Tag Archives: trạng ngữ

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – phần 7

Câu phức

Như đã thấy ở phần 1.3, một câu có thể bao gồm một hoặc nhiều mệnh đề. Câu chỉ có một mệnh đề gọi là câu đơn (enkel mening). Câu bao gồm hai mệnh đề trở lên mệnh đề gọi là câu phức (sammansatta mening):

Câu đơn:
Rolf sjunger. Rolf (đang) hát.
Birgit spelar dragspel. Birgit chơi phong cầm.

Câu phức:
Rolf sjunger och Birgit spelar dragspel.Rolf hát và Birgit chơi phong cầm.
De säger, att Rolf sjunger.Họ nói rằng Rolf (đang) hát.

De säger, att Rolf sjunger och Birgit spelar dragspel.Họ nói rằng Rolf (đang) hát và Birgit đang chơi phong cầm.

Trong những phần trước chúng ta đã thấy cách đặt câu đơn. Trong phần này chúng ta sẽ được biết cách đặt câu phức bằng cách liên kết những câu đơn lại với nhau.

7.1 Sự đồng cách và sự phụ thuộc

Hai mệnh đề được nối liền với nhau bằng từ och ‘và’ để hình thành một câu phức. Hiện tượng này gọi là sự đồng cách (samordning):

Những động từ được nối đồng cách bằng từ och thì bình đẳng với nhau, không mệnh đề nào phụ thuộc mệnh đề nào. Nhưng một mệnh đề có thê’ được bao hàm trong một mệnh đề khác và trở thành một phần của mệnh đề đó, hiện tượng này gọi là sự phụ thuộc (underordning). Trong ví dụ sau đây mệnh đề Per brukar äta vitlök là mệnh đề phụ thuộc và nó được bắt đầu bằng từ att:

Trong ví dụ trên, mệnh đề bắt đầu bằng từ att đóng vai trò như một túc từ cho động từ säger và có cùng giá trị như det trong mệnh đề Eva säger det. Hãy so sánh các ví dụ sau đây:

7.2 Mệnh đề chính và mệnh đề phụ

Một mệnh đề mà nó là một phần của một mệnh đề khác được gọi là mệnh đề phụ (bisats). Mệnh đề phụ không tự hình thành được một câu (mcning). Một mệnh de độc lập mà không phải là một phàn nằm trong mệnh đề khác gọi là mệnh đề chính (huvudsats):

MỆNH ĐỀ CHÍNH
Rolf sjunger. Rolf (đang) hát.

Một câu phải luôn luôn chứa ít nhất một mệnh đề chính. Nếu nối đồng cách hai mệnh đề chính thì chúng vẫn là những mệnh đề chính:

Bằng cách nối phụ thuộc, bạn có thế đổi một mệnh đề thành mệnh đề phụ. Mệnh đề chinh có thể là mệnh đề chứa luôn cả mệnh đề phụ

Nếu bạn nối đồng cách hai mệnh đề phụ với nhau bằng từ och thì chúng vẫn là những mệnh đề phụ:

Các loại mệnh đề phụ có tương đối nhiều, những loại quan trọng sẽ được trình bày ớ phần sau.
Chú ý: Từ nối các mệnh đề lại với nhau còn gọi là liên từ.

7.3 Mệnh đề phụ bắt đầu bằng att

Những mệnh đề phụ bắt đầu bẳng att gọi là mệnh đề phụ bắt đầu bằng att (att-bisats). Thông thường mệnh đề phụ loại này đóng vai trò như túc từ cho những động từ như:

säga ‘nói’,
vet ‘biết’,
tro ‘nghĩ rằng, cho rằng’,
se ‘nhìn thấy’
höra ‘nghe thấy’

Mannen sa, att han var trött. Jag tror, att Elsa kommer hit i kväll. Người đàn ông nói rẳng ông ta mệt. Tôi nghĩ rằng Elsa sẽ đến đây tối nay.
Alla vet, att chefen kom för sent i morse. Mọi người đều biết rằng ông sếp đã đến trễ sáng nay.
Vi såg nog, att du gäspade. Chúng tôi đã dư thấy (biết thừa là) bạn đã ngáp rồi.
Jag hör, att någon startar en bil. Tôi nghe thấy người nào đó đề máy xe.

Đôi khi bạn có thể không cần dùng att:

Mannen sa han var trött. Người đàn ông nói ông ta mệt.
Jag tror Elsa kommer hit i kväll. Tôi nghĩ Elsa sẽ đến đây tối nay.

Nếu vẫn cứ dùng att trong trường hợp này thì cũng không bao giờ sai. Vì thế không nên bỏ att nếu bạn không biết chẳc chắn.

