Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (P5)

Đây là bài viết cuối trong chủ đề “Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển”  của sách học Ngữ Pháp Thụy Điển. Do không thể post hết nguyên quyển sách trong 1 bài viết nên buộc CDV phải chia nhỏ nội dung cho quí đọc giả dễ theo dõi. Sau đây là nội dung chi tiết:

14. Cách phát âm những phụ âm ghép: rt , rd, rn, rs

Ở miền bắc và miền trung Thụy điển, mẫu tự r ghép với một số phụ âm khác cũng được phát âm bằng một âm.

Mẫu tự ghép rt trong từ borta. Phụ âm ghép rt này được phát âm giống hệt như tr của người Huế hoặc miền trung Việt nam (trong từ «trong trắng»).

Mẫu tự ghép rd đưực phát âm gần giống như đ của tiếng Việt, nhưng lưỡi cong hơn và sát lên trần của khoang miệng, đồng thời âm phát ra mạnh và cứng hơn.

Mẫu tự ghép rn được phát âm gần giống như rừn của tiếng Việt, nhưng chữ ư ưong đó hầu như không nghe thấy.

Mẫu tự ghép rl khó có thế mô tả bằng lời. Đại khái giống như rn trên đây, nhưng nó kết thúc bằng l, chứ không phải bằng n. Mẫu tự ghép rl này ít gặp.

Mẫu tự ghép rs được phát âm cứng như s cùa người Huế hoặc miền trung Việt nam (trong từ «song song»).

Nói chung, đối với những người mới học tiếng Thụy Điển, việc phát âm chính xác những âm ghép nói trên không phải là một việc đáng lo ngại. Vì dù có phát âm chúng bằng những âm rời ra như thường cũng không gây nên một sự hiểu lầm nào. Hơn nữa, một số nơi ở Thụy Điển người ta cũng phát âm như vậy.

Điều quan trọng là bạn nên tập nghe được những âm ghép này khi chúng được phát âm bằng một âm. Nếu không, bạn có thể tưởng là chỉ có mẫu tự d khi người ta phát âm rd bằng một âm. Và cũng tương tự như vậy đối với rn, rl, rs. Đa số người Việt không có khó khăn gì trong việc nhận ra rt, khi nó được phát âm giống tr trong tiếng Việt. Hãy tập nghe sự khác biệt ưong cách phát âm của các từ sau:

fat
bod
ton
mos

fart
bord
torn
mors

Cách phát âm bằng một âm như trên cũng xảy ra khi một từ tận cùng bằng r và sau nó có một từ khác bắt đầu bằng t, d, n, hoặc s. Trong những ví dụ sau đây, dấu cung nhỏ () được dùng để đánh dấu điều này:

rt: Han dricker_te.
rd: Förstår_du ?
rn: Har_ni tid ?
rs: Du kommer för_sent.

15.Song phụ âm

Như chúng ta đã thấy, trường độ cùa nguyên âm không bao giờ được biểu hiện trong văn viết. Nhưng đối với phụ âm lại có thể thấy được hiện tượng này. Qui tắc cơ bản là:

Song phụ âm được phát âm như một phụ âm dài

Trong những ví dụ sau đây, ngoài sự khác biệt của nguyên âm dài và nguyên âm ngắn còn có sự khác biệt của phụ âm dài và phụ âm ngắn:

hat — hạtt

sil–sịll

rys — rỵss

Một đặc điểm cá biệt của tiếng Thụy điển là mẫu tự k không bao giờ viết thành song phụ âm, mà thay thế cho hiện tượng đó người ta viết bằng ck.

ck chứ không viết là kk: lạck     tạck      ọckså  

Cách phát âm những phụ âm dài và ngắn không gây ra vấn đề quan trọng nào cả. Cách phát âm của nguyên âm ngắn và nguyên âm dài mới là vấn đề quan trọng.

Một nguyên âm dài trong tiếng Thụy Điển không thể đứng sát trước một phụ âm dài được. Nó chỉ có thể đứng sát trước một phụ âm ngắn mà thôi.

Mặt khác, một nguyên âm dài bắt buộc phải là một nguyên âm có trọng âm (nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các nguyên âm có trọng âm đều là nguyên âm dài). Như thế, người ta có thể nhìn cách viết của một từ và tính ra được nguyên âm trong đó là nguyên âm dài hay ngắn, miễn là phải biết nguyên âm đó có trọng âm hay không. Những qui tắc sau đây chỉ được áp dụng cho những từ chứa một nguyên âm. (Vì nếu chỉ chứa một nguyên âm thì dĩ nhiên nguyên âm ấy phải có trọng âm, khi từ đó không đứng trong một câu):

Một nguyên âm là nguyên âm dài nếu nó mang trọng âm và
a) không có phụâm theo sau
b)chỉ có một phụ âm đơn theo sau

Cách viết thường


bi

bil

Cách viết để phát âm


bi

bil

Một nguyên âm là nguyên âm ngắn nếu
a)có một song âm theo sau
b)có hai hay nhiều phụ âm theo sau
c)nguyên âm này không mang trọng âm (như nguyên âm thứ hai trong từ bilda)



