Tag Archives: tiếng Thụy Điển

Ungary ngăn chặn người tị nạn tại ga tàu điện

Hôm nay nhiều người tị nạn vừa đến được Thủ đô Budapest của Ungary. Những người tị nạn này sau đó muốn tiếp tục đến Đức nơi mà đã hứa rằng sẽ cho phép thêm người tị nạn được ở lại.

Vào thứ hai này những người tị nạn được khởi hành bằng tàu điện từ Ungary nhưng vào thứ thì các cảnh sát tại Ungary đã bắt đầu ngăn chặn người tị nạn.

Mặc dù họ đã mua vé nhưng họ không được vào ga tàu điện. Cảnh sát đã đứng canh giữ phía ngoài ga.

Gần cả ngàn người tị nạn biểu tình phía ngoài  ga tàu điện.

-Tôi thật sự tức giận. Tại sao Ungary không thể cho phép chúng tôi đi chứ ? – Haider -31 tuổi từ Afganistan nói.

Không có lý do ro ràng vì sao Ungary lại đột nhiên ngăn chặn những người tỵ nạn này.

Vao thứ 5 tới lãnh đạo Ungary ông Viktor Orban sẽ có cuộc gặp gỡ về vấn đề tị nạn với lãnh đạo khác từ EU.

Cảnh sát đứng canh gác tại ga tàu điện

Bản gốc từ 8sidor.se cho ai muốn tham khảo bằng tin tức tiếng Thụy Điển:

Ungern stoppar flyktingar vid tågstationen

Tiếng Thụy Điển thường ngày (phần 1)

  1. Trong series “tiếng Thụy Điển thường ngày” này mình sẽ viết về 1 số ngữ pháp Thụy Điển hay 1 số từ vựng chúng ta hay nhầm lẫn hay đôi khi thông dụng mà chúng ta không biết cách sử dụng thế nào cho đúng. Nói cách khác đó là những bài học nhỏ về ngữ pháp hay từ vựng để chúng ta ôn tập chứ không thành 1 bài ngữ pháp lớn .

1 . Phân biệt giữa “i morgon” , “i morse” , “på morgonen”

I morgon : sáng mai hay ngày mai.
Ví dụ : Jag ska åka till Stockholm i morgon. Tôi sẽ lái xe đến Stockholm sáng mai.
Với “i morgon ” Chúng ta dùng động từ ở thì tương lai.

I morse : sáng nay .
Ví dụ : I morse åt jag inte frukost. Sáng nay tôi đã không ăn sáng.
Với “i morse ” chúng ta dùng động từ ở thì quá khứ.

På morgonen : vào buổi sáng.
Ví dụ : Jag äter inte frukost på morgonen. Tôi không ăn sáng vào buổi sáng.
Với “på morgonen” dùng để chỉ 1 thói quen diễn ra vào buổi sáng nên chúng ta sử dụng thì hiện tại để diễn tả 1 hành động thường xuyên diễn ra khi dùng nó.

Như vậy để nói về các thời điểm của ngày khác chúng ta cũng sẽ nói như sau:
Này hôm qua : ” igår + với buổi mà mình muốn nói.”

Igår på morgonen : buổi sáng hôm qua.
Igår kväll : buổi tối hôm qua
Igår eftermiddag: chiều mai

Ngày mai : ” Imorgon + với buổi mà mình muốn nói”
Imorgon kväll : tối mai
Imorgon eftermiddag: chiều mai.

2 Phân biệt giữa “på” và “i” khi đứng trước các ngày trong tuần.

Ví dụ : I fredags: thứ sáu tuần trước: đã xảy ra
På fredag : thứ 6 ngày : chưa xảy ra, ý chỉ thứ 6 sắp tới.

Cấu trúc : để nói về ngày trong tuần đã qua thì ta dùng “i” và thêm “s” vào cuối từ của từ đó. Ví dụ

I måndags :thứ 2 trước.

I tisdags : thứ 3 trước.

Ngược lại để nói về ngày trong tuần trong tương lai ta dùng “på” đặt trước ngày đó. Ví dụ

På måndag : thứ 2 tới

På tisdag : thứ 3 tới.

Hướng dẫn sử dụng trang web google translate để học tiếng Thụy Điển

Có thể nói rằng tiếng Thụy Điển là một trong những ngôn ngữ không dễ để có thể học thành thạo bởi vì tiếng Thụy Điển được thành lập từ nhiều ngôn ngữ khác như : tiếng Anh, Pháp, Tây ban nha, Nga, Đức. Cho nên một người bình thường thường phải mất đến 5 năm mới có thể nói, viết , nghe, hiểu thành thạo ngôn ngữ này. Tuy nhiên nhờ vào khoa học công nghệ ngày càng hiện đại như internet, điện thoại, phần mềm máy tính chúng ta có thể rút ngắn thời gian cũng như thuận tiện hơn trong việc học tiếng Thụy Điển. Nói thì lằn nhằn như vậy , bây giờ chúng ta sẽ bắt tay vào tìm hiểu cách sử dụng các công cụ đó như thế nào nhé !