7.4 Mệnh đề phụ trạng ngữ

Mệnh đề phụ cũng có thể đóng vai trò một trạng ngữ (xem 4.5), những mệnh đề phụ loại này gọi là mệnh đề phụ trạng ngữ (adverbialsbisals). Mệnh đề phụ trạng ngữ cũng dễ nhận ra nhờ từ mở đầu của nó. Sau đây là những từ mở đầu thông dụng của những mệnh đề phụ trạng ngữ.

när ‘khi’
Mannen vaknade, när barnet började gråta.Người đàn ông đã thức giấc khi đứa trẻ bắt đầu khóc.

innan ‘trước khi’
Karin gör läxorna, innan hon äter middag. Karin làm bài tập trước khi cô ta ăn cơm chiều.

medan ‘trong khi’
Du kan läsa tidningen, medan jag duschar. Bạn có thể đọc báo trong khi tôi tắm.

om ‘nếu’
Jag går hem, om Lisa kommer hit. Tôi sẽ bỏ về nếu Lisa đến đây.

därför att ‘vì, bởi vì’
Per grät, därför att Sten hade retat honom. Per đã khóc vì Sten đã chọc tức cậu ta.

eftersom ‘vì, bởi vì’
Vi badade inte, eftersom vattnet var förorenat.Chúng tôi đã không tắm vì nước bị ô nhiễm.

fastän ‘mặc dù’
Olle somnade i soffan, fastän familjen tittade på teve. Olle thiếp đi ở ghế sa-lông, mặc dù gia đình còn xem ti-vi.

trots att ‘mặc dù’
Han ville inte äta, trots att han var hungrig. Anh ta đã không muốn ăn, mặc dù anh ta đói.

Trong các bảng sắp đặt từ dưới đây, Mệnh đề phụ trạng ngữ được đặt ở cùng vị trí như những trạng ngữ khác.

Để cho rõ ràng, người ta đặt dấu phẩy trước hoặc sau mệnh đề phụ trạng ngữ’, nhưng thông thường người ta xóa bỏ dấu phẩy ngay cả trong những trường hợp như trên. Ở các ví dụ trên, chúng tôi viết dấu phẩy để bạn biết vị trí của nó. Như vậy, việc đánh dấu phẩy trong loại câu này không phải là việc bắt buộc.

Chú ý: Trong tiếng Thụy điển, người ta không thể loại bỏ chủ từ sau những mở đầu của mệnh đề phụ:

Eva gick till jobbet, trots att hon var förkyld. Eva đã đi làm, mặc dù cô ta bị cảm.
När jag kom hem, upptäckte jag att plånboken var försvunnen. Khi tôi về đến nhà, tôi (mới) phát giác ra rằng cái ví đã mất.

7.5 Cách sắp đặt từ trong mệnh đề phụ

Sự sắp đặt từ trong các mệnh đề phụ khá khác biệt so với các mệnh đề chính. Trước hết là trạng ngữ của mệnh đề. Chúng luôn luôn đứng trước động từ trong một mệnh đề phụ. Hãy so sánh các cặp mệnh đề sau đây. (Mệnh đề thứ nhất là mệnh đề chính):

Sten vill inte sova. Sten không muốn ngủ.
Olle säger, att Slen inte vill sova. Olle nói rầng Sten không muốn ngủ.

Per kommer alltid för sent. Per luôn luôn đến muộn.
Vi väntar inte på Per, eftersom han alltid kommer försent.Chúng ta không đợi Per, vì anh ta luôn luôn đến muộn.

De slutar inte sjunga.Họ không ngừng hát.
Jag blir arg, om de inte slutar sjunga. Tôi sẽ (trở nên) bực mình nếu họ không ngừng hát.

Ngoài ra, chủ từ còn luôn luôn đứng trước động từ trong một mệnh đề phụ. Vì thế, không thế chuyển một phần nào của mệnh đề phụ ra phía trước được. Như chúng ta đã thấy, mệnh đề phụ thường có một từ mở đầu (bisatsinledare). Hãy xem bảng sau đây bạn sẽ rõ sự khác nhau về cách sắp đặt từ trong mệnh đề chính và mệnh đề phụ.

7.6 Mệnh đề phụ liên quan

Có một loại mệnh đề phụ làm nhiệm vụ mô tả rõ ràng hơn cho một danh từ. Nó có một sự liên quan, hay nói cách khác là «có bà con, họ hàng» với danh từ đó, vì vậy gọi là mệnh đề liên quan hoặc mệnh đề quan hệ (relativbistats).

Mệnh đề loại này được mở đầu bằng từ này không bao giờ đổi dạng:

Sten har en syster, som heter Karin. Sten có một em gái, người mà tên là Karin.
Lasse känner en kvinna, som arbetar på DN. Lasse quen một người đàn bà, người mà làm việc ớ DN.
Sten har två flygplan, som är sönder. Sien có hai chiếc máy bay, những cái mà bị hư.

