Sách học tiếng Thụy Điển – phần 3

3.Chủ từ, động từ và túc từ

3.1 Các phần của mệnh đề đề

Song song với các loại từ, người ta còn nói về các phần của mệnh đề đề. Các loại từ không bao giờ thay đổi và có thể nói đó là tính chất đặc biệt của từ ngữ. Từ ngữ ví dụ như: jägare ‘thợ săn’ (người), lejon ‘con sư tử’ (thú vật), gevär ‘khẩu súng’ (đồ vật) bao giờ cũng là danh từ. Nhưng những danh từ trên có thể đóng những vai trò khác nhau trong một mệnh đề đề. Những mệnh đề đề sau đây có nghĩa khác nhau, mặc dù chúng chứa cùng những danh từ như nhau (và cùng động từ):

Jägaren dödade lejonet. Người thợ săn đã giết con sư tử.
Lejonet dödade jägaren. Con sư tử đã giết người thợ săn.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của hai câu trên, chúng ta thấy danh từ đóng những vai trò khác nhau. Những vai trò như thế được gọi là các phần của mệnh đề đề (satsdelar). Khác với loại từ, phần của mệnh đề đề cho thấy vai trò của từ ngữ trong một mệnh đề đề nhất định. Còn loại từ có thể xác định được khi bạn lấy riêng ra từng từ.

Trong mệnh đề đề Người thợ săn đã giết con sư từ, ‘người thợ săn’ là nhân vật tạo ra hành động, cụ thể là: ‘giết’ con sư tử. Như vậy, ‘người thợ săn’ là chủ hành động của mình, nên ‘người thợ săn’ được gọi là chủ từ (subjekt). Ngoài ra còn có một người nào hoặc vật nào đó bị hành động do chủ từ gây nên. Trong câu này là ‘con sư tử’, nhân vật bị giết chết. Người hoặc vật bị chủ từ hành động là nhân vật đóng vai túc từ (objekt).

Trong câu Con sư từ đã giết người thợ săn thì các vai trò lại bị hoán đổi. Lúc này ‘con sư từ’ đóng vai chủ từ, còn ‘người thợ săn’ đóng vai túc từ. Bạn có thể thử và biết được chủ từ hoặc túc từ bằng cách đặt các câu hỏi:

Vem gör (gjorde) något? ‘Ai (đã) làm?’,
Vad gör (gjorde) något? ‘Cái gì/con gì (đã) làm?’

Người thợ săn đã giết con sư tử.
“Người thợ săn” – Chủ từ
Con sư tử đã giết người thợ săn.
“con sư tử” – Chủ từ
Per đã hôn Eva.
“Per” – Chủ từ
Con chó đã cắn người đưa thư.
“Con chó” – Chủ từ

Để tìm được túc từ, bạn có thể đặt một câu hỏi chứa sẵn chủ từ và động từ. Chẳng hạn đối với các ví dụ trên, bạn đặt những câu hỏi như:

Vad dödade jägaren? ‘Người thợ săn dã giết cái gì?’
hoặc
Vem bet hund? ‘Con chó đã cắn ai?’

Người thợ săn đã giết con sư tử.
Người thợ săn đã giểt cái gì? –> con sư tử.
Con sư tử đã giết người thợ săn.
Con sư tử đã giết ai? —> người thợ săn
Per đã hôn Eva.
Per đã hôn ai ?–> Eva
Con chó đã cắn người đưa thư.
Con chó đã cắn ai ?–> người đưa thư

Chú ý: Trong các ví dụ trên và cả các ví dụ sau này, nếu không có gì đặc biệt, bạn không cần dịch sang tiếng Việt là: này, kia… mặc dù các danh từ đứng ờ dạng xác định.

3.2 Chủ từ, túc từ và sự sắp đặt trong câu

Cũng như tiếng Việt, một mệnh đề đề tiếng Thụy Điển thường có ba phần và chúng được sắp xếp theo thứ tự: chủ từ + động từ + túc từ. Đây là sự sắp đặt và là qui tắc cơ bản để thành lập một mệnh đề đề tiếng Thụy Điển. Bạn chỉ nên dùng qui tắc này cho đến khi bạn học được những qui tắc khác. (Chúng sẽ được giới thiệu sau).

Bạn có thể dựa trên cơ sở qui tắc này để thành lập các mệnh đề đề như sau:

Một số động từ đi với chủ từ đã làm thành một mệnh đề đề đủ nghĩa và không cần đến túc từ. Lúc đó vị trí túc từ bị bỏ trống:

3.3 Sự khăng khít giữa chủ từ và động từ

Trong tiếng Thụy Điển, mệnh đề bao giờ cũng phải có một chủ từ và một động từ. Điều này gọi là sự khăng khít giữa chủ từ và động từ (platshållartvånget). Trong nhiều ngôn ngữ khác, thường có thể xóa bỏ chủ từ nếu nó là những đại danh từ như: tôi, anh ấy, chị ấy v.v… Nhưng cũng giống như tiếng Việt, tiếng Thụy Điển không cho phép bỏ qua những đại danh từ như thể:

Jag somnar snart. Tôi sắp ngủ roi.
Vi reser hem i morgon. Chúng tôi sẽ về nhà ngày mai.

Có một số động từ chi đi với chủ từ det. Đó là những động từ nói vè thời tiết:

Những mệnh đề như trên còn gọi là mệnh đề chứa chủ từ không thật, đó chính là đại danh từ det. Một chủ từ không thật như thế cũng còn gọi là chủ từ hình thức (formellt subjekt). Tốt nhất là khi gặp phải những động từ nói trên, bạn nên học và viết vào số từ của bạn luôn cả det + động từ.
Để nhắc nhở về sự khăng khít giữa chủ từ và động từ trong một mệnh đề, trong những bảng nói về sự sắp đặt từ ngữ trong câu, chủ từ và động từ sẽ được đánh dấu như sau:

Xem thêm

Tieng-thuy-dien

Những hiểu biết về nguồn gốc của tiếng Thụy Điển

Tiếng Thụy Điển có nguồn gốc từ ngôn ngữ miền Bắc nước Đức và là …

Thuỵ Điển đang chuẩn bị cho luật thi nhập quốc tịch

Tất cả thông tin về dự luật ” Thi tiếng Thuỵ Điển” để nhập quốc tịch

Với lượng người định cư Thuỵ Điển tăng mạnh trong những năm gần đây đã …

2 phản hồi

  1. Yang Nguyen Trong

    Em xin được hỏi trang web là, hiện nay em muốn tìm một cuốn sách mà có các câu giao tiếp thông dụng tiếng Thuỵ Điển – tiếng Việt. Nếu trang có thông tin thì có thể cho em biết được không ạ?
    Em xin cảm ơn trước ạ.

    • Hiện giờ không có sách dạy giao tiếp Thụy Điển – Việt . Nhưng CDV có rất nhiều tài liệu dạy giao tiếp tiếng Thụy Điển từ tiếng Anh và đang trong quá trình biên dịch để up lên trang web cho mọi người cùng học. Bạn hãy theo dõi phần học tiếng Thụy Điển để học nhé ! Nếu có khó khăn gì hãy comment hoặc mail , nếu CDV có thể giúp được gì sẽ cố gắng giúp bạn hết sức mình ! Thân

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.