Tag Archives: túc từ

Sách học ngữ Pháp Thụy Điển – Phần 5

5 ĐẠI DANH TỪ

5.1 Nhân xưng đại danh từ

Nhân xưng đại danh từ có dạng đặc biệt khi chúng đóng vai trò một túc từ và khi đó chúng được gọi là dạng túc từ (objektsform).

Nhân xưng đại danh từ trong tiếng Thụy Điển

Chú ý: Tiếng Thụy Điển chỉ có một nhân xưng đại danh từ cho mỗi ngôi, vì thế, tùy hoàn cảnh mà dịch sang tiếng Việt: jag có thể là ‘tôi, tao, anh, em…’, du có thể là ‘bạn, mày, anh, chị…’ Các ngôi khác cũng vậy.

Ở phần 2.6 chúng tôi đã giới thiệu những dạng nhân xưng đại danh từ đóng vai trò chủ từ . Sau đây là dạng tương ứng khi chúng làm túc từ:

Chủ từ và dạng túc từ của nó trong tiếng Thụy Điển

Mig và dig đọc là mej và dej. Đọc cách này chính là đọc theo dạng đàm thoại của chúng. Đôi khi chúng cũng được viết như vậy trong văn viết.

Jag älskar dig. = Jag älskar dej.
Älskar du mig? = Älskar du mej?

Ngoài ra, cả hai de và dem đều có dạng đàm thoại là dom:
De kommer i morgon. = Dom kommer i morgon.
Jag ser dem. = Jag ser đom.

Nếu dùng dạng đàm thoại này thì bạn không thấy được sự khác biệt giữa dạng chủ từ và dạng túc từ.

Trong tiếng Thụy Điển, nhân xưng đại danh từ làm túc từ chỉ có một dạng như trên. Chúng cũng không thay đổi cả khi đi cùng với những động từ có giới từ đi theo:

Kalle gillar Maria. Kalle thích Maria.
Han talar alltid om henne. Anh ta luôn luôn nói về cô ta.
Han väntar på henne flera timmar. Anh ta đợi cô ta (trong) nhiều giờ.
Han talar länge med henne. Kalle är mycket förtjust i henne. Anh ta nói chuyện lâu với cô ta. Kalle rất mê thích cô ta.

5.2 Dạng phản thân

Dạng phán thân (reflexiv form) đặc biệt của một số nhân xưng đại danh từ là sig. Dạng này được dùng khi túc từ và chủ từ là cùng một người. Hãy so sánh hai câu sau:

Dạng phản thân của chủ từ trong tiếng Thụy Điển

Trong mệnh đề thứ hai, sig được đánh dấu mũi tên quay trở lại chủ từ, để cho thấy rằng chủ từ thực hiện một hành động cho chính mình.
Có bốn túc từ không được đổi thành sig mà thành mig, dig, oss, và er.
Häy so sánh nhữmg ví dụ sau:
Jag kammar mig.
Tôi (tự) chài tóc tôi.
Du kammar dig.
Bạn (tự) chải tóc bạn.
Han kammar sig.
Anh ta (tự) chải tóc anh ta.
Hon kammar sig.
Cô ta (tự) chải tóc cô ta.
Vi tvättar oss.
húng tôi (tự) tắm chúng tôi.
Ni tvättar er.
Các bạn (tự) tẳm các bạn.
De tvättar sig.
Họ (tự) tăm họ.

Sig có một dạng dàm thoại đặc biệt mà đôi khi cũng được dùng trong văn viết, là sej:

Per tvättar sig. = Per tvättar sej.

Sau đây là bảng tổng kết tất cả các dạng của nhân xưng đại danh từ:

5.3 man

Một đại danh từ rất thông dụng khác là man ‘người ta, bạn’. Man được dùng để ám chỉ một người nào đó không rõ rệt, hoặc khi nói về một điều nào đó có tính chất chung chung cho mọi người «hoặc nói chung về con người»:

Man blir trött, om man sover för mycket.
Người ta trở nên mệt mỏi, nếu người ta ngủ quá nhiều.

