Category Archives: Học tiếng Thụy Điển

hướng dẫn học tiếng Thụy Điển, sách học tiếng thụy điển, ngữ pháp Thụy Điển, văn phạm Thụy Điển

Tiếng Thụy Điển cấp tốc – Số đếm trong tiếng Thụy Điển (Phần 3)

Số đếm là một phần hết sức cơ bản và quan trọng trong tiếng Thụy Điển. vậy cho nên phần 3 này chúng ta sẽ đến với phần số đếm trong tiếng Thụy Điển.

Số đếm trong tiếng Thụy Điển

Tiếng Thụy Điển

Phiên âm

Số

Noll Noh 0
Ett eht 1
Två tvoh 2
Tre treh 3
Fyra fee-rahl 4
Fem fehm 5
Sex sehx 6
Sju shew 7
Åtta oht-tah 8
Nio nee-oh 9
Tio tee-oh 10
elva ehl-vah 11
tolv tohlv 12
tretton treh-tohn 13
fjorton fyohr-tohn 14
femton fehm-tohn 15
sexton sehx-tohn 16
sjutton shuh-tohn 17
arton ahr-tohn 18
nitton neet-tohn 19
tjugo shoo-goh 20
Tjugo-ett shoo-goh-eht 21
Tjugo-två shoo-goh-tvoh 22
Tjugo-tre shoo-goh-treh 23
Tjugo-fyra shoo-goh-fee-rah 24
Tjugo-fem shoo-goh-fehm 25
Tjugo-sex shoo-goh-sehx 26
Tjugo-sju shoo-goh-shew 27
Tjugo-åtta shoo-goh-oht-tah 28
Tjugo-nio shoo-goh-nee-oh 29
Trettie treh-tee-oh 30
fyrtio fuhr-tee-oh 40
femtio fehm-tee-oh 50
sextio sehx-tee-oh 60
sjuttio shuh-tee-oh 70
åttio oh-tee-oh 80
nittio nih-tee-oh 90
etthundra eht-huhn-drah 100
ett-hundra-ett eht-huhn-drah-eht 101
etthundra-två eht-huhn-drah-tvoh 102
två-hundra tvoh-hunh-drah 200
tre-hundra treh-huhn-drah 300
fyra-hundra fee-rahl-huhn-drah 400
fem-hundra fehm-hun-drah 500
ett-tusen eht-tew-sehn 1000
en million ehn-meel-yoon 1000 000

Tiếng Thụy Điển cấp tốc – những câu nói cơ bản thiết yếu (Phần 2)

Tiếp tục với phần 2 của tiếng Thụy Điển cấp tốc là chủ đề : “những câu nói cơ bản thiết yếu trong đời sống “mà CDV nghĩ rất hay dùng . Mong các bạn cố gắng học thuộc lòng để ứng dụng vào cuộc sống nhé !

Những câu nói cơ bản thiết yếu

1. Tiếng Thụy Điển : Tack. (tahk)
Tiếng Anh : Thank you.
Tiếng Việt : Cám ơn rất nhiều

2.Tiếng Thụy Điển : Tack så mycket. (tahk saw mih-kuh)
Tiếng Anh : Thank you very much.
Tiếng Việt : Cám ơn rất nhiều

3.Tiếng Thụy Điển : Varsågod. (vahr-shaw-gohd)
Tiếng Anh : You’re welcome.
Tiếng Việt : không có chi hoặc cũng có nghĩa là xin mời .

4.Snälla. (sneh-lah)
Please.
Vui lòng (khi yêu cầu ai làm giúp gì đó thì đặt chữ này ở đầu câu)

5.Ja. (yah)
Yes.
Đúng rồi hoặc có .

6.Nej. (nay)
No.
Không

7.Ursäkta mig. (ewr-shehk-tuh may)
Excuse me.
Xin lỗi ( câu này trong tiếng Thụy Điển không có ý chính xác là mình có lỗi mà nói xin lỗi mà có ý nghĩa như là chúng ta cần sự chú ý của ai thì nói câu này để người ta chú ý đến mình , ví dụ như 1 người bạn đang nói chuyện với 1 người khác và chúng ta cần nói chuyện với người bạn đó và chúng ta muốn gây sự chú ý hoặc cũng là đang chen ngang câu chuyện họ đang nói thì chúng ta dùng câu này , trong trường hợp khác, 1 người đang đi trên đường, chúng ta kêu họ thì dùng câu này đầu tiên để gọi họ…ở đây thể hiện sự lịch sự khi chúng ta cảm thấy chúng ta làm phiền việc của họ )

8.Ursäkta mig. (ewr-shehk-tuh may)
Pardon me.
Tương tự câu trên.