Bill

bild

bilda



Bịll

bịld

bịlda

Nếu một từ chỉ chứa một nguyên âm, thì bạn có thế từ cách viết tính ngay ra được đó là nguyên âm ngắn hay dài. Vấn đề là nếu một từ chứa hai hay nhiều nguyên âm, thì khó có thể biết được trọng âm nằm ở chổ nào. Vì trọng âm trong tiếng Thụy Điển thường nằm ở nguyên âm đầu tiên, nên bạn có thể đoán như thế và sau đó áp dụng những qui tắc trên. Nếu muốn chắc chắn, bạn phải tìm trong từ điển hoặc hỏi người nào đó về cách phát âm, để biết chính xác vị trí của trọng âm trong một từ. Nếu bạn ghi vào sổ từ riêng của bạn để học thì tốt nhất.

Trong một số trường hợp, bạn có thế tính ra được là trọng âm không nằm ờ nguyên âm đầu, nếu từ đó chứa nhiều nguyên âm. Nếu có song phụ âm thì nguyên âm liền trước nó là nguyên âm ngắn có trọng âm. Hãy so sánh các từ sau đây:

Fọrmel      formẹll    nỵckel    hotẹll

Việc thêm đuôi biến dạng vào một từ thường không làm thay đổi trường độ và trọng âm của nó.

Hãy so sánh các từ sau đây :

Vạls

điệu “van”

vals

dạng sở hữu của val “cá voi”

Svạns

cái đuôi

svans

dạng sở hữu của svan “thiên nga”

16. Song phụ âm mm và nn

Sau đây là những qui tắc dàn riêng cho song phụ âm mm và nn:

Song phụ âm mm chỉ được viết giữa hai nguyên âm.

Nếu không, bạn chi được viết một m, ngay cả trong trường hợp m này là phụ âm dài và đứng trực tiếp sau một nguyên âm ngắn có trọng âm. Nếu một từ tận cùng bằng một nguyên âm có trọng âm + m, thì đôi khi nguyên âm này được phát âm dài và đôi khi lại ngắn:

Giữa hai nguyên âm
kọmma
rụmmet

Ở cuối từ
kọm!
ett rụm

Nhưng:

damen

en dam
sọm
dọm

Chú ý rằng qui tắc này dẫn đến vấn đề là: bạn sẽ thấy sự thay đổi bất ngờ trong cách viết của một số từ ngữ khi chúng biến dạng. Tuy vậy, hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến cách phát âm.
Đối với n , bạn có qui tắc sau :

Song phụ âm nn không được viết ở cuối một số từ rất thông dụng.

Ví dụ

(han) kạn
en mạn
ẹn
hạn , họn, dẹn
mịn, dịn, sịn
sån, nån

Nhưng : kụnna


(nhân xưng đại danh từ)
(đại danh từ sở hữu)
(dạng đàm thoại sådan, någon)

Ngoài những từ trên còn có một vài từ loại này nữa.
Chú ý rằng: Không bao giờ song phụ âm nn đi trước d hoặc t:

känt
känd

nhưng: känna
nhưng: känns

Ngoài hai trường hợp đối với d và t này thì song phụ âm nn tuân theo qui tắc chính.

17.Chữ viết hoa và viết thường

Một câu luôn bắt đầu bằng một chữ viết hoa (xem 1.3):

Olle är gift med Britta. De har två barn.

Olle kết hôn với Britta. Họ có hai đứa con.

Nhưng từ phải viết hoa trong một câu là :

Tên người hoặc tên các vùng địa danh (đất nước, thành phố…) :
Tên người : Birgit, Kalle, Olle, Maria ….
Tên địa danh :  Sverige, Norge, Danmark…

Từ đầu tiên trong nhan đề một bộ phịm, vở kịch, quyển sách:

Filmen som vi såg i går heter Gudarna måste vara tokiga

Phim chúng tôi xem hôm qua tên là Các thần chắc phải khùng điên.

Chú ý : những loại từ sau đây không được viết hoa:

Những từ chỉ dân tộc, cụ thể của một ngôn ngữ, người từ một nước nào đó…. (Hiện tượng này ngược hẳn với tiếng Việt ) Ví du:

Hur många av er kan tala engelska, tyska eller franska ?

Bao nhiêu người trong số các bạn nói được tiếng Anh, Đức hoặc Pháp ?

Tên các ngày trong tuần, tên tháng và tên các mùa :

måndag, tisdag, onsdag…
oktober, november, december…
vår, sommar, höst, vinter

thứ hai, thứ ba, thứ tư…
tháng 10, tháng 11, tháng 12
xuân, hạ, thu, đông.

Xem thêm

Thuỵ Điển đang chuẩn bị cho luật thi nhập quốc tịch

Tất cả thông tin về dự luật ” Thi tiếng Thuỵ Điển” để nhập quốc tịch

Với lượng người định cư Thuỵ Điển tăng mạnh trong những năm gần đây đã …

Phải xếp hàng rất dài để chờ đợi quyết định từ tòa án di trú Thụy Điển

Hiện nay tòa án di trú Thụy Điển ( Migrationsdomstolarna ) có quá nhiều hồ …

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.