I Sverige dricker man mycket kaffe..
Ở Thụy Điến người ta uống nhiều cà phê.

På vintem åker man ofta skidor.
Vào mùa đông, người ta thường đi trượt tuyết.

Man ser sjön från balkongen.
Người ta thấy cái hồ từ ban công.

Dạng túc từ của man là en. Nếu túc từ ám chỉ trở lại chủ từ thì người ta dùng dạng phản thân là sig:

Ingen gillar en om man skryter.
Không ai thích bạn, nếu bạn khoe khoang.

Man frågar sig, varför det hände.
Người ta tự hỏi, tại sao điều đó đã xảy ra.

Túc từ và dạng phản thân của Man

5.4 Cách sắp đặt từ trong mệnh đề có đại danh từ

Đại danh từ đóng vai trò túc từ luôn luôn đứng ở cùng một vị trí như một danh từ đóng vai trò túc từ:

Cách sắp đặt từ trong mệnh đề có đại danh từ

Nếu một mệnh đề có chứa phủ định từ inte thì đại danh từ làm túc từ đặt trước inte . Hãy so sánh các câu sau:
Hon läste det inte.
Cô ta (đã) không đọc nó.

Hon läste inte brevet.
Cô la (đã) không đọc thư ấy.

Jag såg inte Per.
Tôi (đã) không thấy Per.

Jag såg honom inte.
Tôi (đã) không thấy anh ta.

Ở một số trường hợp, đại danh từ làm túc từ có thể đặt sau inte giống như một túc từ bình thường nếu bạn không muốn nhấn mạnh và làm nổi bật nó:

Känner du Per?
Nej, jag känner inte honom. Men jag känner hans bror.

Bạn quen Per không?
Không, tôi không quen anh ta. Nhưng tôi quen em trai của anh ta.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển- phần 4

Phần 4 CÁC LOẠI MỆNH ĐỀ

4.1 Mệnh đề phủ định: không

Để nói một điều gì đó không phải là như vậy, người ta thường dùng phủ định từ ”inte” – ‘không’. Mệnh đề chứa phủ định từ ”inte” gọi là mệnh đề phủ định. Ngược lại với mệnh đề phủ định là mệnh đề khẳng định.
Mệnh đề khẳng định:  Jag dricker kaffe. Tôi uống cà phê.
Mệnh đề phủ định:  Jag dricker inte kaffe. Tôi không uống cà phê.
Người ta lập Mệnh đề phủ định bằng cách đặt ”inte”trực tiếp sau động từ:

Mệnh đề phủ định

4.2 Câu hỏi vâng (có)/không

Người ta cũng chia câu thành hai loại: câu khẳng định và câu hỏi. Câu khẳng định dùng khi bạn muốn nói điều gì đó cho người khác. Còn câu hỏi dùng khi chính bạn muốn biết một điều gì đó:

Câu hỏi và câu khẳng định

Người ta trả lời những câu hỏị trên bằng ”ja” – ‘vâng’ hoặc ”nej”- ‘không’, nên chúng được gọi là những câu hỏi vâng (có)/không (ja/nej-frågor). Ở đoạn 1.2 bạn đã thấy một loại câu hỏi khác, bắt đầu bẳng một nghi vấn từ, do đó chúng được gọi là những câu hỏi có nghi vấn từ. Chúng ta sẽ trở lại loại câu hỏi này trong phần sau.

Trong tiếng Thụy Điển, muốn biểu thị một câu là câu hỏi, người ta chỉ cần đặt động từ ở đầu câu và chủ từ đứng kế liền sau đó:

Cách sắp xếp câu hỏi có không trong tiếng Thụy Điển

Sự khăng khít giữa chủ từ và động từ (3.3) cũng đúng cả với mệnh đề nghi vấn, nghĩa là luôn luôn có một chủ từ đứng liền sau động từ. Nếu không đặt chủ từ sau động từ như thế (trong một câu hỏi), bạn sẽ không thế thấy sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi. Hãy so sánh những ví dụ sau:

Câu khẳng định và câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Giả sử bạn bỏ chủ từ hình thức det trong hai câu ví dụ cuối, bạn sẽ không thấy được sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi!