9.Jag beklagar. (yah beh-klahgahr) or Jag är ledsen. (yah ehr leh-sehn.)
I’m sorry.
Tôi lấy làm tiếc.

10. Förlåt mig !
Sorry !
Tôi xin lỗi

11.Jag förstår inte. (yah fuhr-shtohr in-tuh)
I don’t understand.
Tôi không hiểu.

11.Jag talar inte svenska. (yah tah-lar in-tuh svehn-skuh)
I don’t speak Swedish.
Tôi không nói tiếng Thụy Điển. ( ngôn ngữ của tôi không phải tiếng Thụy Điển)

12.Talar ni engelska? (tah-lar nee eng-ehl-skuh) or
Talar du engelska? (tah-lar dew eng-ehl-skuh)
Do you speak English?
Bạn (các bạn) có nói tiếng Anh không ?

13.Min svenska är inte så bra. (min svehn-skuh ahr in-tuh soh brah.)
My Swedish is not that good.
Tiếng Thụy Điển của tôi không được tốt.

14.Tala långsamt är Ni snäll. (tah-lah lawng-sahmt ahr ni snehl) or Tala långsamt är du snäll. (tah-lah lawng-sahmt ahr dew snehl)
Speak more slowly, please.
Vui lòng nói chậm lại.

15. Kan du tala långsamt ?
Kan du speak slowly ?
Bạn có thể nói chậm không ?

15.Skulle Ni vilja upprepa det? (skuh-luh nee vihl-yuh uhppray-puh deht) or Skulle du vilja upprepa det? (skuh-luh dew vihl-yuh uhp-praypuh deht)
Would you please repeat that?
Bạn vui lòng lặp lại được không ?

16. Kan du säg en gång till ?
Can du speak one more time ?
Bạn có thể nói lại một nữa không ?

Tiếng Thụy Điển cấp tốc (phần 1)

Tài liệu này bao gồm 18 chủ đề rất hay sử dụng cho những ai chuẩn bị lên máy bay qua Thụy Điển bao gồm song ngữ tiếng Anh và tiếng Thụy Điển. CDV sẽ post làm 18 phần để các bạn dễ theo dõi. Trong phần này có cả phiên âm cho những ai chưa biết cách phát âm.

Chủ đề chào hỏi

1.Tiếng THụy Điển : Hej! /hay/
Tiếng Anh : Hello!
Tiếng Việt : Xin chào

2.Tiếng Thụy Điển : God morgon! /goh maw-rohn/
Tiếng Anh : Good morning!
Tiếng Việt : Chào buổi sáng

3.God dag! /goh dahg/
Good day!
Chúc ngày tốt lành

4.God kväll! /goh kvehl/
Good evening!
Chúc đêm tốt lành

5.Hur mår du? /hewr mohr dew/
How are you?
Bạn thế nào ?

6.Bra. /brah/
Fine.
Khỏe.

7.Mycket bra. /mih-keh brah/
Very well.
Rất khỏe

8.isådär. /see-saw-dehr/
So so.
Cũng tàm tạm

9.Vad heter du? /vah hay-ter dew/
What’s your name?

Tiếng Thụy Điển : Mitt namn är Karlsson./mit nahmn ehr kahrlson/

Tiếng Anh: My name is Mr. Karlsson.
Tên tôi là Karlsson

10. Trevligt att råkas /trehv-leet aht raw-kahss/
It’s nice to meet you.
Rất vui được gặp bạn

11.Hej då. (hay daw)
Good-bye.
Tạm biệt

12.Vi ses senare. /vee sehss say-nah-reh/
See you later.
Chúng ta gặp sau nhé !

13.Vi ses snart. /vee sehss snahrt/
See you soon.
Hẹn sớm gặp lại !

14.God natt. (goh naht)
Good night
Chúc ngủ ngon.

