Category Archives: Ngữ pháp Thụy Điển

Các qui tắc phát âm tiếng Thụy Điển

Cộng đồng Việt xin giới thiệu tới các bạn yêu thích tiếng Thụy Điển 4 quy tắc phát âm tương đối dễ nhớ:

Quy tắc 1
Phát âm tất cả các chữ cái xuất hiện trong từ, để phát âm được như vậy các bạn phải học thuộc lòng bảng chữ cái và cách phát âm phiên âm các chữ cái đó sang tiếng Việt. Ví dụ A = o, B = bia, e = ia…..
Bạn hãy ghi phiên âm tiếng Việt của các chữ cái xuất hiện trong cần phát âm ra. Sau đó ghép vần như tiếng Việt. Thực hành đọc nhiều lần. Tât nhiên những lần đầu tiên sẽ chậm, nhưng sau đó rất dễ cho các bạn có thể đọc được những từ mới mà không cần phải thực hành nhiều.

Ví dụ: Spenat (rau bina) khi viêt phiên âm sẽ là – sờ pia ia nờ o tia = Sờ.pia.no.t. Glas (cái cốc) khi viết phiên âm sẽ là – ghia lờ o es = gờ.lo.sss

Chú ý: quy tắc này không áp dụng cho một số trường hợp từ vay mượn, từ bất quy tắc,…..

Quy tắc 2
Phải phát âm được chữ cái cuối cùng của từ đó. Người Việt khi học ngoại ngữ thường không thể phát âm bật được chữ cái này. Vì tiếng Việt học theo ghép vần, không cần phát âm chữ cuối tận cùng. Và hơn nữa các thầy cô giáo tại Việt Nam thường nhắc đến cụm từ âm gió mà thường không giải thích âm gió là gì. Âm gió chính là phát âm bật được chữ cái cuối cùng cử từ. Do đó khi sang tiếng anh hoặc tiếng Thụy điển thường quên mất chữ cái này. Nếu không phat âm được chữ cái cuối cùng này thì không ai hiểu bạn đang nói gì.

Ví dụ djus = dj. iu. sssss ( hơi kéo dài và nhấn mạnh chữ s hơn 1 chút)

Chú ý: Người Việt khi phát âm tiếng Thụy điển hoặc tiếng Anh có 1 điểm sai khá trầm trọng là thường có chữ S ở cuối từ – dù từ đó không xuất hiện chữ S. Và cũng thường xuyên phát âm chữ S ở bất cứ vị trí nào trong cầu – dù chẳng chữ nào trong câu có chữ S.

Quy tắc 3
Phát âm ngắn (kort vokal) đó là trường hợp trong từ xuất hiện nguyên âm (a,e,i,o,u,y,å,ö,ä)
mà đứng sau nó là 2 phụ âm thường hoặc nhiều phụ âm thì sẽ đọc nhanh nguyên âm đó. Ví dụ: glass = gờ lass.

Phát âm dài (lång vokal) đó là các từ có xuất hiện 1 nguyên âm một phụ âm hoặc không có phụ âm đứng sau. Ví dụ: mat = m. óoo.ttt

Quy tắc 4 – các từ bất quy tắc
Đã là từ bất quy tắc thì buộc các ban phải học, nhưng số lượng không nhiều. Tuy nhiên nếu để ý kỹ các bạn sẽ nhận thấy 1 số mẹo nhỏ:

Các từ xuất hiện Tj, Sj, stj, sk,….đứng đầu câu mà đằng sau chúng là một nguyên âm thì phát âm gần gióng chữ Khờ trong tiếng Việt. Ví dụ: sju = khờ iu

Các từ xuất hiện ION ở cuối câu thường đọc là khun theo tiếng Việt. Ví dụ: station = sờ ta khunnnn. National = Na.khun.nolll

Các từ xuất hiện RG ở trong câu thường đọc gần giống J theo Tiếng Việt. Ví dụ: Berg = bie.r.jjj