4.3 Câu hỏi có nghi vấn từ

Câu hỏi có nghi vấn từ là những câu hỏi không thể trả lời vâng(có) hoặc không được. Vì nếu trả lời như thể sẽ gây ra vấn đề ngộ nhận. Hãy xem ví dụ sau đây:

Sten äter ett äpple i köket på morgonen.
Sten ăn một quả táo trong bếp vào buổi sáng.

Sẽ có nhiều câu hỏi và trả lời như sau:

Vad gör Sten? Han äter.
Sten làm gì? Anh ta ăn.

Vad äter han?
Anh ta ăn gì?
Var äter han?
Anh ta ăn ờ đâu?
När äter han?
Anh ta ăn lúc nào?

Như chúng ta thấy ở những ví dụ trên, khác hẳn với tiếng Việt, nghi vấn từ trong một câu hỏi tiếng Thụy Điển phái đứng đầu và tiếp ngay sau đó là động từ.
Hãy luôn luôn làm theo qui tắc như trong bảng sau đây:

Nguyên tắc đặt câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Chú ý rằng: ngay cả trong những câu hỏi có nghi vấn từ cũng có sự khăng khít giữa chủ từ và động từ. Trong một mệnh đề phải có chủ từ. Vị trí của chủ từ chỉ được bỏ trống khi nghi vấn từ đã làm nhiệm vụ thay cho chủ từ. Ví dụ:

Cũng cần chú ý thêm rằng: nghi vấn từ vem và vad không bao giờ thay đổi. Chúng có cùng một dạng trong cả hai trường hợp khi làm chủ từ và túc từ:
Vem ser du?
Bạn thấy ai?
Vem ser dig?
Ai thấy bạn?
Vem vet svaret?
Ai biết câu trả lời?
Vad är bäst?
Cái gì tốt nhất?
Vad köpte du?
Bạn đã mua cái gì?

4.4 Nghi vấn từ

Những nghi vấn từ quan trọng nhất đã được trình bày ở phần trên. Chúng sẽ được nhắc lại trong các ví dụ dưới đây. Ngoài ra còn một số nghi vấn từ đặc biệt nữa cũng sẽ được đề cập tới. Tốt nhất, bạn nên học thuộc ngay.

Vem ‘ai’ dùng để hỏi về người, vem có thể làm chủ từ và cũng có thể làm túc từ. Khi muốn hỏi ‘của ai’ bạn dùng vems. Số nhiều của vem là vilka.

Vem står där borta? Ai đứng đầng kia?
Vem träffade du i går? Bạn đã gặp ai hôm qua?
Vems cykel lånade du? Bạn đã mượn xe đạp của ai?
Vilka kommer i kväll? Những ai sẽ đến chiều nay?

Vad ‘cái gì’ dùng để hỏi về dồ vật. Vad cũng không bao giờ thay đối. Vad irri terar dig så? Cái gì làm bạn khó chịu thế?

Vad köpte Olle? Olle đã mua cái gì?
Vad sa han? Anh ấy đã nói gì?

Những nghi vấn từ sau đây dùng dể hỏi về vị trí:

Var ‘ở đâu’ hoặc ‘chỗ nào’
Var bor du?Bạn ờ đâu?
Var är tvålen? Xà phòng đâu?

Vart ‘về dâu’
Vart reste ni på semester? Các bạn đã đi đâu trong kỳ nghi phép (vừa qua)?

Varifrån ‘từ đâu’
Varifrån kommer du? Bạn từ đâu đến?

När ‘khi nào’, ‘lúc nào’, ‘bao giờ’… là nghi vấn từ quan trọng nhất, dùng đế
hỏi về thời gian:

När tvättade du fönstren? Bạn đã lau cửa sổ lúc nào?
När levde Napoleon? Na-pô-lê-ông đã sống khi nào?

Hur dags ‘lúc mấy giờ’, ‘hồi nào’… là nghi vấn lừ có thể dùng thay cho när khi bạn muốn dược trả lời bằng giờ giấc:

När vaknade du i morse? Bạn thức dậy lúc nào sáng nay?
Klockan sju.Bảy giờ.