Học tiếng Thụy Điển qua câu hỏi thi lý thuyết lái xe ( cập nhật mỗi ngày)

Rất nhiều người đang quan tâm đến việc thi lý thuyết lái xe nên bắt đầu từ hôm nay CDV sẽ đăng câu hỏi thi lý thuyết bằng tiếng Thụy Điển và phần dịch để các bạn vừa học tiếng Thụy Điển vừa học lý thuyết lái xe luôn. Đây là bài viết sẽ được cập nhật mỗi ngày 1 câu hỏi, mọi người lưu lại và bật ra xem mỗi ngày để học câu hỏi mới và xem đáp án nhé. Đáp án sẽ được điền vào cuối ngày, mọi người hãy thử kiến thức của mình bằng cách comment đáp án của mình ở phía dưới phần comment nhé !

Câu 1 :

Vid vilket eller vilka tillfällen är det förbjudet att använda helljus?
a. En cyklist
b, En gående
c. En parkerade bil
d. När du möter fordon.

Dịch :
Tại trường hợp hay những tình huống nào cấm sử dụng đèn pha :
a. Người đi xe đạp
b. Người đi bộ
c. chỗ đậu xe
d. Khị gặp xe ngược chiều .

Từ vựng :
tillfällen : tình huống
helljus : đèn pha
förbjudet : cấm

Đáp án : D

Câu 2

När du kör in på en parkeringsplats i vilken eller vilka ljusbehandling får du använda tillsamma ?

a. Halvljus och parkeringljus.
b.Dimljus och parkeringljus.
c. Helljus och parkeringljus.
d.Varselljus och parkeringljus. och parkeringljus.

Khi bạn lái xe vào một bãi đậu xe những cách bật đèn nào bạn được phép sử dụng cùng nhau ?

a. Đèn cốt pha và đèn đỗ xe
b. Đèn sương mù và đèn đỗ xe
c. Đèn pha và đèn đỗ xe
d. Đèn định vị ban ngày và đèn đỗ xe

Parkeringsplats: chỗ đỗ ( đậu xe) — parkera (động từ ) đậu xe, đỗ xe
tillsamma : cùng nhau
använda : sử dụng
kör : lái xe

Đáp án : a

Câu 3
När du kör ut från en parkeringsplats, I vilken ljusbehandling får du använda ?
a. Helljus
b. Halvljus
c. Varsellykta
d. Varselljus

Khi bạn lái xe ra khỏi từ bãi đỗ, những loại đèn nào sau đây bạn được phép sử dụng ?
a. Đèn pha
b. Đèn cốt pha
c. Đèn cảnh báo
d. Đèn hiệu ban ngày

Kör ut : lái ra khỏi
Đáp án : b

Câu 4

Vilken av följande påståenden är riktiga?
a. Halvljus får inte användas tillsammans med varselljus.
b. Halvljus får inte användas tillsammans med dimljus.
c. Dimljus får inte användas tillsammans med parkeringsljus.
d. Det finns inga bestämmelser om hur ljusen får kombineras.
Dịch

Câu nào dưới đây là đúng?
a) Không được sử dụng đèn cốt pha cùng với đèn cảnh báo.
b) Không được sử dụng đèn cốt pha cùng với đèn sương mù.
c) Không được sử dụng đèn sương mù cùng với đèn đỗ xe.
d) Không có quy định về cách kết hợp sử dụng đèn.
Đáp án :

Từ vựng Thụy Điển dùng trong ngành nail

Förlängning-nối móng

Förstärkning- đắp gel hoặc bột trên móng thật (làm trên móng thật).

Påfyllning- khi khách quay lại làm thêm gel/ bột.

Manikyr- làm tay nước

Pedikyr- Chân nước

Lacka- sơn

Lacka med gellack- sơn gel

laga enstaka naglar- sửa vài móng
Dekorera- trang trí

stenar/ strass – đá

nagelbitare- cắn móng

Korta naglar- móng ngắn långa- dài

Normal- inte så kort eller långt- không dài không ngắn.
lagom : vừa đủ

Franskmanikyr- Móng có đầu trắng Fade fransk- móng trắng mà mờ dần đi.

Glitter- nhũ

Glittrig – blink blink -lóng lánh

Những câu nói tiếng Thụy Điển hay dùng trong ngành nail

Thường trong khi làm nên quan tâm khách thì hỏi!

1. Hur känns det? är det bra? Bạn thấy sao? có được không?. (tỏ ra quan tâm, thường khách rất thích).

2. Gör det ont? bạn thấy đau à?

3.Är du rädd för filen? bạn sợ dũa không- tâm lý khách hay sợ dũa..

4.Kan du slappna av ?- bạn có thể thà lỏng không?