  1. Giới thiệu trang web tra từ hoặc dịch tiếng Thụy Điển : Google translate

Hiện nay có rất nhiều công cụ dịch từ các hãng công nghệ lớn như Microsoft, Apple và Google… Như phổ biến, dễ sử dụng và quen thuộc thì mình nghĩ Google Translate là tương đối tốt để sử dụng trong việc học tiếng Thụy Điển.
Để sử dụng công cụ này bạn chỉ cần truy cập vào trang web sau : https://translate.google.com/?hl=vi

Giao diện trang web Google Translate

Cách sử dụng :

¤ Dịch từ tiếng Thụy Điển qua tiếng Việt

  1. Bấm vào khung số 1 chọn “tiếng Thụy Điển” hoặc tìm chữ “Svenska”
  2. Điền chữ hoặc câu bạn muốn dịch vào khung bên dưới (khung bên trái màn hình)
  3. Bấm vào khung số 2 và chọn “tiếng Việt Nam ” hoặc tìm chữ “vietnamesiska”
  4. Bấm vào ô màu xanh số 3 sẽ thấy phần dịch nằm bên dưới khung màu xám bên phải

¤ Dịch từ tiếng Việt Nam qua tiếng Thụy Điển (tương tự như các bước trên)

  1. Bấm vào khung số 1 chọn “tiếng Việt Nam” hoặc tìm chữ “Vietnamesiska”
  2. Điền chữ hoặc câu bạn muốn dịch vào khung bên dưới (khung bên trái màn hình)
  3. Bấm vào khung số 2 và chọn “tiếng Thụy Điển ” hoặc tìm chữ “Svenska”
  4. Bấm vào ô màu xanh số 3 sẽ thấy phần dịch nằm bên dưới khung màu xám bên phải.

 

Ngoài ra

Để đánh được tiếng Việt bạn cần phải biết cách gõ như sau :

  1. Bấm vào vị trí số 4 (hình tam giác nhỏ kế chữ ê như trong hình) và chọn “tiếng Việt -VNI” hay “tiếng việt -Telex” (nếu như bạn biết gõ kiểu telex).
  2. Cách gõ theo kiểu Vni như sau:

+ Các phím từ 1 đến 9 tương ứng như sau

1 Dấu sắc á Bạn muốn đánh chữ  “cá” thì đánh theo trình tự sau : c + a + 1
2 Dấu huyền à Bạn muốn đánh chữ  “cà” thì đánh theo trình tự sau : c + a + 2
3 Dấu hỏi Bạn muốn đánh chữ  “hỏi” thì đánh theo trình tự sau : h + o + 3 +i
4 Dẫu ngã ã Bạn muốn đánh chữ  “ngã” thì đánh theo trình tự sau : n + g + a + 4
5 Dấu nặng Bạn muốn đánh chữ  “lạ ” thì đánh theo trình tự sau : l + a + 5
6 Dấu mũ â Bạn muốn đánh chữ  “nâng” thì đánh theo trình tự sau : n + a + 6 + n + g
7 Dấu móc ư Bạn muốn đánh chữ  “ngư” thì đánh theo trình tự sau : n + g +u + 7
8 Dấu mũ ngược ă Bạn muốn đánh chữ  “nặng” thì đánh theo trình tự sau : n + a + 8 + 5 + n+ g
9 Dấu gạch chữ đ đ Bạn muốn đánh chữ  “được” thì đánh theo trình tự sau : d + 9 + u +7 + o + 7 + c

 

  1. Bạn có thể dùng để dịch các ngôn ngữ khác như tiếng Anh sang tiếng Việt hay tiếng Việt sang tiếng Anh với cách như trên.
  2. Bạn cũng có thể dùng trang web này để dịch các tin tức của thụy điển sang tiếng Việt tuy nhiên khuyến cáo của mình là bạn nên tự dịch nó sẽ sát nghĩa hơn cũng như là đây cũng là máy dịch nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót.

 

Tiếng Thụy Điển căn bản cho người mới bắt đầu (phần 2)

1 Những mẫu câu quan trọng thường dùng trong tiếng Thụy Điển :

Hej ! Xin chào
Hej då ! Tạm biệt
Tack ! Cám ơn
Ja, tack ! Đúng rồi, cám ơn !
Nej, tack ! Không phải, cám ơn !
Varsågod ! Không có chi !
Jag förstår inte. Tôi không hiểu .
Kan du tala sakta ? Bạn có thể nói chậm lại không ?
Kan du repetera ? Bạn có thể lập lại không ?
Kan du säga en gång till ? Bạn có thể nói lại 1 lần nữa không ?
Jag talar inte svenska ? Tôi không  biết tiếng Thụy Điển.
Får jag gå på toatetten ? Cho phép tôi đi toilet ?
När böjar vi i morgon ? Khi nào chúng ta bắt đầu vào ngày mai
När slutar vi idag ? Khi nào chúng ta kết thúc vào hôm nay  ?
När slutar skolan ? Khi nào tan học ?
När är det rast ? Khi nào nghỉ giải lao ?
Kan du hjälpa mig ? Bạn có thể giúp tôi không  ?
Ursäkta att jag kommer för sent . Xin lỗi, tôi đến muộn !
Kan jag gå hem ? Tôi có thể về nhà không ?

2 Số đếm và cách viết trong tiếng Thụy Điển

0 Noll 11 elva 30 trettio
1 ett 12 tolv 40 Fyrtio
2 Två 13 tretton 50 femtio
3 tre 14 fjorton 60 sextio
4 fyra 15 femton 70 sjutio
5 fem 16 sexton 80 åttio
6 sex 17 sjutton 90 nittio
7 sju 18 arton 100 Ett hundra
8 åtta 19 nitton 1000 Ett tusen
9 nio 20 tjugo 100 000 Ett hundra tusen
10 tio 21 Tjugo ett 1 000 000 Ett miljion

Để dễ nhớ hơn và nghe cách phát âm các bạn xem video clip dưới đây:

3 Cách đọc giờ trong tiếng Thụy Điển

Phải nói là cách đọc giờ truyền thống trong tiếng Thụy Điển rất là nhức đầu , để nhớ nó bạn cần phải nhớ 1 số nguyên tắc sau đây:

  1. Người thụy điển đọc giờ thường đọc theo kiểu giờ lớn hơn : ví dụ như là 2 giờ kém nữa tiếng hay còn nữa tiếng nữa tới 2 giờ … Đại loại như vậy nên rất dễ nhầm lẫn nếu chúng ta không nghe kỹ và hậu quả thì chắc chắn là chúng ta đến sai giờ.
  2. Nếu như từ 5 phút đến 20 phút thì chúng ta yên tâm là số giờ đó là đúng số giờ chúng ta nghe, còn từ 25 phút trở đi thì chúng ta phải hỏi kỹ lại. Ví dụ như : 1 giờ 5 hay 1 giờ 20 thì đó là 1 giờ. Cón nếu như 1h 25 phút trở đi thì người thụy điển sẽ nói là 5 phút nữa là 2 giờ kém 30 ( nhức đầu chưa ? ) hoặc là 1h 35 thì họ lại nói là quá 5 phút của 2h kém 30 (nghe xong muốn điên luôn )
Klockan är fem över ett. 1 : 05 1 giờ 5 phút
Klockan är tio över ett. 1 : 10 1 giờ 10 phút
Klockan är kvart över ett. 1 : 15 1 giờ 1 phần 4
Klockan är tjugo över ett. 1 : 20 1 giờ 20 phút
Klockan är fem i halv två. 1 : 25 5 phút nữa là 2 giờ kém 30
Klockan är halv två. 1 : 30 2 giờ kém 30
Klockan är fem över halv två. 1 : 35 Quá 5 phút của 2 h kém 30
Klockan är tjugo i två. 1 : 40 2 giờ kém 20
Klockan är kvart i två. 1 : 45 2 giờ kém 1 phần 4
Klockan är tio i två. 1 : 50 2 giờ kém 10
Klockan är fem i två. 1 : 55 2 giờ kém 5

Các bạn xem thêm đoạn phim dưới đây để dễ hiểu hơn, chú ý cách phát âm nhé


4 Động từ trong tiếng Thụy Điển

Sau đây là 1 vài động từ cơ bản trong tiếng Thụy Điển và câu đơn giản với các động từ đó :

Spelar Chơi De spelar tennis. Họ đang chơi tennis.
Kör Lái (xe) Han kör bil. Anh ta đang lái xe
dansar Nhảy múa De dansar. Họ đang nhảy đầm
Städar Lau dọn, Han städar. Anh ta đang lau dọn.
cyklar Đạp (xe đạp) Han cyklar. Anh ta đang đạp xe đạp.
Läser Đọc (sách) Han läser en tidning. Anh ta đang đọc báo
åker Đi Han åker traktor. Anh đang lái xe máy cày.
äter ăn Hon äter mat. Cô ta đang ăn đồ ăn
fiskar Câu cá Han fiskar. Anh ta đang câu cá.
dricker Uống Hon dricker kaffe. Cô ta đang uống cafe.
pratar Nói Han pratar i telefon. Anh ta đang nói chuyện điện thoại
rider Cưỡi (ngựa) Han rider. Anh ta đang cưỡi ngựa.
syr May vá Hon syr Cô ta đang may vá.
Handlar Mua sắm De handlar mat. Họ đang mua thức ăn.
Titttar xem De tittar på Tv. Họ đang xem tivi
Tvättar Giặt giũ,chùi rửa Han tvättar bilen. Anh ta đang rửa xe.
Gäspar Ngáp
sjunger Hát
Tänker Suy nghĩ
dyker Lặn
ber Cầu nguyện
Räknar Tính toán
hoppar Nhảy
simmar Bơi lội
springer Chạy

5 Để hỏi người khác đang làm gì , ta dùng mẫu câu :

5.1 Cấu trúc : Vad gör xxx ?

Thay thế xxx bằng cái đại từ nhân xưng như sau :

Du Bạn Vad gör du ? Bạn đang làm gì ?
Han Anh ta Vad gör han ? Anh ta đang làm gì ?
Hon Cô ta Vad gör hon ? Cô ta đang làm gì ?
De Họ Vad gör de ? Họ đang làm gì ?

6 Cách dùng ghép đơn giản các hành động với nhau ta dùng từ nối : och ( và) như sau :

sitter Ngồi skriver Viết Hon sitter och skriver. Cô ta đang ngồi và viết.
Spelar Chơi De spelar fotboll. Họ đang chơi đá banh.
Sitter Ngồi pratar Nói Han sitter och pratar. Anh ta đang ngồi và nói.
ligger Nằm sover Ngủ Han ligger och sover. Anh ta đang nằm và ngủ.
Står Đứng pratar Nói chuyện Hon står och pratar. Cô ta đang đứng và nói chuyện.
sitter Ngồi pratar Nói chuyện De sitter och pratar. Họ ngồi và nói chuyện.
Sitter Ngồi Läser Đọc De sitter och läser. Họ ngồi và đọc sách.
Lagar Nấu (đồi ăn) Han lagar mat. Anh ta nấu đồ ăn.

Kết thúc phần này mời các bạn xem cách phát âm và hình ảnh qua video clip sau :

7 Từ các mẫu câu trên , chúng ta có thể rút ra được cấu trúc đơn giản của 1 câu trong tiếng Thụy Điển như sau :

1

Subjekt

2

Verb

3

objekt

Chủ ngữ Động từ Vị ngữ
Han talar svenska
Anh ta Nói Tiếng thụy điển.
Han Sover.
Anh ta Ngủ
Hon lagar mat
Cô ta Nấu Đồ ăn

8 Trên đây là mẫu câu  khẳng định  , để thành lập mẫu câu phủ định ta thêm chữ “inte” đằng sau động từ chính.

Cấu trúc như sau :

1

Subjekt

2

Verb

3

inte

4

objekt

Chủ ngữ Động từ Phủ định từ Vị ngữ
Jag talar inte Svenska.
Tôi Không nói Tiếng thụy điển.
Han sover Inte.
Anh ta Không ngủ.
Hon Lagar inte Mat.
Cô ta Không nấu Ăn.

