xin tị nạn này được yêu cầu bởi một tòa án. Toàn án nhập cư sẽ kiểm tra điều này đúng hay sai để trả lời không được đến người làm đơn.

Tại toàn án nhập cư có 4 người sẽ phán quyết và quyết định cho người làm đơn tị nạn được ở lại Thụy Điển hay không. Một trong số họ là người được đào tạo bài bản trong chuyên ngành Luật Thụy Điển.

Còn lại 3 người hội thẩm khác nên điều này có nghĩa rằng họ là những người bình thường được chọn lựa từ các chính trị gia từ các đảng để tham gia trong tòa án.

Hội thẩm nào sẽ tham gia và phán quyết trong một ngày cụ thể sẽ được quyết định thông qua môt cuộc rút thăm. Vì vậy thực chất là sự ngẫu nhiên khi một hội thẩm từ Kristdemokraterna hay Sverigedemokraterna được tham gia phiên tòa và đưa ra quyết định về tương lai của người xin tị nạn.

Thực tế ý kiến cá nhân không được ảnh hưởng đến quyết định.

Trên thực tế điều này không có ý nghĩa gì bởi vì các hội thẩm không được cho phép ý kiến chính trị ảnh hưởng đến quyết định của họ. Đây là điều luật pháp qui định.

Vì vậy một luật sư Anne Ramberg nói rằng:

– Tòa án sẽ áp dụng luật pháp dựa trên nền tảng các quyền cơ bản và tôn trọng sự công bằng với tất cả mọi người trước pháp luật.

Nhưng nay những khảo sát của Linna Marten cho thấy các tư tưởng chính trị của các hội thẩm có thể ảnh hưởng đến quyết định từ các tòa án.

Sivert Holmberg là một đảng viên của Socialdemokraterna và đã là hội thẩm tại tòa án nhập cư tại Luleå trong nhiều năm và ông ta trở nên lo ngại khi ông ta nghe về khảo sát này:

– Vâng tôi sẽ nghiêm túc quan tâm nếu điều này là sự thật. Nếu những giá trị hay tư tưởng chính trị có thể điều khiển vậy thì nó trở nên thật sự không công bằng nên có thể nói rằng đây là điều mà không làm được trong luật pháp.

Những tòa án này có nên được thay đổi ?
Tại các tòa án hiện nay thực sự là những người tham gia và pháp quyết điều được lựa chọng từ các chính trị gia của các đảng phái. Điều này là hoàn toàn sai lầm theo suy nghĩ của nhiều người. Họ muốn rằng trong hệ thống có liên quan đến chính trị khi chọn ra các hội thẩm sẽ được bãi bỏ ở tất cả các tòa án. Thay vào đó nên chỉ có các chuyên gia luật được đào tạo bài bản để phán xét.

Những người khác muôn giữ lại các hội thẩm. Họ cho rằng chỉ cần tuyên truyền đến các hội thẩm để họ có thể biết nhiều hơn về luật pháp là đủ.

Nguồn : http://sverigesradio.se/sida/artikel.aspx?programid=493&artikel=6159190

Nhiều cử tri muốn hợp tác với Sverigedemokraterna

Đảng Sverigedemokraterna (SD) là một đảng mà không có đảng nào muốn hợp tác. Tất cả những đại biểu quốc hội đã nói không với việc này. Những Đảng này cho rằng Sverigedemokraterna là kẻ đổi lập với người nhập cư. Một phần khác cho rằng Sverigedemokraterna thì kỳ thị chủng tộc.

Nhưng nhiều người trong số họ đã bỏ phiếu cho Moderaterna , Centerpartiet, Folkpartiet và Kristdemokraterna không nghĩ như vậy. Họ muốn rằng đảng của họ sẽ bắt đầu hợp tác với Sverigedemokraterna. Hầu hết các cử tri của các đảng này nghĩ như vậy.

Cử tri của Kristdemokraterna là những người thích Sverigedemokraterna nhất. 60% cử tri của đảng này muốn hợp tác với SD.

Hầu hết các Cử tri của Folkpartiet ( Đảng tự do) chống lại việc Sverigedemokraterna hợp tác với các Đảng của Alliansen. Nhưng 38% của cử tri Folkpartiet muốn có một sự hợp tác với Sverigedemokraterna

Nhưng lãnh đạo của các đảng không nghĩ sẽ làm theo mong muốn của các đảng viên. Họ vẫn từ chối hợp tác với Sverigedemokraterna.
Trên đây là thông tin từ doanh nghiệp Ipsos đã thực hiện cuộc khảo sát này.

Nhiều tài xế taxi gặp khó khăn trong việc làm ở Thụy Điển

Việc nhiều tài xế Taxi Thụy Điển phải làm việc rất nhiều giờ mỗi ngày là rất phổ biến hiện nay. Thậm chí họ có thể làm 6 đến 7 ngày mỗi tuần. Nhưng đồng thời mức lương của họ cũng rất thấp.

– Chúng tôi không có quyền lựa chọn. Chúng tôi sẽ phải làm gì ? Nếu chúng tôi có sự lựa chọn khác chúng tôi sẽ sẵn sàng đổi ngay. Đó là điều một trong nhiều tài xế taxi đã nói muốn lựa chọn công việc khác.