5. Vill du boka tid? bạn muốn đặt giờ không?  vill du avboka tiden? bạn muốn bỏ giờ à?

6. Vill du boka om tiden? bạn muốn đạt lại giờ ko?

7. Har du bokat tiden? bạn đã có đặt giờ chưa?

8. Kan du vara snäll och väntar lite, vi är lite sena: bạn có thể chờ một chút không chúng tôi hơi muộn.

9. Vill du välja färg- bạn muốn trọn mầu không? vilken färg vill du har? bạn muốn trọn mổu gì?

10 .Är du nöjd- bạn có hài lòng không?

11. Om du är inte nöjd, jag kan hjälpa dig kostnadsfritt- nếu bạn không hài lòng tôi sẽ giúp bạn miễn phí.

12. Men just nu vi hinner inte hjälpa dig, men om du kommer imorgon då kan vi hjälpa dig.-nhưng hiện tại tụi tôi không kịp, nhưng nếu ngày mai bạn quay lại tui tôi có thể giúp bạn.

13. Vi har tyvärr inga tider just nu: đáng tiếc chưng tôi hiện tại không co giờ.

14.Vi är fullbokat idag: hôm nay tụi tôi không có giờ trống.

15. Tack och välkommen tillbaka! Cám ơn và chào mừng quay lại!!

Giới thiệu phần mềm học tiếng Thụy Điển cực hay và dễ học

Hiện nay ngày càng nhiều người đang có nhu cầu di dân sang Thụy Điển theo diện hôn nhân hay lao động cũng như nhiều người mặc dù học tiếng Thụy Điển đã lâu nhưng vẫn chưa thật sự tiến bộ thì hôm nay ad xin giới thiệu đến đọc giả một phần mềm học tiếng Thụy Điển rất hay và dễ học . Đó là phần mềm Rosetta Stone.

Điểm hay của phần mềm này là phương pháp học rất trực quan và rèn luyện đủ các kỹ năng nghe nói đọc viết cho các học giả. Và phần mềm bắt đầu giảng dạy cho tất cả các đối tượng từ chưa biết gì đến nâng cao đều có thể học. Có thể nói nếu ai có đủ kiên trì học hết giáo trình Thụy Điển của phần mềm này sẽ đủ trình độ giao tiếp nghe hiểu căn bản đủ để học nâng cao hoặc làm việc trong các hãng xưởng của Thụy Điển.

Dưới đây là phần video giới thiệu chi tiết về phần mềm :

Các bạn có thể down về học thử tại trang web : http://www.rosettastone.eu/demo .

  1. Đối với những đọc giả nào ko biết cách mua hoặc ko đủ khả năng mua bản mới nhất thì vui lòng liên hệ với chúng tôi trong phần liên hệ

Và đây là đường link để các bạn mua phần mềm :

http://www.rosettastone.eu/learn-swedish#/

Hiện nay đang có chương trình khuyến mãi cho phần mềm này từ 399 euro còn 279 euro.

#hoctiengthuydien #phanmemthuydien #thuydien

 

 

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

8. Cách phát âm của chữ O

Chữ O có thể gây nhiều vấn trong tiếng Thụy Điển. Nếu bạn đọc là u theo tiếng Việt thì tiếng Thụy Điển luôn luôn được viết bằng chữ 0. Nhưng điều phiền phức là: nếu bạn đọc là ô theo tiếng Việt thì không biết phải viểt bẳng tiếng Thụy Điển là 0 hay å. Đặc biệt là âm ô ngắn thường được viết trong tiếng Thụy Điển bằng chữ 0. Vì thế, khi học một từ có chứa âm ô ngắn, bạn phải nhớ kỹ xem nó được viết bằng 0 hay å.
Những từ sau đây được phát âm bằng ô ngắn (giống hệt như ô của tiếng Việt) mặc dù chúng được viết khác nhau:
lọpp mått jọbb

Thực ra âm u ngắn (tiếng Thụy Điển viết bằng chữ o) rất ít khi gặp, nên bạn có thể cho rầng chữ’ o thường đọc là ô (cách tính ra nguyên âm ngắn sẽ trình bày ờ phần 8.16). Ví dụ của âm u ngắn viết bằng chữ o này là: ost ‘phó mát’. Vì những lý do từ có chứa chữ 0. Sau đây là 4 cách đọc khác nhau của chữ o:

Mẫu tự å không gây nhiều phiền phức như trên. Nó luôn luôn được đọc là å (nghĩa là tương tự như ô của tiếng Việt). Hãy so sánh:

9 Phụ âm của tiếng Thụy Điển

Các phụ âm được hình thành nhờ không khí đi qua thanh quản, miệng và hai môi (xcm phần 2). Phụ âm được phân loại theo ba cách như sau:
+ Phân loại theo vị trí cản trở luồng không khí trên đường thoát ra của nó.
+ Phân loại theo cách cản trờ luông không khí.
+ Phân thành loại phụ âm vô âm và phụ âm hữu âm.