9 Các dấu trong 1 câu

?

Frågetecken

Dấu hỏi
.

punkt

Dấu chấm
,

komma

Dấu phẩy
!

utropstecken

Dấu chấm than

10 Câu hỏi trong tiếng Thụy Điển .

Đây là cấu trúc của câu hỏi có hoặc không và cũng là dạng câu hỏi đơn giản nhất với cấu trúc như sau :

Nguyên tắc : Đưa động từ ra đầu câu thì sẽ biến câu khẳng định thành câu hỏi.

Verb subjekt objekt
Động từ Chủ ngữ Vị ngữ ?
Äter du Glass ? Bạn ăn kem không ?
Har du Barn ? Bạn có con không ?
Sover du I skolan Bạn có ngủ ở trường không ?
Kommer Du Från iran Bạn đến từ iran phải không ?
Röker Du ? Bạn có hút thuốc không?
Talar du Arabiska ? Bạn nói tiếng ả rập à ?
Spelar du Gitarr ? Bạn có chơi ghi ta không ?

11 Từ vựng về đất nước ngôn ngữ và thủ đô

Land Đất nước
Huvudstad Thủ đô
Språk Ngôn ngữ

Ví dụ:

Sverige är ett land.

Thụy Điển là 1 đất nước.

Huvudstaden heter Stockholm.

THủ đô tên là Stockholm.

I sverige talar vi svenska.

Ở thụy điển chúng tôi nói tiếng Thụy Điển.

Land Huvudstad Språk
Japan Nhật bản Tokyo Japanska Tiếng nhật
Spanien Tây ban nha Madrid Spanska Tiếng tây ban nha
Finland Phần lan Helsingfors Finska
Franrike Pháp Paris Franska
Tyskland Đức Berlin Tyska
Norge Na-uy Oslo norska
England Anh quốc London Engelska
Ryssland Nga Moskva Ryska
Irak I rắc Bagdad arabiska

12 Mẩu đối thoại đơn giản trong tiếng Thụy Điển

Hej, jag heter Lisa. Xin chào , tôi tên Lisa.
Vad heter du ? Bạn tên gì ?
Jag kommer från Sverige. Tôi đến từ Thụy Điển.
Varifrån kommer du ? Bạn đến từ đâu ?
Jag bor i Västerås. Tôi sống ở Västerås.
Var bor du ? Bạn ở đâu ?
Jag talar svenska. Tôi nói tiếng Thụy Điển.
Vad talar du för språk ? Bạn nói ngôn ngữ gì ?
Jag är gift. Tôi đã kết hơn ?
Är du också gift ? Bạn cũng kết hôn rồi phải không  ?
Jag har två barn. Tôi có 2 đứa con.
Har du också barn ? Bạn cũng có con à  phải không ?
Jag spelar tennis. Tôi chơi quần vợt.
Spelar du också tennis ? Bạn có chơi quần vợt không ?

13 Phụ từ hay còn gọi là mạo từ xác định.

Trong tiếng Thụy Điển người ta dùng mạo từ hay còn gọi là mạo từ để xác định một vật bao gồm cả con người, con vật và đồ vật.

Ví dụ : en man : một người

En bil : một chiếc xe hơi.

Ett hus : một ngôi nhà.

Nhưng rắc rối ở đây là tiếng Thụy Điển chia ra 2 mạo từ là “En” và “Ett” để xác định. Do vậy bạn cần phải biết đối với con vật đồ vật nào thì dùng với “En” và cái nào con nào thì dùng với “Ett”.

Sau đây là 1 số qui tắc cơ bản để xác định:

  1. Hầu hết khoảng 80% là các từ đi với “En”
  2. Đối với tất cả danh từ kết thúc tận cùng bằng e thì đi với “En”
  3. Hầu hết các danh từ chỉ con người thì đi với “En” ngoại trừ từ “Barn” (trẻ con) thì đi với “Ett”

Sau đây là 1 số danh từ cơ bản kèm với Ett và En (tốt nhất nếu có thể hãy học thuộc nó)

En bil Một chiếc xe hơi En telefon Một cái điện thoại En båt Một chiếc tàu Ett bord Một cái bàn
En vägg Một con đường En cykel Một chiếc xe đạp En stol Một cái ghế Ett golv Một cái sàn nhà
En klocka Một cái đồng hồ En elev Một học sinh En hund Một con chó Ett papper Một tờ giấy
En kopp Một cái ly En brev Một bức thư En nyckel Một chiếc chìa khóa Ett brev Một bức thư
En blomma Một bông hoa En kvinna Một người phụ nữ En radio Một cái máy phát thanh Ett språk Một ngôn ngữ
En bus Một chiếc xe bus En penna Một cây bút chì En skola Một trường học Ett tak Một cái trần nhà
En dotter Một đứa con gái En bok Một quyển sách En säng Một cái giường Ett äpple Một trái táo
En son Một đứa con trai En sax Một cái cưa En pojke Một đứa con trai Ett fönster Một cái cửa sổ
En karta Một tấm bản đồ En affär Một cửa hàng En dator Một cái máy tính Ett barn Một đứa bé
En flicka Một người con gái En man Một người chồng Ett hus Một cái nhà Ett tåg Một chiếc xe lửa
En parm Một kẹp tài liệu En fru Một người vợ Ett suddgummi Một cục gơm Ett block Một khối

14 Mẫu giới thiệu căn bản trong tiếng Thụy Điển:

Karin Andersson/30 år/ ogift/ Uppsala/ kontorist

Hon heter Andersson. Cô ta tên Andersson.
Hon är 30 år. Cô ấy 30 tuổi.
Hon är ogift. Cô ấy chưa kết hôn.
Hon bor uppsala. Cô ấy ở Uppsala.
Hon är kontorist. Cô ấy là nhân viên văn phòng.