Chú ý: Những câu ví dụ trên được cố ý dịch như vậy để phục vụ cho việc hiếu ngôn ngữ và văn phạm Thụy Điển. Khi đã biết giỏi tiếng Thụy Điển, bạn có thể tự dịch cho lưu loát hơn.
Mệnh đề liên quan sẽ được trình bày tỉ mỉ ở phần 16.7.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển- phần 6

6 Mệnh đề có nhiều động từ. Mệnh lệnh thức

6.1 Hai hay nhiều động từ liên tiếp

Một số động từ có thế đứng liền trước một động từ khác, vì thế phải có sự sắp đặt các động từ ấy. Ví dụ như sau:

Sắp xếp động từ trong tiếng Thụy Điển

6.2 Thành lập động từ nguyên mẫu từ dạng hiện tại

Trong từ điển, bạn thường tìm thấy động từ viết ở dạng nguyên mẫu. Khi mới học tiếng Thụy Điển, bạn thường dùng dạng hiện tại của động từ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên biết cách tính ra dạng nguyên mẫu của động từ. Như đã giới thiệu ở phần 2.1, những động từ ở thì hiện tại đều chấm dứt bằng ar hoặc er:

Động từ -ar

Nếu động từ ở thì hiện tại chấm dứt bằng ar, bạn xóa bỏ r để thành lập dạng nguyên mẫu:

Cách thành lập động từ dạng ar

Động từ -ar ở thì quá khứ chấm dứt bằng ade. Nếu tìm thấy một dạng như thế, bạn có thể hình thành dạng nguyên mẫu bằng cách xóa bó de (öppnade —-> öppnade—> öppna).

Động từ -er

Nếu động từ ờ thì hiện tại chấm dứt bẳng er, đế thành lập dạng nguyên mâu, bạn xóa bỏ er, sau đó thêm a:

Cách thành lập động từ dạng er

Động từ -er có nhiều dạng khác nhau ở thì quá khứ, vì vậy sự thành lập dạng nguyên mẫu của loại động từ này khá phức tạp. Vấn đề này sẽ được trình bày ờ phần 9.3, 9.7, 9.8.

6.3 Một số trợ động từ thường dùng

Có một số dộng từ, gọi là trợ động từ (hjälpverb), chỉ được dùng chung với những động từ khác. Những động từ khác này gọi là động từ chính (huvudverb). Trợ động từ luôn luôn dứng trước động từ chính. Vì có trách nhiệm trợ giúp cho những động từ chính, nên chúng dược gọi là trợ động từ.
Sau đây là những trợ động từ quan trọng nhất. Mỗi trợ động từ dưới đây được viết thành một đề mục bằng nét đậm ở dạng nguyên mẫu, trong ngoặc là dạng hiện tại và quá khứ. Những trợ động từ này rất thường dùng, nên bạn học thuộc càng sớm càng tốt:

Trợ động từ trong tiếng Thụy Điển

Chú ý: vilja ha (vill ha, ville ha). Khi một danh từ làm túc từ, người ta dùng cặp động từ vilja ha và chúng vẫn có nghĩa là ‘muốn’:

Jag vill ha kaffe. Tôi muốn (có) cà phê.
Jag vill ha grädde till kaffet. Tôi muốn thêm sữa béo vào cà phê.

få (får, fick) ‘được phép, phải, bị’

Du får röka, om du vill. Bạn được hút thuốc, nếu bạn muốn.
Hon får inte komma i kväll. Cô ấy không được đến tối nay.
Vi fick träffa hans fru. Chúng tôi đã được gặp vợ anh ta.

Chú ý: Động từ này cũng thường dược dùng như một động từ chính, lúc đó nó có nghĩa là ‘được, nhận được’:

Hon fick en chokladask. Cô ấy nhận được một hộp sô-cô-la.
Du får en tia, om du hjälper mig.Bạn được mười đồng, nếu bạn giúp tôi.

– (måste, måste) ‘phải, buộc phải’. Động từ này không có dạng nguyên mẫu. Dạng hiện tại và quá khứ giống hệt như nhau.

Du måste gå hem nu.và quá khứ giống hệt như nhau.
Olle måste sälja bilen.Bạn phải về nhà bây giờ.
Jag måste arbeta hela kvällen i går. Men jag måste inte arbeta varje kväll.
Olle buộc phải bán xe hơi.Tôi phải làm việc cả tối hôm qua. Nhưng tôi không phải làm việc mõi tối.

behöva (behöver, behövde) ‘cần’
Du behöver bara stanna två dagar. Bạn chi cần ở lại hai ngày.
Han behöver inte vänta länge. Anh ta không cần đợi lâu.

skola (ska, skulle)
Nếu động từ này đứng riêng một mình thì thường có nghĩa là ‘cần, nên, phải’. Khi đi đôi với phủ định từ: Ska inte thì có nghĩa là ‘không được, không nên’. Động từ này còn dùng để lập thì tương lai và lúc đó có nghĩa là ‘sẽ’. Đôi khi nó có dạng trong văn viết là skall thay cho ska.

Du ska inte göra så. Bạn không được làm như thế.
Man ska alltid fråga honom två gånger. Han kan inte bestämma sig. Người ta bao giờ cũng phải hỏi anh ta hai lần. Anh ta không (tự) quyết định được.
Vi ska köpa ett hus på landet. Chúng tôi sẽ mua một ngôi nhà ở vùng quê.

böra (bör, borde) ‘nên, đúng ra, đáng lẽ, cần phải, chắc phải’

Man bör inte dricka mer än sex koppar kaffe om dagen.Không nên uống quá sáu ly cà phê mỗi ngày.
Du borde köpa en ny väska. Đáng lẽ bạn phải mua một cái túi xách mới.
Hon borde vara framme nu. Chắc cô ta phải tới nơi rồi.

bruka (brukar, brukade) ‘thường, theo thói quen, theo qui luật’
Jag brukar dricka kaffe efter maten. Tôi thường uống cà phê sau khi ăn.
Josefin brukar skriva dagbok varje dag.Josefin thường viết nhật ký mõi ngày.
Vi brukar spelar kort på lördagskvällarna.Chúng tôi thường chơi bài vào những tối thứ bảy.