Các từ xuất hiện dj, lj thì phát âm gần giống chữ dờ trong tiềng Việt. Ví dụ: djur = dờ.iu rờ….
Cả 4 quy các này các bạn phải vận dụng gần như cùng lúc , có thể trong cùng 1 từ. Vì vậy sẽ rất là khó khăn lúc ban đầu nhưng khi các ban đã quen với các quy tắc này. thì bạn có thể phát âm được rât nhiều từ khó. Chúc các bạn thành công

Các biến dạng của động từ trong tiếng Thụy Điển (P1)

Trong series bài dưới đây sẽ mô tả chi tiết về động từ trong tiếng Thụy Điển được vận dụng như thế nào ? Các biến dạng của nó trong từng hoàn cảnh, quá khứ, hiện tại, tương lai làm sao để người học, người nghe hiểu và sử dụng chính xác trong tiếng Thụy Điển. Cũng như các phần trước, “động từ trong tiếng Thụy Điển” là 1 chủ đề lớn nên CDV cũng sẽ chia thành các phần nhỏ được viết tắt là  (P1,p2,p3….) Mong đọc giả cố gắng theo dõi.

Động từ trong tiếng Thụy Điển là từ dùng để diễn tả hành động làm cái gì, diễn ra cái gì, cách thức hoạt động như thế nào để người nghe biết được con người, sự vật đang làm gì. Tóm lại động từ là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ không chỉ riêng tiếng Thụy Điển mà ở tất cả các thứ tiếng. 

Khác với ngôn ngữ Việt Nam, động từ trong tiếng Việt Nam không có biến dạng dù là diễn tả của người nói về sự vật , hiện tượng diễn ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai thì người nghe vẫn hiểu. Ví dụ :

Anh ta đã chạy về nhà.  ( hành động “chạy” diễn ra trong quá khứ)
Anh ta đang chạy về nhà. (hành động” chạy” diễn ra trong hiện tại)
Anh ta sẽ chạy về nhà. (hành động “chạy” diễn ra trong tương lai)

Động từ trong tiếng Thụy Điển sẽ biến dạng theo từng thì quá khứ, hiện tại, tương lai. Và dựa vào đó người nghe, người đọc sẽ hiểu được người nói , người viết đang muốn diễn tả hành động đó diễn ra trong thời gian nào.

Han går hem. ( anh ta đi về nhà – hành động “går” diễn ra trong hiện tại )
Han gick hem.(anh ta đã đi về nhà -hành động “gick” diễn ra trong quá khứ)
Han ska gå hem.( anh ta sẽ về nhà-hành động”ska gå” diễn ra trong tương lai)

Đây chính là 1 trong những điều rắc rối của tiếng Thụy Điển nên người học tiếng Thụy Điển cần phải học các nguyên tắc biến đổi và các dạng của biến đổi động từ trong tiếng Thụy Điển theo từng thì quá khứ, hiện tại, tương lai.

Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu với các thì sau đây:

9.1.Hiện tại trong quá khứ và tiền quá khứ

Thì hiện tại và quá khứ đã được mô tả ờ phần 2.1. Nếu bạn nào chưa theo dõi thì xem lại qua link dưới đây :

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 2

Còn hai thì khác nữa (không có sự tương ứng trong tiếng Việt như đã phân tích trên) là thì hiện tại trong quá khứ (perfekt) và thì tiền quá khứ (pluskvamperfekt). Sau đây, chúng ta sẽ khảo sát sự hình thành của chúng:

HIỆN TẠI THUỘC QUÁ KHỨ
Peter har badat.
Peter đã tắm rồi
Eva har rest.
Eva đã đi rồi.

Tiền quá khứ
Peter hade badat, när vi kom.
Peter đã tắm khi chúng tôi đến.
Eva hade rest en timme tidigare.
Eva đã đi một giờ trước đây.

Giải thích vì sao có thêm thì hiện tại thuộc quá khứ (trong tiếng Anh gọi là hiện tại hoàn thành) và tiền quá khứ ( tiếng Anh là quá khứ hoàn thành).