Tương tự như vậy có các bài tập sau:

  1. Peter Svensson/ 25år / gift/ Söderköping / polis.
  2. Sture Qvist /45 år/ tre barn/Lund / fotograf.
  3. Anna Nilsson/ 26 år/ ogift/ Malmö/lärare.

Ghi chú :

  1. Trên đây nếu các bạn muốn nghe cách phát âm từ hoặc câu trong bài hướng dẫn trên vui lòng xem bài viết sau đây :
  2. Các bạn sau khi làm bài tập muốn được kiểm tra xem có đúng hay không có thể comment bài làm vào khung dưới đây để mình sẽ kiểm tra giùm cho các bạn.

Trân trọng !

Ordföljd (đảo ngữ) trong tiếng Thụy Điển (phần 1)

 

ordfoljd

Một mệnh đề trong tiếng thụy điển chia ra rất nhiều thành phần bao gồm:

Subjekt: chủ ngữ ký hiệu là (s)
Verb:  động từ ký hiệu là (v) . Trong một câu có thể có nhiều động từ nên ta có v1 , v2
Objekt :  vị ngữ , ký hiệu là (o).
Adverbial Bổ túc từ , ký hiệu là (a).
Satsadverbial Bổ ngữ , ký hiệu (x)

Ví dụ về các satsadverbial là

Inte Không. Ví dụ : jag gör inte det : tôi không làm vậy.
knappast Hầu như không . Ví dụ:  jag tror knappst det : tôi hầu như không nghĩ vậy.
Bara Chỉ . Ví dụ: Jag har bara en knona kvar.:tôi chỉ còn có 1 đồng
Nog Đủ.  Ví dụ: du är gammal nog att veta bättre : bạn đã đủ lớn để biết nhiều hơn.
Väl Rất, quá. Ví dụ: det är väl känt. Nó rất nổi tiếng
Ju Rồi , đúng vậy .
Gärna Dễ dàng, sẵn lòng. Ví dụ : Jag kommer gärna : tôi rất vui lòng đi đến.
Tyvärr Rất tiếc. Ví dụ: jag kan tyvärr inte komma: tôi rất tiếc không thể đến.
kankse Có thể. Ví dụ: Du får kanske göra det: bạn có thể làm điều đó.
Möjligen Có khả năng. Ví dụ: han har möjligen blivit försenad: ông ta có khả năng bị hoãn.
faktiskt Thực sự. Ví dụ: han kan faktiskt vinna VM. Anh ta thực sự có thể chiến thắng giải quốc tế

 

Những thành phần trên có 1 vị trí đặc biệt trong mối liên hệ với nhau như sau

Påstående Emil äter inte frukost Klockan 7
Câu khẳng định s v1 x o a
Klockan 7 äter han inte Frukost.
a V1 s x o
Frukost äter han inte Klockan 7
o V1 s x a
Fråga Äter han inte frukost Klockan 7 ?
Câu hỏi Varför äter han inte frukost Klockn 7 ?
a V1 s x o a
Uppmaning Ät inte frukost Klockan 7!
V1 x o a

 

Giải thích thêm:

Trong tiếng Thụy Điển có 1 dạng  câu ordföljd (tạm dịch là đảo ngữ) rất đặc biệt nhưng làm không thay đổi ý nghĩa  như ví dụ trên ta thấy rõ

Câu viết bình thường gọi là rak ordföljd (Đảo ngữ trực tiếp) :

Emil äter inte frukost klockan 7. ( Emil không ăn sáng lúc 7 giờ).

Khi ở dạng omvänd ordföljd (đảo thứ tự) thì 2 thành phần có thể đảo đó là vị ngữ – objekt (o) hay bổ túc từ -adverbial (a). Như sau

Cách 1 đảo vị ngữ : Frukost äter han inte klockan 7.

Cách 2 đảo bổ túc từ thời gian: Klockan 7 äter han inte frukost.

Như vậy có thể thấy người ta đảo 1 trong 2 thành phần vị ngữ hay bổ túc từ ra phía trước và theo sau là động từ rồi mới đến chủ ngữ,  bổ túc từ.

Qui tắc khi đảo ngữ như sau:

  1. Đảo 1 trong 2 thành phần :  vị ngữ hay bổ túc từ ra phía trước. Vị trí này gọi là Fundament ( tạm dịch là tiếp đầu ngữ).
  2. Theo sau thành phần Fundament (Tiếp đầu ngữ)  đứng đầu câu này luôn luôn phải là động từ rồi mới tới chủ ngữ và bổ ngữ (satsadverbial).

Như vậy một mệnh đề mang tính chất bổ nghĩa (mệnh đề phụ) trong tiếng Thụy Điển có tính chất sau: mệnh đề này không thể đứng 1 mình và người ta thường không hoán đổi vị trí của các thành phần trong đó. Sau những bisatsinledaren (tạm dịch là : mệnh đề dẫn như là : att (để) om (về) därför att (vì vậy) v.v) áp dụng cho đảo từ đi sau . Ví dụ:

Jag säger att

Tôi nói rằng

han

Anh ta

inte

Không

äter

ăn

frukost

Sáng

Klockan 7

7 giờ

s x V1 o a
Jag undrar om han inte äter frukost Klockan 7

 

Từ ví dụ trên cho thấy : mệnh đề : att han inte äter frukost klockan 7 ( tạm dịch : rằng anh ta không ăn sáng lúc 7 giờ). Câu này nếu đứng 1 mình rất khó hiểu . Mệnh đề : rằng anh ta không ăn sáng lúc 7 giờ bổ nghĩa cho mệnh đề tôi nói thì mới thành câu hoàn chỉnh . Khi đó mệnh đề : rằng anh ta không ăn sáng lúc 7 giờ trong câu trên đóng vai trò là vị ngữ của cả câu. Như vậy ta thấy cấu trúc của 1 mệnh đề phụ như sau:

  1. Thường đứng sau các từ att, om, därför….
  2. Không đảo các vị trí chủ ngữ (han) , động từ (äter) , vị ngữ (frukost) và trạng từ (klockan 7) trong câu.
  3. Khi có sự xuất hiện của các bổ túc từ ( inte, knappast, väl v.v.) thì nó luôn luôn đứng sau chủ ngữ và trước động từ.