Hur dags vaknade du i morse? Klockan sju.
Bạn thức dậy lúc mấy giờ sáng nay? Bảy giờ.

Varför ‘lại sao’ dùng đế hỏi nguyên nhân:

Varför ljög du? Tại sao bạn đã nói dối?
Varför grâterSten? Tại sao Sten khóc?

Hur ‘như thế nào’, ‘ra sao’, ‘bẵng cách nào’ dùng để hỏi phương pháp, cách
thức:

Hurkom du till Sverige? Bạn đã đến Thụy Điển bằng cách nào?
Hur gör man långmjölk? Người ta làm sữa chua bằng cách nào?

Ngoài ra còn có nhiều cách hỏi khác bẳt đầu bẳng hur:

Hur mycket ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại không đếm được)

Hur mycket kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Hur mycket är klockan? Mấy giờ rồi?

Bạn cũng có thể dùng vad để thay cho hur mycket nểu nghi vấn từ này không bố nghĩa trực tiểp cho một danh từ nào:

Vad kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Vad är klockan? Mấy giờ rồi?

Nếu nghi vấn từ trong câu hói loại này đi liền với một danh từ thì chì được phép dùng hur mycket:

Hur mycket öl drack han? Anh ta đã uống bao nhiêu bia?
Hur många ‘mấy’, ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại đếm được)

Hur många bam har ni? Ông bà có mấy người con?
Hur många kommer på festen? Bao nhiêu người sẽ đến dự tiệc?

Hur långt ‘bao xa’
Hur långt är det till skolan? Đến trường bao xa?

Hur länge ‘bao lâu’
Hur länge var du i England? Bạn đã ử Anh quốc bao lâu?

Hur ofta ‘thường xuyên đến mức nào’ (ý muốn hỏi: bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian cố định nào dó)

Hur ofta går du på bio? En gång i veckan.
Bạn đi xem phim thường xuyên đến mức nào ? mỗi tuần một lần

4.5 Một phần nữa của mệnh đề đe: trạng ngữ

Khi muốn nói về một sự kiện xảy ra ở nơi nào đó hoặc khi nào đó, người ta dùng một phần của Mệnh đề, phần đó được gọi là trạng ngữ (adverbial). Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển thường đứng sau túc từ. Bạn không nên làm khác qui tắc này khi chưa học được những qui tắc đặc biệt hướng dẫn bạn làm cách khác.

Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển

Trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi var? ‘ở đâu?’ gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn (platsadverbial). Còn trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi när? ‘khi nào?’ gọi là trạng ngữ chỉ thời gian (tidsadverbial). Trường hợp Mệnh đề chứa cả hai loại trạng ngũ’ nói trên, thì trạng ngữ chỉ nơi chốn thường đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian:

Vị trí trạng ngữ trong câu

Trạng ngũ’ thường mô tả các hoàn cảnh có liên quan đến sự kiện do động từ mô tả. Ngoài ra còn một vài trạng ngữ nữa. Phần Mệnh đề trả lời cho câu hòi
hur? ‘như thế nào?’ cũng là một trạng ngữ và thường đứng sau túc từ:


Chú ý: trạng ngữ có ý nghĩa giống trạng từ, nhưng trạng ngũ’ là một phàn của một Mệnh đề và không bắt buộc phải là một từ.

4.6 Sự chuyển ra phía trứơc

Một cách nói khá thông dụng là người ta mở đầu một Mệnh đề bằng một trạng ngữ, chứ không phải bằng một chủ từ (còn gọi là chủ ngữ). Việc làm như thế gọi là sự chuyển ra phía trước của trạng ngữ (spetsställning). Khi chuyển trạng ngữ ra phía trước, chủ từ luôn luôn phải đặt liền sau động từ, giống hệt như khi một nghi vấn từ mở đầu một câu hỏi. Trong bảng sau đây, phần được đưa ra phía trước gọi là X. Một số ví dụ lấy từ những phần trước, nhưng ở đây, chúng có sự sắp xếp khác:

Vị trí của các thành phần trong 1 câu

Trong mỗi mệnh đề, bạn chỉ được chuyển một phần ra phía trước. Không chỉ trạng ngữ mới có thể được chuyển ra phía trước, mà cả những phần khác của mệnh đề cũng được làm như thế, chẳng hạn như túc từ. Ngay trong trường hợp này, chủ từ cũng phải đặt liền sau động từ. Việc chuyển một túc từ ra phía trước thường ít thông dụng, nên cần tránh trong giai đoạn học đầu tiên này. Tuy vậy, các cách nói sau đây của một câu tiếng Thụy Điển đều đúng:

Jag köpte den här väskan i Italien.
I Italien köpte jag den här väskan.
Den här väskan köpte jag i Italien.

Cả ba câu trên đều có thể dịch là: ‘Tôi đã mua cái túi xách này bên Ý.’

4.7 Câu trả lời ngắn

Đối với câu hỏi vâng/không, bạn chi cần trả lời vâng hoặc không:

Câu hỏi: Kommer du i morgon? Ngày mai bạn đến không?
Trả lời: Ja. eller Nej. Vâng, hoặc Không.

Thế nhưng người ta thường đặt thêm một mệnh đề ngắn vào câu trả lời. Đây là cách trả lời không có sự tương ứng trong tiếng Việt. Câu trả lời như thế gọi là câu trả lời ngắn (kortsvar):

Câu hỏi: Röker han? Anh ta hút thuốc không?
Trả lời ngắn: Ja, det gör han. Vâng, anh ta hút.
Nej, det gör han inte. Không, anh ta không hút.

Trong câu trả lời ngắn, người ta không lặp lại động từ trong câu hỏi, mà thay bằng động từ göra, nếu ờ thì hiện tại: dùng gör, còn thì quá khứ: dùng gjorde. Vì vậy, tuy bạn thấy dịch sang tiếng Việt là ‘Vâng, anh ta hút’, nhưng thực ra tiếng Thụy Điển viết là ‘Vâng, anh ta làm điều đó’.
Cũng nên chú ý cách sắp đặt từ trong câu trả lời ngắn:

Câu trả lời ngắn

Sau đây là những ví dụ khác:
Arbetar du här? Bạn làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi làm ờ đây.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không làm ờ đây.

Arbetar de här? Họ làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör de. – Vâng, họ làm ử đây.
– Nej, det gör de inte. – Không, họ không làm ờ đây.

Känner du Peter? Bạn quen Peter không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi quen.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không quen.

Lyssnar han på radio? Anh ấy nghe ra-đi-ô phải không?
– Ja, det gör han. – Vâng, anh ấy nghe.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ấy không nghe.

Có một số động từ không đưực thay thế bằng göra mà phải lập lại. Những động từ quan trọng nhất trong số đó là động từ vara (hiện tại: är, quá khứ:var) và ha (xem 4.9):

ÄT du trött? Bạn mệt không?
– Ja, det är jag. – Vâng, tôi mệt.
– Nej, det är jag inte. – Không, tôi không mệt.

Har han en syster? Anh ẩy có chị/ em gái phải không?
– Ja, det har han. – Vâng, anh ấy có.
– Nej, det har han inte. – Không, anh ấy không có.

Các trợ động từ sẽ được viết rõ ở phần 6.3 và 6.8.
Khi trả lời ‘vâng’ cho một câu hỏi phủ định, người ta dùng một từ đặc biệt: jo, thường dịch là ‘có chứ’:

Köpte han inte bilen? Anh ta đã không mua chiếc xe đó?
– Jo, det gjorde han. – Có chứ, anh ta mua rồi.
– Nej, det gjorde han inte. – Không, anh ta không mua.

Röker han inte? Anh ta không hút thuốc phải không?
– Jo, det gör han. – Có chứ, anh ta hút.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ta không hút.