Chú ý: Động từ này cũng thường được dùng như một động từ chính, lúc đó nó có nghĩa là ‘trồng cấy, sử dụng đất đai’.

6.4 Mệnh lệnh và mệnh lệnh thức

Nếu muốn yêu cầu một người khác một việc gì, bạn có thể dùng một dạng đặc biệt của động từ:

Komhit! Đến đây!
Öppna dörren! Mở cửa!
Prata inte! Đừng nói chuyện!

Những dạng này của động từ gọi là mệnh lệnh thức (imperativ). Mỗi động từ chỉ có một dạng mệnh lệnh thức.

Nếu biết dạng hiện tại của dộng từ -ar hoặc động từ -er, bạn có thể thành lập mệnh lệnh thức bằng cách như sau:

Động từ -ar

Động từ -ar có mệnh lệnh thức giống dạng nguyên mẫu. Như thế, từ dạng hiện tại bạn có thế thành lập mệnh lệnh thức bằng cách xóa bỏ r:

Cách thành lập dạng imperativ của động từ ar

Động từ -er

Động từ -er có mệnh lệnh thức khác dạng nguyên mẫu. Từ dạng hiện tại bạn có thế thành lập mệnh lệnh thức bằng cách xóa bỏ er:

Cách thành lập dạng imperativ của động từ er

Tiếc rẳng bạn không thể thành lập được mệnh lệnh thức nếu chỉ biết dạng nguyên mẫu của động từ, vì cả hai động từ -ar và động từ -er đều tận cùng bằng a ở dạng nguyên mẫu. Do đó, nhìn vào dạng nguyên mẫu bạn sẽ không phân biệt được đó là động từ -ar hay động từ -er. (Nhưng nếu bằng một cách nào đó mà biết đó là động từ -ar thì bạn giữ nguyên dạng, còn nếu là động từ -er thì xóa bỏ a để thành lập mệnh lệnh thức).

6.5 Mệnh lệnh và phép lịch sự

Để được lịch sự, người ta thường đặt thêm “är du snäll” vào cuối mệnh đề hoặc “var snäll och” vào đầu mệnh đề:
Köp en kvällstidning, är du snäll! Bạn làm ơn mua hộ tờ báo buổi chiều!
Stäng dörren, är du snäll! Bạn làm ơn đóng cửa lại!
Var snäll och hämta en kudde! Bạn làm ơn lấy hộ cái gối!

Snäll là một tính từ. Nếu «ra lệnh» hoặc yêu cầu nhiều người cùng một lúc, bạn phải dùng dạng số nhiều là snälla (xem chương 11):

Stäng dörren är ni snälla! Các bạn làm ơn đóng cửa lại!
Var snälla och stäng dörren! Các bạn làm ơn đóng cửa lại!

Chú ý: snäll bình thường có nghĩa là ‘hiền, dẽ thương, dễ mến, người tốt bụng…’. Cho nên thực ra bạn có thế dịch câu trên là: ‘Hãy dễ thương và đóng cửa lại’.

Thông thường, để thay cho mệnh lệnh thức và để lịch sự hơn, thì nên dùng một câu hỏi nếu bạn muốn «yêu cầu» ai làm một việc gì đó. Với câu hỏi này bạn không đợi một câu trả lời, nhưng đợi một hành động của người mà bạn «yêu cầu»:

Kan du öppna fönstret? Bạn có thể mở hộ cửa sổ được không?
Kan du räcka mig saxen? Bạn có thế đưa tôi cái kéo dược không?
Kan ni stänga ytterdörren? Các bạn có thể đóng hộ cừa ngoài được không?

6.6 Cách sắp đặt từ trong những mệnh đề nhiều động từ

Trong những bảng về cách sắp đặt từ đã nói ở những phần trước, động từ thứ nhất được đánh dấu với số 1: ĐỘNG TỪ1. Nếu có nhiều động từ khác, thì chúng được viết ở cột ĐỘNG TỪ:

Vị trí của từ trong mệnh đề nhiều động từ

6.7 Trạng ngữ của mệnh đề

Có một số trạng ngữ đặc biệt được đặt ở một vị trí khác trong mệnh đề so với vị trí của những trạng ngữ bình thường. Chúng được gọi là trạng ngữ của mệnh đề (satsadvcrbial). Inte (xem 4.1) là một ví dụ cho trạng ngữ của mệnh đề. (Chú ý rằng trạng ngữ có thể là một trạng từ trong một mệnh đề). Những trạng ngữ khác là:
alltid ‘luôn luôn’,
ofta ‘thường thường’,
ibland ‘đôi khi”
aldrig ‘không bao giờ’,
ju ‘kia mà, cơ mà, mà lại’,
säkert ‘chắc chăn’,
(nog)có lẽ, chắc là’, kanske ‘có lẽ’,
lyckligvis ‘may sao, may mà’,
tyvärr ‘tiếc rẵng, rất tiếc là’,
förhoppningsvis ‘hy vọng rằng’,
sällan ‘ít khi’.