 

Kết luận:

Mệnh đề chính (Huvudsats) : bổ ngữ luôn đứng sau nhóm : chủ ngữ và động từ.

Cấu trúc 1  S + V1 + X ( Dạng câu thường)
Cấu trúc 2:  V1 + S + X ( Dạng đảo ngữ)

Mệnh đề phụ ( Bisats): Bổ ngữ luôn đứng giữa chủ ngữ (S) và động từ (v1)

Cấu trúc S + X + V1

Chú ý: ngoài những bổ ngữ kể trên : inte , knappast, väl, kanske v..v thì còn các bổ ngữ thời gian như sau:

Alltid Luôn luôn
aldrig Không bao giờ
ofta Thường
Sällan Hiếm khi
ibland Đôi khi, thỉnh thoảng
Genast Ngay tức thì
redan Đã
snart Sắp tới, gần như
Först Đầu tiên
fortfarande Tiếp tục

Tiếng Thụy Điển căn bản cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Hôm nay mình xin bắt đầu viết 1 serie hướng dẫn học tiếng Thụy Điển cho người mới bắt đầu. Serie này dựa trên giáo trình mà mình được học trong những ngày đầu tiên đặt chân đến trường SFI (Swedish For Immigration- tiếng Thụy Điển cho người nhập cư) nên mình sẽ cố gắng trình bày những gì căn bản nhất và dễ nhất cũng như xúc tích nhất cho những ai mới bắt đầu học tiếng Thụy Điển.

Để dễ dàng trong việc trình bày nên mình không tích hợp cách phát âm trong bài viết. Nhưng nếu các bạn muốn nghe cách phát âm hay cách đọc các chữ các câu trong bài thì các bạn chỉ việc copy chữ hay câu muốn nghe và copy vào trang web google translate và nghe. Bài viết hướng dẫn sử dụng google translate để học tiếng Thụy Điển các bạn tham khảo tại đây: https://congdongviet.se/hoc-tieng-thuy-dien/huong-dan-su-dung-trang-web-google-translate-de-hoc-tieng-thuy-dien.html

Serie này mình sẽ trình bày thành 7 phần. Sau đây chúng ta bắt tay vào phần thứ 1 thôi.

1.Bảng chứ cái trong tiếng Thụy Điển

1.1 Tiếng Thụy Điển có tổng cộng 28 chữ cái sau :

Chứ in hoa  : A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V X Y Z Å Ä Ö

Chữ thường : a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v x y z å ä ö

Chứ Q và W chỉ thường xuất hiện dưới dạng tên người . Ví dụ  : Maria Wiklund hay Anna Qvist.

1.2 Bảng chữ cái trong tiếng thụy điển có 9 nguyên âm và 19 phụ âm. Trong đó

Vokal (nguyên âm) : a e i o u y å ä ö

Konsonant ( phụ âm) : b c d f g h j k l m n p q r s t v x z

Bokstav ( chữ cái)
Các bạn xem video clip dưới đây để nghe cách phát âm :

1.3 Giới thiệu đơn giản trong tiếng Thụy Điển :

( Muốn nghe cách phát âm vui lòng copy câu tiếng thụy điển rồi dán vào trong trang web : google translate sau để nghe cách đọc tiếng Thụy điển : )

Jag heter Sara Lund : tôi tên là Sara Lund

Jag kommer från Sverige : tôi đến từ Thụy Điển

Jag bor i Örebro : tôi ở Örebro.

Jag talar svenska:  tôi nói tiếng Thụy Điển.

Các bạn xem video clip dưới đây để nghe cách phát âm :

 

Vad heter du ? Bạn tên gì .

Jag heter …………………. Tôi tên ……………….

Varifrån kommer du ? Bạn từ đâu tới ?

Jag kommer från …………. Tôi từ ………….. ( Vietnam)

Var bor du ? Bạn ở đâu ?

Jag bor i ……………. Tôi ở ………….

Vad talar du för språk ? Bạn nói ngôn ngữ gì ?

Jag talar …………. Tôi nói ……………

 

1.4 Những từ cơ bản dùng trong giới thiệu bằng tiếng Thụy Điển

Förnamn : Tên

Efternamn: Họ

Bostadsadress: Địa chỉ

Gata: Đường

Postnummer: mã bưu chính

Postadress/Stad/Ort: địa chỉ gửi thư/tỉnh

Telefon hem: điện thoại nhà

Mobilnummer: số di động

Personnummer: số chứng minh nhân dân hay là số cá nhân.

E-postadress: địa chỉ mail.

 

1.5Sau đây là những câu giới thiệu cơ bản:

Hon heter Anna. Cô ta tên Anna
Hon är 28 år. Cô ta 28 tuổi.
Hon är lärare. Cô ta là giáo viên.
Hon är gift med Peter. Cô ta kết hôn với Peter.

 

Han heter Peter. Anh ta tên Peter.
Han är 30 år. Anh ta 30 tuổi.
Han är också lärare. Anh ấy cũng là giáo viên.

 

Anna och Peter har 2 barn. Anna và Peter có 2 con.
De heter Sara och Lisa. Họ tên Sara và Lisa.
De har en hund. Họ có một con chó.