9.1 Những phụ âm tắc

Phụ âm tắc là phụ mà khi phát âm nó, luông hơi bị tắc tịt trong một khoảnh khắc. Đó là những phụ âm sau dây:
hữu âm: p   t   k
vô âm: b   d   g
Những phụ âm ở hàng trên và hàng dưới giống nhau từng cặp một nếu xét về vị trí luồng hơi bị ngăn cản. Sự khác nhau ở đây là những phụ âm ở hàng trên là những âm hữu âm và hàng dưới là vô âm (xem phần 2). Hãy tập phát âm từng cặp phụ âm nói trên trong những từ tương tự dưới đây. (Chúng có thể xuát hiện ở những vị trí khác nhau trong các từ):

9.2 Những phụ âm xát

Khi phát âm một phụ âm xát, luồng hơi bị ép qua một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó trên đường thoát ra và gây ra tiếng gió rít hoặc tiếng hơi xì. Sự cọ xát của luồng hơi như thế chính là lý do để gọi các phụ âm này là phụ âm xát. Khe hẹp này tuy nhỏ, nhưng vẫn đủ cho hơi thoát ra đều. Những phụ âm này gồm có:
hữu âm : f    s     sj    tj
vô âm :    v

f và v được phát âm bằng cách để sát hàm răng trên vào môi dưới. Sự tiếp xúc này chỉ sát đến mức mà luồng hơi vẫn có thể thoát ra liên tục và nhờ đó tạo ra tiếng xì hơi. Sự khác biệt của chúng là : âm f là vô âm và âm v là hữu âm.

J có thể là phát âm bằng cách : bạn phát âm chữ i và cứ kéo dài chữ i này, đồng thời đưa cao phần giữa của mặt lưỡi (không phải đầu lưỡi) sát lên trần khoang miệng cho đến lúc phát ra tiếng xì hơi. Chữ j này phát âm gần như âm “di ” trong tiếng Việt . Chỉ khác là “di” của tiếng Việt dùng đầu lưỡi sát vào răng, còn j của Thụy Điển dùng phần giữa của bề mặt của lưỡi sát lên trần trên của khoang miệng. Chú ý : j của tiếng Thụy Điển không đọc cứng như “gi” của tiếng Việt. Ví dụ :

ja        jcka

S – sj- tj : Mẫu tự ghép sj và tj này được phát am bằng một âm. Quan trọng là bạn phải tập nghe sự khác biệt và biết cách phát âm của ba âm này. Chúng tôi có thể mô tả cách phát âm một cách gần đúng như sau (dĩ nhiên cách tốt nhất là nghe người biết phát âm đúng làm mẫu) : s phát âm giống hệt như chữ x của tiếng Việt (chữ không phải như chữ s của tiếng Việt).

Sj được phát âm gần giống âm s của người Huế hoặc người miền Trung Việt Nam (ví dụ trong từ sung sướng) chỉ khác là khi phát âm sj thì môi dưới chụm tròn hơn như để phát âm chữ u. 

Còn tj được phát âm mềm hơn một chút so với chữ s của người Huế hoặc người miền trung Việt Nam. Cách phát âm thứ hai lkaf cả âm sj và tj trong hầu hết các trườn hợp đều phát âm giống hệt nhu âm kh của tiếng Việt (ví dụ trong từ “khoan khoái” ). Ở nhiều vùng Thụy Điển người ta phát âm như thế. Đối với người Việt thì cách phát âm này có lẽ dễ nhất. Tuy vậy, bạn cần tập nghe để có thể hiểu được khi người ta phát âm theo kiểu thứ nhất. Bạn có thể nghe được sự khác biệt theo cách phát âm thứ nhất trong những từ sau đây:

Sal – sjal
sojck – tjọcka
chọck – tjọck

säl – själ
sur -tjur
sju – tjugo

Chú ý: ch trong từ trên phát âm như tj.