Các trạng ngữ cùa mệnh đề được đặt trực tiếp sau ĐỘNG TỪ^:

Vị trí của trạng ngữ trong mệnh đề

6.8 Câu hỏi vâng,có/không có nhiều động từ

Khi bạn đặt một câu hỏi mà người ta có thể trả lời vâng hoặc không, thì ĐỘNG TỪ1 luôn đứng ở đầu câu và chủ từ đứng liền sau ĐỘNG TỪ1:
Chú ý: Trong câu trả lời ngắn (xem thay thế được bằng động từ göra:
Kan du simma?Bạn biết bơi không?
– Ja, det kan jag.Vâng, tôi biết bơi.
– Nej, det kan jag inte.Không, tôi không biết bơi.
Får vi röka här?Chúng tôi được hút thuốc ở đây không?
– Ja, det får ni.Vâng, các bạn được.
– Nej, det får ni inte. Không, các bạn không được.

6.9 Câu hỏi có nghi vấn từ và sự chuyển ra phía trước (khi có nhiêu động từ)

Câu hỏi có nghi vấn từ và sự chuyển ra phía trước có thể được phối hợp thành một qui tắc như bảng sắp xếp từ ngữ sau đây:

Đảo ngữ trong tiếng Thụy Điển

Vị trí của chủ từ bị bỏ trống như trong ví dụ cuối, vì nghi vấn từ đã đóng vai trò chủ từ.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển- phần 4

Phần 4 CÁC LOẠI MỆNH ĐỀ

4.1 Mệnh đề phủ định: không

Để nói một điều gì đó không phải là như vậy, người ta thường dùng phủ định từ ”inte” – ‘không’. Mệnh đề chứa phủ định từ ”inte” gọi là mệnh đề phủ định. Ngược lại với mệnh đề phủ định là mệnh đề khẳng định.
Mệnh đề khẳng định:  Jag dricker kaffe. Tôi uống cà phê.
Mệnh đề phủ định:  Jag dricker inte kaffe. Tôi không uống cà phê.
Người ta lập Mệnh đề phủ định bằng cách đặt ”inte”trực tiếp sau động từ:

Mệnh đề phủ định

4.2 Câu hỏi vâng (có)/không

Người ta cũng chia câu thành hai loại: câu khẳng định và câu hỏi. Câu khẳng định dùng khi bạn muốn nói điều gì đó cho người khác. Còn câu hỏi dùng khi chính bạn muốn biết một điều gì đó:

Câu hỏi và câu khẳng định

Người ta trả lời những câu hỏị trên bằng ”ja” – ‘vâng’ hoặc ”nej”- ‘không’, nên chúng được gọi là những câu hỏi vâng (có)/không (ja/nej-frågor). Ở đoạn 1.2 bạn đã thấy một loại câu hỏi khác, bắt đầu bẳng một nghi vấn từ, do đó chúng được gọi là những câu hỏi có nghi vấn từ. Chúng ta sẽ trở lại loại câu hỏi này trong phần sau.

Trong tiếng Thụy Điển, muốn biểu thị một câu là câu hỏi, người ta chỉ cần đặt động từ ở đầu câu và chủ từ đứng kế liền sau đó:

Cách sắp xếp câu hỏi có không trong tiếng Thụy Điển

Sự khăng khít giữa chủ từ và động từ (3.3) cũng đúng cả với mệnh đề nghi vấn, nghĩa là luôn luôn có một chủ từ đứng liền sau động từ. Nếu không đặt chủ từ sau động từ như thế (trong một câu hỏi), bạn sẽ không thế thấy sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi. Hãy so sánh những ví dụ sau:

Câu khẳng định và câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Giả sử bạn bỏ chủ từ hình thức det trong hai câu ví dụ cuối, bạn sẽ không thấy được sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi!

4.3 Câu hỏi có nghi vấn từ

Câu hỏi có nghi vấn từ là những câu hỏi không thể trả lời vâng(có) hoặc không được. Vì nếu trả lời như thể sẽ gây ra vấn đề ngộ nhận. Hãy xem ví dụ sau đây:

Sten äter ett äpple i köket på morgonen.
Sten ăn một quả táo trong bếp vào buổi sáng.

Sẽ có nhiều câu hỏi và trả lời như sau:

Vad gör Sten? Han äter.
Sten làm gì? Anh ta ăn.

Vad äter han?
Anh ta ăn gì?
Var äter han?
Anh ta ăn ờ đâu?
När äter han?
Anh ta ăn lúc nào?