Chú ý: khi đồng ý với câu hỏi, bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt cho hai câu trên là: ‘Vâng, anh ta không mua.’ và ‘Vâng, anh ta không hút.’ Nhưng trong tiếng Thụy điển bạn chỉ nên trả lời là ‘Không, anh ta không mua.’ và ‘Không, anh ta không hút.’ đế tránh sự ngộ nhận.

4.8 ‘Sten tittar på teve‘

Tiếng Thụy Điển có khá nhiều động từ đòi hỏi phải có một giới từ đứng trước túc từ. Ví dụ:

Giới từ trong tiếng Thụy Điển

Giới từ nào sẽ được dùng kèm với động từ nào đây? Không có một qui tắc nào qui định vấn đề này. Vì vậy, bạn nên học thuộc lòng cả động từ và giới từ kèm theo. Trong số từ, bạn nên ghi như sau:

titta på (tịttarpå) xem, coi
leta efter (letar efter) tìm, kiếm

Thông thường, giới từ không có trọng âm, vì vậy chỉ trong động từ mới được đặt dấu trọng âm cho nguyên âm ngắn hoặc dài. Bằng cách ấy bạn có thể biết được trọng âm nằm nơi nào.

4.9 Động từ vara và ha

Hai động từ được dùng nhiều nhất trong tiếng Thụy điển là vara ‘là, thì, có mặt..’ và ha ‘có…’

Vara (hiện tại: är, quá khứ: var) được dùng trước tính từ trong cách cấu tạo câu như sau:

Per är glad. Per vui sướng.
Väskan är tung. Túi xách này nặng.

Chú ý: Trong tiếng Việt không cần có động từ trong loại câu có cấu trúc kiểu này.

Ngoài ra nó còn được dùng trong một số cấu trúc khác như sau:

Maria är min vän. Maria là bạn tôi.
Eva var sjuk i går. Hon varhemma hela dagen.
Eva bị bệnh hôm qua. Cô ấy đã ờ nhà cả ngày.
Våren är här. Mùa xuân đang ở đây.

Ha (hiện tại: har, quá khứ: hade) được dùng như sau:
Eva har en bror. Eva có một anh (hoặc: em trai).
Vi har en lägenhet i centrum. Chúng tôi có một gian nhà ở
trung tâm.
Sten hade en röd jacka i fjol. Sten có một cái áo blu-dông đỏ
năm ngoái.

Ngoài ra, còn có một số cách diễn tả khác, dùng với vara và ha như sau:
tuổi tác
Hur gammal är du?
Jag är 43 år.

đói khát
Jag är hungrig.
Men jag är inte törstig.

nhiệt độ
Det är varmt i dag.
Det är kallt i rummet.

đúng sai
Jag har rätt.
Du har fel.

vội vàng
Hon har alltid bråttom.
Cô ta luôn luôn vội vàng.

Sách học tiếng Thụy Điển – phần 3

3.Chủ từ, động từ và túc từ

3.1 Các phần của mệnh đề đề

Song song với các loại từ, người ta còn nói về các phần của mệnh đề đề. Các loại từ không bao giờ thay đổi và có thể nói đó là tính chất đặc biệt của từ ngữ. Từ ngữ ví dụ như: jägare ‘thợ săn’ (người), lejon ‘con sư tử’ (thú vật), gevär ‘khẩu súng’ (đồ vật) bao giờ cũng là danh từ. Nhưng những danh từ trên có thể đóng những vai trò khác nhau trong một mệnh đề đề. Những mệnh đề đề sau đây có nghĩa khác nhau, mặc dù chúng chứa cùng những danh từ như nhau (và cùng động từ):

Jägaren dödade lejonet. Người thợ săn đã giết con sư tử.
Lejonet dödade jägaren. Con sư tử đã giết người thợ săn.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của hai câu trên, chúng ta thấy danh từ đóng những vai trò khác nhau. Những vai trò như thế được gọi là các phần của mệnh đề đề (satsdelar). Khác với loại từ, phần của mệnh đề đề cho thấy vai trò của từ ngữ trong một mệnh đề đề nhất định. Còn loại từ có thể xác định được khi bạn lấy riêng ra từng từ.