 

 

2 Nguyên âm và cách phát âm trong tiếng Thụy Điển

A a Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm : /o/
O o Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /u/
U u Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /uya/
Å å Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /ua/
E e Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /i/
I i Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /ia/
Y y Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /uy/
Ä ä Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /a/
Ö ö Đọc phiên âm theo tiếng Việt là âm: /ơ/

 

Trong tiếng Thụy Điển nguyên âm luôn chia ra làm 2 cách phát âm khác nhau. Đó là phát âm dài (lång vokal- long vocal) và phát âm ngắn (kort vokal- short vocal).

Qui tắc phát âm nguyên âm đó trong tiếng Thụy Điển tuân theo qui tắc sau:

  1. Nếu trong 1 từ có nguyên âm chính đứng trước 1 phụ âm thì sẽ đọc kéo dài nguyên âm đó.
  2. Nếu trong 1 từ có nguyên âm chính đứng trước 2 phụ âm thì sẽ đọc nhanh nguyên âm đó.

Ví dụ

Mata và matta.

Mata : cho ăn . Phát âm theo đánh vần tiếng việt :/mo ta/

Nguyên âm a đầu tiên là nguyên âm chính và đứng trước chỉ 1 phụ âm t nên ta đọc kéo dài âm a thành âm o theo tiếng việt như trên

Matta : tấm thảm. Phát âm theo đánh vần tiếng việt : /mat ta/

Nguyên âm a đầu tiên là nguyên âm chính và đứng trước 2 phụ âm t nên ta đọc nhanh âm a này thành âm /át/ theo tiếng việt.

Ví dụ 2:

Baka : làm bánh. Phát âm theo đánh vần tiếng Việt là : /bo ka/

Nguyên âm a đầu tiên là nguyên âm chính đứng trước chỉ 1 phụ âm k nên ta đọc kéo dài âm a thành thành âm o theo tiếng Việt như phiên âm trên.

Backa: lùi lại. Phát âm theo đánh vần tiếng Việt là : /bắc ka/

Nguyên âm a đầu tiên là nguyên âm chính đứng trước 2 phụ âm c và k nên ta đọc nhanh âm a này thành âm /ắc hay ác/ theo phiên âm tiếng Việt.

Như vậy có thể nói nếu như đằng sau nguyên âm a là 1 phụ âm thì ta đọc âm a thành o và đọc chậm rõ. Còn nếu đằng sau âm a là 2 phụ âm thì ta đọc âm a thành âm a theo phiên âm tiếng Việt và đọc nhanh hơn.

Âm dài Âm ngắn
a:  /o/ ví dụ: glas /a/ ví dụ: glass
o: /u/ ví dụ: bok /óc/ ví dụ: klocka
u:/uy/ Ví dụ: hus /út/ Ví dụ: buss
å:/ua/ Ví dụ: såg /âung/: ví dụ: tång
e: /ia/ Ví dụ: brev /e/ Ví dụ: ett
i: /i/ ví dụ: bil /iu/ ví dụ: bill
y: /uy/ ví dụ: myra /uýt/ Ví dụ: mygga
ä: /a/ Ví dụ: väg /ă/ Ví dụ: vägg
ö:/ơt/ ví dụ: bröd /ơ/  Ví dụ: dörr

 

3.Từ vựng về tuần và tháng trong tiếng Thụy Điển:

  1. Tuần

En vecka = 7 dagar:  1 tuần = 7 ngày.

Måndag Thứ hai
Tisdag Thứ ba
Onsdag Thứ tư
Torsdag Thứ năm
Fredag Thứ sáu
Lördag Thứ bảy
Söndag Chủ nhật
  1. Tháng

Månader: tháng

 

Januari Tháng 1
Februari Tháng 2
Mars Tháng 3
April Tháng 4
Maj Tháng 5
Juni Tháng 6
Juli Tháng 7
Augusti Tháng 8
September Tháng 9
Oktober Tháng 10
November Tháng 11
December Tháng 12

Ett år = 12 månader : 1 năm = 12 tháng

= 52 Veckor: 52 tuần

= 365 dagar: 365 ngày

Cách viết 1 ngày

Ett datum: 23/2/2007

Cách hỏi ngày: Vilket datum är det idag ? Hôm nay là ngày bao nhiêu ?

 

4.Đại từ xưng hô trong tiếng Thụy Điển

Jag Tôi
Du Bạn , mày
Han Anh ấy, hắn ta
Hon Cô ta
Den/det
Vi Chúng ta
Ni Các bạn, các anh
De Họ

Dành cho bạn nào biết tiếng anh

Jag  I
Du You
Han He
Hon She
Den/det It
Vi We
Ni You (plural)
De They

 

5 Các từ chỉ thời gian cơ bản:

Nu  bây giờ (now)
Idag  hôm nay (today)
I morgon  ngày mai (tomorrow)
I går  hôm qua (yesterday)
Ett år 1 năm ( a year)
En veckar 1 tuần (a week)
En månad 1 tháng (a month)
En dag 1 ngày (a day)
En timme 1 giờ (an hour)

1 số từ cơ bản khác hay gặp hay nói:

Vilken  cái nào (which)
Nästa Kế tiếp
Förra Trước đó
Börjar Bắt đầu
Slutar Kết thúc
Biểu đồ thời gian

6.Các mùa trong năm:

Sommar : mùa hè

Det är sommar i Juni , Juli och Augusti.

Mùa hè thì vào tháng 6 , 7 và 8.

Höst: mùa thu

Det är höst i september, oktober och november.

Mùa thu vào tháng 9 , 10 và 11.

Vinter: mùa đông

Det är vinter i december, januari och februari.

Mùa đông vào tháng 12 ,1 và 2.

Vår: mùa xuân

Det är vår i mars, april och maj.

Mùa xuân thì vào tháng 3 , 4 và 5.

