Rắc rối cách ly y tế nếu đi từ Thụy Điển về Việt Nam ?

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có chỉ thị chính thức nào về việc cách ly y tế bắt buộc đối với các hành khách từ Thụy Điển về Việt Nam, tuy nhiên những phát sinh bất ngờ do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp là không thể lường trước ?

Nguy cơ cách ly y tế khi đi du lịch mùa dịch
Nguy cơ cách ly y tế khi đi du lịch mùa dịch

Hệ quả

Những phát sinh bất ngờ ?

Sự lây lan nhanh và mạnh của dịch bệnh Corona là điều không còn tranh cãi .
Chẳng hạn chỉ trong 2 ngày 7/3 và 8/3 Việt Nam đã tăng từ 16 ca lên đến 30 ca trong khi Việt Nam đã áp dụng những biện pháp phòng dịch gắt gao nhất.
Chưa kể đến Thụy Điển cũng nằm trong vùng phụ cận tâm dịch Châu Âu và số ca cũng đang tăng chóng mặt khi chỉ trong tuần lễ đầu tháng 3 đã tăng 203 cho đến nay ( Các số liệu được cập nhật tại thời điểm bài viết).
Bất ngờ hơn là chính phủ Ý cũng tuyên bố cách ly toàn bộ 16 triệu dân chiến 1/4 dân số nước Ý biến nơi đây thành Vũ Hán thứ 2 ngoài Trung Quốc.

Rủi ro khi quá cảnh ?

Trên đây chỉ mới đưa ra những tình huống từ Việt Nam và Thụy Điển , trong khi rủi ro trong việc quá cảnh cũng phải được tính đến bởi vì hiện nay giữa Việt Nam và Thụy Điển không có chuyến bay trực tiếp mà phải quá cảnh qua các nước trung gian.
Các nước quá cảnh hiện nay trong đường bay Thụy Điển Việt Nam thường là : Pháp , Anh , Dubai, Hà Lan hoặc Đan Mạch .

Trong đó Pháp , Anh cũng là những quốc gia cũng đang có dịch bệnh Corona hoành hành. Bên cạnh đó yếu tố các hành khách nhiễm bệnh không khai báo để được bay cũng đáng lo ngại như trường hợp của công dân Nguyễn Hồng Nhung của Việt Nam là hết sức nguy hiểm cho phi hành đoàn.
Do đó chúng ta không thể lường trước được việc bất ngờ 1 ngày đẹp trời ở Việt Nam, các nhân viên y tế chính phủ bất ngờ ập vào nhà thông báo rằng mình cần phải cách ly do đi chung với 1 hành khách đã nhiễm bệnh.

Đây rõ ràng không còn là 1 tinh huống giả tưởng khi ở Việt Nam các hành khách đi chung với Nguyễn Hồng Nhung trên chuyến bay Việt Nam Airline từ Anh về đã bị cách ly y tế.

Tất cả những điều trên chứng minh cho 1 việc là hiện nay các chính sách y tế của từng quốc gia sẽ thay đổi liên tục phụ thuộc vào tình hình bệnh đang lan rộng cho đến nay vẫn chưa được khống chế.

Điều đó nghĩa là không có gì chắc chắn cho việc chính phủ của Việt Nam hay Thụy Điển sẽ công bố cách ly y tế bất ngờ trong 1 thời gian gần.

Khả năng bị lây nhiễm cho hành khách trong quá trình bay
Khả năng bị lây nhiễm cho hành khách trong quá trình bay

Nếu như điều đó xảy ra , phải chăng các chuyến bay của hành khách sẽ mắc kẹt ở những khu cách ly y tế của Việt Nam hay của Thụy Điển chẳng hạn.

Cập nhật :
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, lây lan nhanh và trên diện rộng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha (áp dụng từ ngày 12/3/2020). Trước đó, Việt Nam cũng đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân Italia (áp dụng từ ngày 03/3/2020) và Hàn Quốc (áp dụng từ ngày 29/2/2020).

Từ 19/03 ,những người thuộc diện cách ly bắt buộc khi từ nước ngoài về sẽ được đưa đến nơi tập trung rồi làm xét nghiệm chứ không làm luôn tại sân bay để giảm bớt ùn tắc tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp, lây lan nhanh và trên diện rộng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha (áp dụng từ ngày 12/3/2020). Trước đó, Việt Nam cũng đã quyết định tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân Italia (áp dụng từ ngày 03/3/2020) và Hàn Quốc (áp dụng từ ngày 29/2/2020).

Về phía Thụy Điển : kể từ ngày 19/03/2020 : Thụy Điển cũng tạm dừng nhập cảnh đối với người dân không thuộc khối Châu Âu. Lệnh này có giá trị trong 30 ngày.

Đối với những người không có công ăn việc làm ở Thụy Điển như người lớn tuổi nghỉ hưu về Việt Nam chơi dài hạn 3 đến 6 tháng thì không vấn đề gì nhưng với những người đang đi làm hoặc nghỉ phép , thời hạn về Vn chỉ có vài tuần lễ đến 1 tháng thì rõ ràng cách ly y tế 14 ngày thì còn gì chuyến nghỉ dưỡng ?
Chưa kể gần đến ngày về lại Thụy Điển hoặc về đến Thụy Điển thì bị tuyên bố cần cách ly y tế sẽ dẫn đến những rắc rối với hãng xưởng hay chủ lao động , mất lương không nói gì , khả năng mất luôn việc vì chủ lao động sợ bị lây bệnh hoặc tạo tác động không tốt đến các nhân viên khác.
Trên đây là một vài ý kiến cá nhân trình bày để khuyến cáo người Việt ở Thụy Điển nếu không có lý do quan trọng gì thì nên tránh đi lại giữa Việt Nam và Thụy Điển nói riêng và du lịch ở các nước khác nói chung.

Xem thêm

nghề nail ở Thụy Điển thường tuyển lao động từ Việt Nam

Định cư Thụy Điển theo diện lao động tốn bao nhiêu tiền ?

Cộng Đồng Việt thường hay nhận được nhiều câu hỏi về vấn đề định cư …

Hưu bổng do Pensionmyndigheter quản lý

Chế độ lương hưu của người Thụy Điển như thế nào ?

Một chủ đề rất đáng được quan tâm của chúng ta, mỗi người Việt Nam …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.