Trong mệnh đề đề Người thợ săn đã giết con sư từ, ‘người thợ săn’ là nhân vật tạo ra hành động, cụ thể là: ‘giết’ con sư tử. Như vậy, ‘người thợ săn’ là chủ hành động của mình, nên ‘người thợ săn’ được gọi là chủ từ (subjekt). Ngoài ra còn có một người nào hoặc vật nào đó bị hành động do chủ từ gây nên. Trong câu này là ‘con sư tử’, nhân vật bị giết chết. Người hoặc vật bị chủ từ hành động là nhân vật đóng vai túc từ (objekt).

Trong câu Con sư từ đã giết người thợ săn thì các vai trò lại bị hoán đổi. Lúc này ‘con sư từ’ đóng vai chủ từ, còn ‘người thợ săn’ đóng vai túc từ. Bạn có thể thử và biết được chủ từ hoặc túc từ bằng cách đặt các câu hỏi:

Vem gör (gjorde) något? ‘Ai (đã) làm?’,
Vad gör (gjorde) något? ‘Cái gì/con gì (đã) làm?’

Người thợ săn đã giết con sư tử.
“Người thợ săn” – Chủ từ
Con sư tử đã giết người thợ săn.
“con sư tử” – Chủ từ
Per đã hôn Eva.
“Per” – Chủ từ
Con chó đã cắn người đưa thư.
“Con chó” – Chủ từ

Để tìm được túc từ, bạn có thể đặt một câu hỏi chứa sẵn chủ từ và động từ. Chẳng hạn đối với các ví dụ trên, bạn đặt những câu hỏi như:

Vad dödade jägaren? ‘Người thợ săn dã giết cái gì?’
hoặc
Vem bet hund? ‘Con chó đã cắn ai?’

Người thợ săn đã giết con sư tử.
Người thợ săn đã giểt cái gì? –> con sư tử.
Con sư tử đã giết người thợ săn.
Con sư tử đã giết ai? —> người thợ săn
Per đã hôn Eva.
Per đã hôn ai ?–> Eva
Con chó đã cắn người đưa thư.
Con chó đã cắn ai ?–> người đưa thư

Chú ý: Trong các ví dụ trên và cả các ví dụ sau này, nếu không có gì đặc biệt, bạn không cần dịch sang tiếng Việt là: này, kia… mặc dù các danh từ đứng ờ dạng xác định.

3.2 Chủ từ, túc từ và sự sắp đặt trong câu

Cũng như tiếng Việt, một mệnh đề đề tiếng Thụy Điển thường có ba phần và chúng được sắp xếp theo thứ tự: chủ từ + động từ + túc từ. Đây là sự sắp đặt và là qui tắc cơ bản để thành lập một mệnh đề đề tiếng Thụy Điển. Bạn chỉ nên dùng qui tắc này cho đến khi bạn học được những qui tắc khác. (Chúng sẽ được giới thiệu sau).

Bạn có thể dựa trên cơ sở qui tắc này để thành lập các mệnh đề đề như sau:

Một số động từ đi với chủ từ đã làm thành một mệnh đề đề đủ nghĩa và không cần đến túc từ. Lúc đó vị trí túc từ bị bỏ trống:

3.3 Sự khăng khít giữa chủ từ và động từ

Trong tiếng Thụy Điển, mệnh đề bao giờ cũng phải có một chủ từ và một động từ. Điều này gọi là sự khăng khít giữa chủ từ và động từ (platshållartvånget). Trong nhiều ngôn ngữ khác, thường có thể xóa bỏ chủ từ nếu nó là những đại danh từ như: tôi, anh ấy, chị ấy v.v… Nhưng cũng giống như tiếng Việt, tiếng Thụy Điển không cho phép bỏ qua những đại danh từ như thể:

Jag somnar snart. Tôi sắp ngủ roi.
Vi reser hem i morgon. Chúng tôi sẽ về nhà ngày mai.