Cả ba âm trên là những phụ âm xát vô âm. Bạn cũng có thể tập phát âm tj bằng cách phát ra âm j và cứ để nguyên môi lưỡi như thế mà phát ra một âm vô âm, nghĩa là cho hơi xì ra khỏi khoang miệng mà không có sự rung động của thanh quản. Hãy so sánh:
jạcka – tjạcka
H được phat âm hoàn toàn giống như h của tiếng Việt . Ví dụ :
ha     här         hẹmma

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)

5. Nguyên âm dài của tiếng Thụy Điển

Một số nguyên âm dài cúa tiếng Thụy Điển là những nguyên âm như trong các ví dụ sau:

Ghi chú : Để nghe được cách phát âm hãy copy những ví dụ phía dưới và dán vào trang Google translate theo đường dẫn sau để nghe cách phát âm : https://translate.google.com/?hl=vi

i được phát âm giống như chữ i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo hơi rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

ä được phát âm gần giống như chữ é của tiếng Việt, nhưng kéo dài và trầm hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

å dược phát âm gần giống như chữ ô của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
0 được phát âm giống như chữ u của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
a được phát âm giống hệt như chữ o của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.

Nguyên âm a dài làm người ta liên tường đến nguyên âm å dài. Hãy tập nghe sự khác biệt của chúng:

aå bar – bår tala – tåla var – vår

e khi là một nguyên dài thì nó được phát âm gần giống như giữa chữ i và e của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới. Ví dụ:

e se leva
Hãy tập phân biệt các âm i, e và ä:

i – e – ä

vit – vet        hel – häl
ris – res         veta – väta

y được phát âm gần giống như giữa chữ ư và i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ i, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ’ u và loe môi ra ngoài.

Ö được phát âm gần giống như chữ ơ của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bâng cách: phát âm kéo dài giữa chữ é và ơ, đồng làm ưòn đôi môi như để phát âm chữ u và hơi loe môi ra ngoài. Ví dụ:

l ny hãy so với ni
lysa hãy so với Lisa

ö

öl hãy so với el
öva hãy so với Eva

U là âm khó đọc nhẵt trong tiếng Thụy Điển. Nó được phát âm gần giống như giữa chữ u và y của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ y, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ u. Ví dụ:

u

nu du

Nguyên âm u làm người ta liên tường đốn nguyên âm o và y nhưng vãn có sự khác biệt rõ rệt. Hãy tập phát âm các từ sau:

0 – u – y

ros – rus -rys

mor – mus – mys

Chú ý: Những nguyên âm dài i, y, u và o đứng sau cùng dễ làm người ta nghe lầm là từ ngữ tận cùng bâng một phụ âm:

bị – bỵ – bu – bo

(Hãy lắng nghe sự khác biệt của từ bo và bov!)
Hãy nghe người Thụy Điển nói giọng Stockholm hoặc giọng miền trung Thụy Điển hướng dẫn khi tập phát âm những chữ này. Dĩ nhiên người từ các vùng khác nói cũng đúng tiếng Thụy Điển, nhưng bằng giọng địa phương, không giống những giải thích trên.

6. Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Những chữ viết nghiêng trong chương này là những chữ tiếng Việt !Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Như đã nói nhiều lần trước đây, sự khác biệt giữa nguyên âm ngắn và nguyên âm dài rất quan trọng.

ụ Sự khác biệt lớn nhất là giữa âm u dài (li) và u ngắn (ụ). Cách phát âm của u dài đã được giải thích như trên, còn âm u ngắn đọc giống hệt như chữ u của tiếng Việt. Hãy cố gắng nghe sự khác biệt này và lặp lại khi người Thụy Điển phát âm những âm sau đây:

bus            –    bụss

hus            –    hụnd

rusa           –    rụsta

sluta – slụtta

ẹ = ặ Ở đa số các vùng Thụy Điển, bạn không thế nghe được sự khác nhau giữa nguyên âm e và ä khi chúng đèu là những nguyên âm ngắn. Ví dụ:

mẹst          –    häst

Có một số từ dược phát âm giống hệt như nhau mặc dù chúng được viết hoàn toàn khác nhau. Ví dụ:

sẹtt            –    sạtt

Ngoài những nguyên âm trên, các nguyên âm khác không có hiện tượng biến âm đáng kể, mặc dù chúng có một sự khác biệt nhất định trong cách phát âm ngắn và dài:

7. Cách phát âm của Ö và ä trước r

Hai nguyên âm Ö và ä có cách phát âm đặc biệt khi chúng đứng trước r. Trong trường hợp này, chúng được đánh dấu bằng một chữ r nhỏ nhô cao bên cạnh: ör, är. Âm ör được phát âm như chữ ơ của tiếng Việt, còn âm är như giữa chữ a và e của tiếng Việt. Bạn có thể thừ tập nghe sự khác biệt của chúng so với âm Ö và ä bình thường (như đã mô tả ở phần.5) trong các ví dụ sau đây:

Trước hết, nên tập nhận ra được âm Ö và ä này khi người Thụy Điển phát âm. Nếu không, bạn cứ việc phát âm như những chữ Ö và ä bình thường (như đã mô tả ờ phần 5 và 6) hoặc như cách phát âm bình thường của bạn, vì một số nơi ờ Thụy Điển người ta cũng phát âm như thế.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p1)

Đây là Phần 8 của loạt bài viết ” Sách học ngữ pháp Thụy Điển ” .

Chương này được viết với tham vọng giải thích một phần cho các bạn mới học tiếng Thụy Điển. Việc dùng từ ngữ đế mô tả cách phát âm quả là một vấn đề không dễ. Nếu khi đọc bắt đầu thấy lộn xộn, bạn nên tạm bỏ qua, để rồi kiếm tra lại khi bạn đã học được một phần cách phát âm trực tiếp từ người Thụy Điển.

Tiếng Thụy Điển có các mẫu tự (chữ cái) như trong bảng dưới đây. Để tránh sự lầm lẫn khi giải thích cách phát âm trong chương này, chúng tôi sẽ viết các mẫu tự tiếng Việt bằng chữ nghiêng. Các chữ in nhỏ trong cột bên phải của bảng dưới đây phải được phát âm rất nhẹ và lướt sang chữ lớn tiếp theo (ví dụ: biò). Nếu chữ nhỏ ấy lại ở sau cùng thì phát âm nhẹ lướt, hầu như chỉ để môi, miệng và lưỡi cho đúng chỗ của chữ ấy rồi cho âm «chết ngay» khi mới phát ra (ví dụ: ưi). Cách phát âm của các mẫu tự sẽ được mô tả kỹ hơn trong chương này.

Cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Thụy Điển

Ghi chú : Cách phát âm này không đúng lắm. Hãy xem cách đọc ờ phần tiếp theo!

1. Nguyên âm và phụ âm

Trong các ngôn ngữ, các âm đều chia ra làm hai nhóm lớn: nguyên âm (vokal) và phụ âm (konsonant). Tiếng Thụy Điển có 9 nguyên âm và 18 phụ âm:

Nguyên âm: i e ä y ö o å a u
Phụ âm: p t k b d g s sj t j h f v j l r m n ng

Có nhiều âm không có mẫu tự riêng, vì vậy chúng phải viết bằng những mẫu tự ghép, chẳng hạn như: sj, tj và ng. (Việc các âm này được hình thành như thế nào sẽ trình bày sau.)

Cách phát âm cũng khác nhau tùy theo địa phương, giống hệt như tiếng của các miền Việt nam. Trong chương này, chúng tôi trình bày theo cách phát âm của Stockholm và miền trung Thụy Điển.

2. Sự tạo nên các âm, Hữu âm và vô âm

Để hiểu sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm, bạn phải biết các âm được tạo nên như nào. Các âm được tạo nên khi không khí từ phổi đi qua yết hầu, cuống họng và miệng. Ở yết hầu, không khí phải qua một khe hẹp, chính mép khe hẹp này làm phát ra âm. Phần yết hầu chứa khe hẹp này gọi là thanh quản. Nếu hai mép khe hẹp này được đưa sát vào nhau, chúng sẽ bị rung động khi không khí từ phổi đi qua. Như vậy, một âm hữu âm (âm vang) được phát ra. Bạn có thể thử phát ra âm dài aaaa. Nếu đồng thời ấn ngón tay lên thanh quản, bạn có thể cảm thấy sự rung động của âm này. Ngược với âm hữu âm là âm vô âm (âm không vang). Âm vô âm được phát ra không có sự rung động của thanh quản.

Tất cả các nguyên âm đều là âm hữu âm.