Công việc đòi hỏi ngày làm việc dài.

Một phóng viên trong chương trình kinh tế của đài tiếng nói Thụy Điển đã nói chuyện với 100 tài xế taxi ở nhiều Thành phố lớn nhất của Thụy Điển . Phóng viên này được biết nhiều tài xế taxi nơi đây đã phải làm việc rất cực.

Đôi khi họ phải ngồi trong xe ở ngoài trời như ở trạm xe lửa hoặc phải đợi khách hàng. Hoặc là họ phải chạy xe vòng thành phố và mong đợi sẽ có ai đó đón taxi. Vì vậy mà họ phải ngồi trong xe cả ngày. Nhiều khi là cả 12 đến 13 giờ liên tục.

Taxi Thụy Điển

Lương thấp

Nhiều tài xế taxi Thụy Điển không có lương ổn định. Thay vào đó họ được cái gọi là hoa hồng. Điều này có nghĩa là họ nhận được tiền công nhiều hơn khi họ chạy được nhiều chuyến. Nhưng những ngày họ không có nhiều khách họ sẽ nhận ít tiền hơn.

Hầu hết các tài xế taxi Thụy Điển kiến được khoảng 80kr một giờ. Một số nhận rất ít khoảng 27 kr một giờ dù họ làm việc 6 hoặc có khi đến 7 ngày một tuần.

Công đoàn có vai trò quan trọng.

Tài xế taxi Thụy Điển là một phần trong tổ chức công đoàn Vận tải. Đây là nơi Marcus Pettersson làm việc nên anh ta cùng nói về việc này như sau :

-Đây là một trong những thị trường lao động của Thụy Điển ngày nay cái mà có điều kiện làm việc hết sức tồi tệ. Điều này khá khó chịu. Những người phải trả giá cho chuyện này là ngày càng có nhiều tài xế taxi của chúng tôi phải chịu những điều kiện hết sức tồi tệ.

Zahed là tài xế taxi ở Göteborg và anh ta nghĩ rằng căng thẳng trong công việc chính là lý do dẫn đến nhiều đồng nghiệp của anh ta đã chết:
– Ít nhất 25 tài xế taxi mà tôi biết đã bị đột quỵ. Họ đã mất , họ không còn sống ngày hôm nay bở vì sự căng thẳng.
Sự thay đổi ở Göteborg

Tại Göteborg nó có thể sẽ thay đổi trong tương lai. Vì chính quyền nơi đây giờ yêu cầu các công ty taxi sẽ làm gì đó để tốt hơn cho nhân viên của họ.

Có rất nhiều taxi mà chính quyền đang tham gia và trả lương cho họ. Đó có thể là những taxi mà khi những người bệnh cần di chuyển đến bệnh viện hoặc từ đó về hoặc trẻ em khi cần đưa rước đến trường hoặc những người già khi họ không thể di chuyển bằng xe bus thông thường hoặc tàu điện và vì vậy họ được đi bằng taxi giá rẻ của dịch vụ phúc lợi.

Thành quả mới ở Göteborg

Hiên nay chính quyền Göteborg sẽ ký kết một thỏa thuận mới với các doanh nghiệp taxi về các dịch vụ vận chuyển phúc lợi . Nhưng chỉ với những doanh nghiệp hứa rằng nhân viên của họ sẽ nhận được khoản thu nhập đảm bảo, một mức lương tối thiểu hoặc được bảo hiểm thương tích nghề nghiệp hoặc được lương hưu.

Những chuyến đi như thế được trả tiền bởi chính quyền thành phố hoặc tỉnh là rất quan trọng cho các doanh nghiệp taxi vì khoảng phân nữa trong số những chuyến taxi là đưa rước học sinh, dịch vụ phúc lợi hoặc đưa rước bệnh nhân.

Nhưng không phải tất cả các chính quyền đều đặt yêu cầu vào mức lương tối thiểu hoặc bảo hiểm cho những người lái taxi. Như ở Stockholm chẳng hạn, doanh nghiệp taxi không cần phải trả bất cứ lương tối thiểu hay những khoản bảo hiểm nào.

Một bộ luật mới.

Đây có thể dẫn đến thay đổi áp dụng cho tất cả doanh nghiệp taxi trên toàn lãnh thổ. Chính phủ muốn thay đổi luật này và vì thế tất cả doanh nghiệp taxi sẽ làm việc cho nhà nước, chính quyền địa phương hay tỉnh nên cần phải có thỏa thuận về các điều khoản . Đó là điều bộ trưởng Ardalan Shekarabi nói :
– Điều đó là hợp lý khi chúng tôi mua các dịch vụ và hàng hóa bằng tiền thuế để chúng tôi đảm bảo cho những người làm việc này hưởng được các điều kiện công bằng và để chúng tôi tuân theo pháp luật Điển cũng như các điều khoản trong thỏa ước tập thể của Thụy Điển.
Đó là những suy nghĩ cho điều luật mới sẽ bắt đầu áp dụng vào năm sau.

Nguồn : http://sverigesradio.se/sida/artikel.aspx?programid=493&artikel=6158055

Vietnamese community in Sweden