Có một số động từ chi đi với chủ từ det. Đó là những động từ nói vè thời tiết:

Những mệnh đề như trên còn gọi là mệnh đề chứa chủ từ không thật, đó chính là đại danh từ det. Một chủ từ không thật như thế cũng còn gọi là chủ từ hình thức (formellt subjekt). Tốt nhất là khi gặp phải những động từ nói trên, bạn nên học và viết vào số từ của bạn luôn cả det + động từ.
Để nhắc nhở về sự khăng khít giữa chủ từ và động từ trong một mệnh đề, trong những bảng nói về sự sắp đặt từ ngữ trong câu, chủ từ và động từ sẽ được đánh dấu như sau:

Các thành phần của mệnh đề trong tiếng Thụy Điển

Song song với các loại từ, người ta còn nói về các phần của mệnh đề trong tiếng Thụy Điển. Các loại từ không bao giờ thay đổi và có thể nói đó là tính chất đặc biệt của từ ngữ. Từ ngữ ví dụ như:

jägare: thợ săn (người),

lejon: con sư tử (thú vật),

gevär: khẩu súng (đồ vật)

bao giờ cũng là danh từ. Nhưng những danh từ trên có thể đóng những vai trò khác nhau trong một mệnh đề. Những mệnh đề sau đây có nghĩa khác nhau, mặc dù chúng chứa cùng những danh từ như nhau ( và cùng động từ) :

Jägaren dödade lejonet.    Người thợ săn đã giết con sư tử,

Lejonet dödade jägaren.    Con sư tử đã giết người thợ săn.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của hai câu trên, chúng ta thấy danh từ đóng những vai trò khác nhau. Những vai trò như thế được gọi là các phần của mệnh đề (satsdelar). Khác với loại từ, phần của mệnh đề cho thấy vai trò của từ ngữ trong một mệnh đề nhất định. Còn loại từ có thể xác định được khi bạn lấy riêng ra từng từ.

Trong mệnh đề Người thợ săn đã giết con sư tử thì ´người thợ săn´ là nhân vật tao ra hành động, cụ thể là : ´giết con sư tử´. Như vậy ´người thợ săn´ là chủ hành động của mình, nên ´người thợ săn´ được gọi là chủ từ ( subjekt). Ngoài ra còn có một người nào hoặc vật nào đó bị hành động do chủ từ gây nên. Trong câu này là `con sư tử`, nhân vật bị giết chết. Người hoặc vật bị chủ từ hành động là nhân vật đóng vai túc từ (objekt).

Trong câu Con sư tử đã giết người thợ săn thì các vai trò bị hoán đổi. Lúc này ´con sử tử´ đóng vai chủ từ, còn ´người thợ săn´ đóng vai túc từ. Bạn co thể thử và biết được chủ từ hoặc tức từ bằng cách đặt các hỏi : Vem gör (gjorde) något ? ´Ai đã làm ?´, Vad gör (gjorde) något ? ´Cái gì / con gì (đã )làm?´

Ai/ cái gì (đã ) làm ?
Người thợ săn đã giết con sư tử Người thợ săn (= chủ từ)
Con sư tử đã giết người thợ săn Con sư tử (= chủ từ)
Per đã hôn Eva Per (= chủ từ)
Con chó đã cắn người đưa thư Con chó (= chủ từ)

Để tìm được túc từ, bạn có thể đặt một câu hỏi chứ sẵn chủ từ và động từ. Chẳng hạn đối với các ví dụ trên, bạn đặt những câu hỏi như:

Vad dödade järaren ?         Người thợ săn đã giết cái gì ?

Vem bet hunden ?        Con chó đã cắn ai ?

Câu hỏi Trả lời (= túc từ)
Người thợ săn đã giết con sư tử Người thợ săn đã giết cái gì ? Con sư tử
Con sư tử đã giết người thợ săn Con sư tử đã giết ai ? Người thợ săn
Per đã hôn Eva Per đã hôn ai ? Eva
Con chó đã cắn người đưa thư Con chó đã cắn ai ? Người đưa thư

Chú ý: Trong các ví dụ trên và cả các ví dụ sau này, nếu không có gì đặc biết, bạn không cần dịch sang tiếng Việt là: này, kia….. mặc dù các danh từ đứng ở dạng xác định.