Còn phụ âm được chia làm phụ âm hữu âm và phụ âm vô âm. Bạn có thể kiểm tra sự khác nhau đó bằng cách nói kéo dài vvvv hoặc ssss. Nếu đặt tay lên thanh quản, bạn sẽ thấy rằng V là âm hữu âm, còn s là âm vô âm. Sự khác biệt cơ bản giữa nguyên âm và phụ âm là không khí có thể thoát ra tự do qua cuống họng và miệng khi nguyên âm được hình thành. Còn khi tạo nên một phụ âm, thì có sự bóp nghẹt hoặc đóng kín ờ chỗ nào đó. Rõ rệt nhất là sự «cản trỞ» do môi tạo nên. Ví dụ khi phát âm từ pappa, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng: môi bạn sẽ khép lại trong chốc lát khi bạn phát ra âm p và mở ra khi bạn phát ra âm a. Hãy nhìn vào gương mà phát âm, bạn sẽ rõ.

Chú ý: Mẫu tự còn gọị là chữ cái.

Âm là tiếng phát ra khi bạn đọc một mẫu tự. Ví dụ mẫu tự a có thể có âm 0 và mãu tự O có thể có âm ô.

3. Trọng âm và trường độ

Những từ sau đây được phát âm khác nhau, mặc dù chúng có cùng một âm:

formel hình thức formell có hình thức (tính từ)
banan quả chuỗi banan tuyẽn, đường (dạng xác định)

Sự khác nhau ở đây là các phần của từ ngữ được phát âm mạnh nhẹ khác nhau. Phần được phát âm mạnh có dấu trọng âm. Trọng âm này không bao giờ được ghi trong văn viết, mặc dù ưong nhiều trường hợp rất khó biết nó nằm ờ chỗ nào. Vì vậy, ở một số chương trong sách này, chúng tôi cố ý đặt trọng âm bằng cách: đặt dấu trừ (-) hoặc dấu chấm (.) dưới các nguyên âm:

formel formell

Thông thường nhất trong tiếng Thụy Điển là nguyên âm đầu tiên trong một từ được mang trọng âm. Tuy vậy cũng có rất nhiều ngoại lệ không thể áp dụng qui tẳc này được.

Một nguyên nhân nữa làm từ ngữ cần phải được đánh dấu trọng âm là:

+ Nguyên âm mang trọng âm có thể là nguyên âm dài hoặc nguyên âm ngắn.
+ Nguyên âm không mang trọng âm bao giờ cũng là nguyên ngăn.

Như vậy, dưới nguyên âm dài sẽ được đánh dấu trừ (-) và dưới nguyên âm ngắn sẽ được đánh dấu chấm (.). Còn dưới nguyên âm không mang trọng âm thì dĩ nhiên người ta không đặt thêm một dấu hiệu nào cả và chúng luôn luôn là những nguyên âm ngắn. Chú ý rằng các trọng âm không ghi trong văn viết. Ví
dụ:

4. Thanh bằng và thanh trắc

Tiếng Thụy Điển có hai thanh: thanh bằng (akut accent) và thanh trắc (grav accent). Thanh bằng của tiếng Thụy Điển phát âm gần giống dấu huyền của tiếng Việt, nhưng âm điểm xuất phát cao hơn và kéo dài nhanh xuống. Còn thanh trắc của Thụy Điển được phát âm gần giống dấu sắc của tiếng Việt. Ví dụ:

Trong từng cặp ví dụ trên, trọng âm được đặt ở cùng một nguyên âm, nhưng chúng được phát âm bằng những «âm điệu» khác nhau. Làm sao nhận biết được sự khác biệt của chúng? Đây có thể là một điều khó khăn cho nhũng người ngoại quốc học tiếng Thụy Điển. Để sự phát âm được hoàn hảo, bạn cần phải phân biệt được các âm tiết. Nếu không, có thể gây ra sự ngộ nhận. Bạn nên bắt đâu học từng từ một, đến một trình độ khá, bạn sẽ thấy điều này dễ dàng hơn.
Các từ ghép (sammansatta ord) được hình thành bằng cách ghép hai (hay nhiều) từ thành một và chúng thường có thanh bằng:

polis + man —> polisman người cảnh sát
bam + vakt —> barnvakt sự trông trẻ, sự giữ trẻ

Chú ý rằng trong tiếng Việt:

Những từ có thanh bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Những từ có thanh trắc là những từ có dấu sắc, nặng, hỏi và ngã.
Âm điệu là những âm cao thấp khác nhau.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)