 

7 Cách chào dựa vào thời gian trong tiếng Thụy Điển

7 giờ sáng: Godmorgon : chào buổi sán

12 giờ trưa: Godmiddag: chào buổi trưa

6 giờ chiều: Godafton hay Godkväll : chào buổi chiều

11 giờ tối: Godnatt och sov gott: chào buổi tối và chúc ngủ ngon

Cách tính của người Thụy Điển

7h : morgon: buổi sáng

7h đến 12h: förmiddag: trước buổi trưa : có thể chào trong thời gian này là: godFörmiddag.

12h trưa: Middag: buổi trưa.

12h trưa đến 18h: Eftermiddag: sau buổi trưa. Godeftermiddag.

18h: Kväll : buổi chiều

23h: natt: đêm

 

8.Chào hỏi cơ bản:

 

Hej, hur är det ?  Chào , bạn thế nào ?
Bra tack och du ? Tốt, cám ơn, còn bạn ?
Det är bara bra ! Cũng tốt !
Hej då, vi ses !  Tạm biệt, hẹn gặp lại !

Động từ và cách chia động từ trong tiếng Thụy Điển

Như chúng ta đã thấy, động từ trong tiếng Thụy Điển thường diễn tả hành động hoặc những gì xảy ra. Động từ có những dạng khác nhau tùy thuộc vào thời gian khi hành động hoặc sự việc đó xảy ra.

Các dạng khác nhau của động từ tùy thuộc vào thời gian gọi là “thì” hoặc (tempus). Đây là vấn đề quan trọng nhất trong cách chia động từ . Trong những cặp mệnh đề sau đây, động từ có các dạng khác nhau, vì chúng biến dạng theo các thì khác nhau:

Olle arbetar i dag.            Olle làm việc hôm nay.

Olle arbetade i går.            Olle đã làm việc hôm qua.

Olle dansar nu.                Olle đang khiêu vũ lúc này.

Olle dansade för en time sedan.    Olle đã khiêu vũ một giờ trước.

Olle duschar nu.            Olle đang tắm lúc này.

Olle duschade i morse.            Olle đã tắm sáng nay.

Trong từng cặp mệnh đề trên, động từ trong câu thứ nhất chấm dứt bằng r, trong câu thứ hai bằng de. Như vậy, r và de là hai đuôi khác nhau của động từ. Đuôi r cho thấy sự việc đang xảy ra ở thì hiện tại (presens). Còn đuôi de cho thấy sự việc đã xảy ra ở thì quá khứ (Preteritum có sách gọi là imperfekt).

Tiếng Thụy Điển không phân biệt giữa động từ hoàn thành để hoặc chưa hoàn thành thê như một số ngôn ngữ khác. Các ví dụ sau đây, khi dịch sang một số ngôn ngữ khác thì có những điều đặc biệt về cách chia động từ, còn đối với người nói tiếng Việt thì tương đối hiển nhiên:

Peter talar i telefon just nu.         Peter đang nói chuyện bằng điện thoại vào lúc này.

Peter talar ofta i telefon.        Peter thường nói chuyện bằng điện thoại.

Peter talade i telefon klockan 4.     Peter đã nói chuyện bằng điện thoại lúc 4 giờ.

Peter talade i telefon hela dagen i går.    Peter đã nói chuyện điện thoại cả ngày hôm qua.

Ở ví dụ thứ hai, bạn không thể xác định được Peter nói chuyện khi nào: quá khứ, hiện tại hay tương lai, nhưng động từ được dùng ở thì hiện tại.

Bước đầu học tiếng Thụy Điển, bạn thường gặp động từ ở thì hiện tại, như ví dụ sau đây:

Sten cyklar                Sten đi xe đạp (đang đi xe đạp).

Bạn phải làm thế nào nếu muốn hình thành một mệnh đề tương ứng với mệnh đề trên ở thì quá khứ ? Để giải quyết vấn đề, bạn phải chuyển động từ ở thì hiện tại sang thì quá khứ, theo qui tắc đơn giản sau:

Thì quá khứ = bỏ r của dạng hiện tai và đặt thêm de.

Ví dụ :

Cyklar —- cyklar + de —– cyklade

Hãy tập thành lập các dạng quá khứ của động từ trong những mệnh đề sau đây:

Olle pratar.

Olle städar

Olle skrattar.

Giải đáp dĩ nhiên là:

Olle pratade.

Olle städade

Olle skrattade.

Vấn đề là không phải tất cả các động từ đều áp dụng theo qui tắc trên. Qui tắc trên chỉ đúng với các động từ tận cùng bằng ar ở thì hiện tại. Những động từ này gọi là động từ -ar. Ngoài ra còn một số khá nhiều những động từ tận cùng bằng er ở thì hiện tại, gọi là động từ -er. Chúng có dạng hơi khác ở thì quá khứ . Một số động từ trong nhóm này lại có dạng hoàn toàn khác, như trong ví dụ sau cùng dưới đây.

Olle läser.

Olle läste.

Olle skriver.

Olle skrev.

Tất cả các qui tắc dành cho các loại động từ sẽ được trình bày ở chương 9. Trước khi đọc đến chương đó, bạn nên dùng qui tắc thành lập thì quá khứ cho những động từ -ar. Nếu gặp phải một động từ loại khác, bạn nên tạm học thuộc lòng dạng quá khứ của chúng.

Khi tìm một động từ trong từ điển, bạn thường thấy chúng được viết dưới dạng nguyên mẫu (infinitiv). Ví dụ như cykla, prata, läsa là dạng nguyên mẫu của cyklar, pratar, läser. Động từ dạng nguyên mẫu thường tận cùng bằng a. Tiếc rằng dạng nguyên mẫu của động từ không có tác dụng gì cho các bạn mới học tiếng Thụy Điển. Vì thế, trước hết bạn nên học động từ dạng hiện tại.