Như chúng ta thấy ở những ví dụ trên, khác hẳn với tiếng Việt, nghi vấn từ trong một câu hỏi tiếng Thụy Điển phái đứng đầu và tiếp ngay sau đó là động từ.
Hãy luôn luôn làm theo qui tắc như trong bảng sau đây:

Nguyên tắc đặt câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Chú ý rằng: ngay cả trong những câu hỏi có nghi vấn từ cũng có sự khăng khít giữa chủ từ và động từ. Trong một mệnh đề phải có chủ từ. Vị trí của chủ từ chỉ được bỏ trống khi nghi vấn từ đã làm nhiệm vụ thay cho chủ từ. Ví dụ:

Cũng cần chú ý thêm rằng: nghi vấn từ vem và vad không bao giờ thay đổi. Chúng có cùng một dạng trong cả hai trường hợp khi làm chủ từ và túc từ:
Vem ser du?
Bạn thấy ai?
Vem ser dig?
Ai thấy bạn?
Vem vet svaret?
Ai biết câu trả lời?
Vad är bäst?
Cái gì tốt nhất?
Vad köpte du?
Bạn đã mua cái gì?

4.4 Nghi vấn từ

Những nghi vấn từ quan trọng nhất đã được trình bày ở phần trên. Chúng sẽ được nhắc lại trong các ví dụ dưới đây. Ngoài ra còn một số nghi vấn từ đặc biệt nữa cũng sẽ được đề cập tới. Tốt nhất, bạn nên học thuộc ngay.

Vem ‘ai’ dùng để hỏi về người, vem có thể làm chủ từ và cũng có thể làm túc từ. Khi muốn hỏi ‘của ai’ bạn dùng vems. Số nhiều của vem là vilka.

Vem står där borta? Ai đứng đầng kia?
Vem träffade du i går? Bạn đã gặp ai hôm qua?
Vems cykel lånade du? Bạn đã mượn xe đạp của ai?
Vilka kommer i kväll? Những ai sẽ đến chiều nay?

Vad ‘cái gì’ dùng để hỏi về dồ vật. Vad cũng không bao giờ thay đối. Vad irri terar dig så? Cái gì làm bạn khó chịu thế?

Vad köpte Olle? Olle đã mua cái gì?
Vad sa han? Anh ấy đã nói gì?

Những nghi vấn từ sau đây dùng dể hỏi về vị trí:

Var ‘ở đâu’ hoặc ‘chỗ nào’
Var bor du?Bạn ờ đâu?
Var är tvålen? Xà phòng đâu?

Vart ‘về dâu’
Vart reste ni på semester? Các bạn đã đi đâu trong kỳ nghi phép (vừa qua)?

Varifrån ‘từ đâu’
Varifrån kommer du? Bạn từ đâu đến?

När ‘khi nào’, ‘lúc nào’, ‘bao giờ’… là nghi vấn từ quan trọng nhất, dùng đế
hỏi về thời gian:

När tvättade du fönstren? Bạn đã lau cửa sổ lúc nào?
När levde Napoleon? Na-pô-lê-ông đã sống khi nào?

Hur dags ‘lúc mấy giờ’, ‘hồi nào’… là nghi vấn lừ có thể dùng thay cho när khi bạn muốn dược trả lời bằng giờ giấc:

När vaknade du i morse? Bạn thức dậy lúc nào sáng nay?
Klockan sju.Bảy giờ.

Hur dags vaknade du i morse? Klockan sju.
Bạn thức dậy lúc mấy giờ sáng nay? Bảy giờ.

Varför ‘lại sao’ dùng đế hỏi nguyên nhân:

Varför ljög du? Tại sao bạn đã nói dối?
Varför grâterSten? Tại sao Sten khóc?

Hur ‘như thế nào’, ‘ra sao’, ‘bẵng cách nào’ dùng để hỏi phương pháp, cách
thức:

Hurkom du till Sverige? Bạn đã đến Thụy Điển bằng cách nào?
Hur gör man långmjölk? Người ta làm sữa chua bằng cách nào?

Ngoài ra còn có nhiều cách hỏi khác bẳt đầu bẳng hur:

Hur mycket ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại không đếm được)

Hur mycket kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Hur mycket är klockan? Mấy giờ rồi?

Bạn cũng có thể dùng vad để thay cho hur mycket nểu nghi vấn từ này không bố nghĩa trực tiểp cho một danh từ nào:

Vad kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Vad är klockan? Mấy giờ rồi?

Nếu nghi vấn từ trong câu hói loại này đi liền với một danh từ thì chì được phép dùng hur mycket:

Hur mycket öl drack han? Anh ta đã uống bao nhiêu bia?
Hur många ‘mấy’, ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại đếm được)

Hur många bam har ni? Ông bà có mấy người con?
Hur många kommer på festen? Bao nhiêu người sẽ đến dự tiệc?

Hur långt ‘bao xa’
Hur långt är det till skolan? Đến trường bao xa?

Hur länge ‘bao lâu’
Hur länge var du i England? Bạn đã ử Anh quốc bao lâu?

Hur ofta ‘thường xuyên đến mức nào’ (ý muốn hỏi: bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian cố định nào dó)

Hur ofta går du på bio? En gång i veckan.
Bạn đi xem phim thường xuyên đến mức nào ? mỗi tuần một lần

4.5 Một phần nữa của mệnh đề đe: trạng ngữ

Khi muốn nói về một sự kiện xảy ra ở nơi nào đó hoặc khi nào đó, người ta dùng một phần của Mệnh đề, phần đó được gọi là trạng ngữ (adverbial). Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển thường đứng sau túc từ. Bạn không nên làm khác qui tắc này khi chưa học được những qui tắc đặc biệt hướng dẫn bạn làm cách khác.

Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển

Trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi var? ‘ở đâu?’ gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn (platsadverbial). Còn trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi när? ‘khi nào?’ gọi là trạng ngữ chỉ thời gian (tidsadverbial). Trường hợp Mệnh đề chứa cả hai loại trạng ngũ’ nói trên, thì trạng ngữ chỉ nơi chốn thường đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian:

Vị trí trạng ngữ trong câu

Trạng ngũ’ thường mô tả các hoàn cảnh có liên quan đến sự kiện do động từ mô tả. Ngoài ra còn một vài trạng ngữ nữa. Phần Mệnh đề trả lời cho câu hòi
hur? ‘như thế nào?’ cũng là một trạng ngữ và thường đứng sau túc từ:


Chú ý: trạng ngữ có ý nghĩa giống trạng từ, nhưng trạng ngũ’ là một phàn của một Mệnh đề và không bắt buộc phải là một từ.

4.6 Sự chuyển ra phía trứơc

Một cách nói khá thông dụng là người ta mở đầu một Mệnh đề bằng một trạng ngữ, chứ không phải bằng một chủ từ (còn gọi là chủ ngữ). Việc làm như thế gọi là sự chuyển ra phía trước của trạng ngữ (spetsställning). Khi chuyển trạng ngữ ra phía trước, chủ từ luôn luôn phải đặt liền sau động từ, giống hệt như khi một nghi vấn từ mở đầu một câu hỏi. Trong bảng sau đây, phần được đưa ra phía trước gọi là X. Một số ví dụ lấy từ những phần trước, nhưng ở đây, chúng có sự sắp xếp khác:

Vị trí của các thành phần trong 1 câu

Trong mỗi mệnh đề, bạn chỉ được chuyển một phần ra phía trước. Không chỉ trạng ngữ mới có thể được chuyển ra phía trước, mà cả những phần khác của mệnh đề cũng được làm như thế, chẳng hạn như túc từ. Ngay trong trường hợp này, chủ từ cũng phải đặt liền sau động từ. Việc chuyển một túc từ ra phía trước thường ít thông dụng, nên cần tránh trong giai đoạn học đầu tiên này. Tuy vậy, các cách nói sau đây của một câu tiếng Thụy Điển đều đúng:

Jag köpte den här väskan i Italien.
I Italien köpte jag den här väskan.
Den här väskan köpte jag i Italien.

Cả ba câu trên đều có thể dịch là: ‘Tôi đã mua cái túi xách này bên Ý.’

4.7 Câu trả lời ngắn

Đối với câu hỏi vâng/không, bạn chi cần trả lời vâng hoặc không:

Câu hỏi: Kommer du i morgon? Ngày mai bạn đến không?
Trả lời: Ja. eller Nej. Vâng, hoặc Không.

Thế nhưng người ta thường đặt thêm một mệnh đề ngắn vào câu trả lời. Đây là cách trả lời không có sự tương ứng trong tiếng Việt. Câu trả lời như thế gọi là câu trả lời ngắn (kortsvar):

Câu hỏi: Röker han? Anh ta hút thuốc không?
Trả lời ngắn: Ja, det gör han. Vâng, anh ta hút.
Nej, det gör han inte. Không, anh ta không hút.

Trong câu trả lời ngắn, người ta không lặp lại động từ trong câu hỏi, mà thay bằng động từ göra, nếu ờ thì hiện tại: dùng gör, còn thì quá khứ: dùng gjorde. Vì vậy, tuy bạn thấy dịch sang tiếng Việt là ‘Vâng, anh ta hút’, nhưng thực ra tiếng Thụy Điển viết là ‘Vâng, anh ta làm điều đó’.
Cũng nên chú ý cách sắp đặt từ trong câu trả lời ngắn:

Câu trả lời ngắn

Sau đây là những ví dụ khác:
Arbetar du här? Bạn làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi làm ờ đây.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không làm ờ đây.

Arbetar de här? Họ làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör de. – Vâng, họ làm ử đây.
– Nej, det gör de inte. – Không, họ không làm ờ đây.

Känner du Peter? Bạn quen Peter không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi quen.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không quen.

Lyssnar han på radio? Anh ấy nghe ra-đi-ô phải không?
– Ja, det gör han. – Vâng, anh ấy nghe.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ấy không nghe.

Có một số động từ không đưực thay thế bằng göra mà phải lập lại. Những động từ quan trọng nhất trong số đó là động từ vara (hiện tại: är, quá khứ:var) và ha (xem 4.9):

ÄT du trött? Bạn mệt không?
– Ja, det är jag. – Vâng, tôi mệt.
– Nej, det är jag inte. – Không, tôi không mệt.

Har han en syster? Anh ẩy có chị/ em gái phải không?
– Ja, det har han. – Vâng, anh ấy có.
– Nej, det har han inte. – Không, anh ấy không có.

Các trợ động từ sẽ được viết rõ ở phần 6.3 và 6.8.
Khi trả lời ‘vâng’ cho một câu hỏi phủ định, người ta dùng một từ đặc biệt: jo, thường dịch là ‘có chứ’:

Köpte han inte bilen? Anh ta đã không mua chiếc xe đó?
– Jo, det gjorde han. – Có chứ, anh ta mua rồi.
– Nej, det gjorde han inte. – Không, anh ta không mua.

Röker han inte? Anh ta không hút thuốc phải không?
– Jo, det gör han. – Có chứ, anh ta hút.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ta không hút.

Chú ý: khi đồng ý với câu hỏi, bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt cho hai câu trên là: ‘Vâng, anh ta không mua.’ và ‘Vâng, anh ta không hút.’ Nhưng trong tiếng Thụy điển bạn chỉ nên trả lời là ‘Không, anh ta không mua.’ và ‘Không, anh ta không hút.’ đế tránh sự ngộ nhận.

4.8 ‘Sten tittar på teve‘

Tiếng Thụy Điển có khá nhiều động từ đòi hỏi phải có một giới từ đứng trước túc từ. Ví dụ:

Giới từ trong tiếng Thụy Điển

Giới từ nào sẽ được dùng kèm với động từ nào đây? Không có một qui tắc nào qui định vấn đề này. Vì vậy, bạn nên học thuộc lòng cả động từ và giới từ kèm theo. Trong số từ, bạn nên ghi như sau:

titta på (tịttarpå) xem, coi
leta efter (letar efter) tìm, kiếm

Thông thường, giới từ không có trọng âm, vì vậy chỉ trong động từ mới được đặt dấu trọng âm cho nguyên âm ngắn hoặc dài. Bằng cách ấy bạn có thể biết được trọng âm nằm nơi nào.

4.9 Động từ vara và ha

Hai động từ được dùng nhiều nhất trong tiếng Thụy điển là vara ‘là, thì, có mặt..’ và ha ‘có…’

Vara (hiện tại: är, quá khứ: var) được dùng trước tính từ trong cách cấu tạo câu như sau:

Per är glad. Per vui sướng.
Väskan är tung. Túi xách này nặng.

Chú ý: Trong tiếng Việt không cần có động từ trong loại câu có cấu trúc kiểu này.

Ngoài ra nó còn được dùng trong một số cấu trúc khác như sau:

Maria är min vän. Maria là bạn tôi.
Eva var sjuk i går. Hon varhemma hela dagen.
Eva bị bệnh hôm qua. Cô ấy đã ờ nhà cả ngày.
Våren är här. Mùa xuân đang ở đây.

Ha (hiện tại: har, quá khứ: hade) được dùng như sau:
Eva har en bror. Eva có một anh (hoặc: em trai).
Vi har en lägenhet i centrum. Chúng tôi có một gian nhà ở
trung tâm.
Sten hade en röd jacka i fjol. Sten có một cái áo blu-dông đỏ
năm ngoái.

Ngoài ra, còn có một số cách diễn tả khác, dùng với vara và ha như sau:
tuổi tác
Hur gammal är du?
Jag är 43 år.

đói khát
Jag är hungrig.
Men jag är inte törstig.

nhiệt độ
Det är varmt i dag.
Det är kallt i rummet.

đúng sai
Jag har rätt.
Du har fel.

vội vàng
Hon har alltid bråttom.
Cô ta luôn luôn vội vàng.

TRẠNG TỪ TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Trạng từ trong tiếng Thụy Điển thường viết hơi giống tính từ, nhưng chúng không bổ nghĩa cho danh từ, mà lại bổ nghĩa cho động từ hoặc cho tính tính.

Trạng từ thường đứng sau động từ hoặc trước tính từ. Nó cho biết mức độ, trạng thái và trả lời cho câu hỏi `như thế nào ?`. Trong ví dụ sau đây, trạng từ cho biết hành động xảy ra như thế nào :

Lena svarade mig vänligt.        Lena trả lời tôi nhã nhặn.

Johan stängde dörren snabbt.        Johan đóng cửa nhanh.

Per läser tidningen långsamt.        Per đọc báo chậm.

Trong tiếng Thụy Điển, từ một tính từ người ta có thể thành lập một trạng từ bằng cách thêm t:

TÍNH TỪ TRẠNG TỪ
Vänlig + t = Vänligt
Snabb + t = Snabbt
långsam + t = Långsamt

Trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho một tính từ, đó thường là những trạng từ:

Mycket ´rất´ và ganska ´tương đối´. (trong những ví dụ sau đây, vänlig và långsam là tính từ):

Lena är en mycket vänlig person.    Lena là một người rất nhã nhặn.

Per är ganska långsam.            Per tương đối chậm chạp.