Người Anh và người Thụy Điển trong ngôn ngữ của họ, họ muốn diễn tả chính xác 1 hành động diễn ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy cho nên nếu một hành động diễn ra trước 1 hành động cũng diễn ra trong quá khứ thì làm sao nói cho người nghe hiểu hành động nào diễn ra trước hay sau hành động nào ? Vậy cho nên tiếng Thụy Điển có thì tiền quá khứ, tức là thì diễn tả hành động xảy ra trước nữa của 1 hành động đã xảy ra.

Như ví dụ trên : Eva đã đi một giờ trước đây . Có nghĩa rằng người Thụy Điển muốn diễn tả chính xác một trước đây đã trôi qua rồi và Eva đã đi trước giờ đó. Vậy cũng có thể hiểu, người ta sử dụng thì tiền quá khứ khi so sánh hay diễn tả 1 hành động nhưng kèm theo cũng phải có 1 hành động khác cũng xảy ra trong quá khứ.

Tương tự như vậy thì hiện tại thuộc quá khứ hay còn gọi là quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ và vẫn còn diễn ra ở hiện tại hoặc có liên hệ hay ảnh hưởng đến hiện tại.

Ví dụ : Vi har bott i Sverige i 3 år ( chúng tôi đã định cư ở Thụy Điển được 3 năm – diễn tả hành động định cư đã xảy ra trong quá khứ và hiện nay vẫn đang tiếp tục định cư )

Còn nếu chúng ta dùng thì quá khứ trong ngữ cảnh này :

Ví dụ : Vi bodde i Sverige 3 år ( chúng tôi đã định cư ở Thụy Điển 3 năm- người nghe sẽ hiểu là : họ trong quá khứ đã từng ở Thụy Điển 3 năm và hiện nay không còn ở Thụy Điển nữa. Khi dùng thì quá khứ, người nghe sẽ hiểu hành động được diễn tả luôn luôn đã chấm dứt hiện nay.)

Thì hiện tại trong quá khứ được hình thành bằng cách đặt thêm từ har (dạng hiện tại của ha). Từ har này đóng vai trò như một trợ động từ. Động từ chính đứng ở dạng gọi là danh động từ (supinum), như badat, rest.

Chú ý: Trong phần này không dùng khái niệm quá khứ phân từ để tránh sự lầm lẫn giữa supinum và perfekt perticip (xem 9.5 và 9.13)

Thì hiện tại thuộc quá khứ = har + danh động từ

Thì tiền quá khứ cũng được hình thành bằng cách tương tự như trên, nghĩa là thêm động từ hade (quá khứ của ha).

Thì tiền quá khứ = hade + danh động từ

Tóm lại : thì hiện tại trong quá khứ và thì tiền quá khứ của tiếng ThụyĐiển dùng đế mô tả một sự việc nào đó đã xảy ra trước một sự kiện mà bạn đang kể. Thì hiện tại trong quá khứ dùng trong những bài tường thuật có động từ ở thì hiện tại. Còn thì tiền quá khứ dùng trong những bài tường thuật có động từ ở thì quá khứ:

Eva är inte hemma.
Eva không ờ nhà.
Hon har rest till landet.
Cô ta đi về miền quê rồi.
Eva var inte hemma.
Eva đã không ở nhà.
Hon hade rest till landet.
Cô ta đã đi về miền quê.

(hiện tại)

(hiện tại thuộc quá khứ)

(quá khứ)

(tiền quá khứ)

Thì hiện tại trong quá khứ và thì tiền quá khứ trong những ví dụ sau đây được dùng trước hết là để nói về hậu quả của động từ:

Johan är trött.
Han har jobbat hela dagen. Johan var trött.
Han hade jobbat hela dagen. I dag kommer han för sent.
Jag har försovit mig.
I går kom jag försent.Jag hade försovit mig

Johan đang mệt.
Anh ta đã làm việc cả ngày. Johan đã mệt.
Anh ta đã làm việc cả ngày. Hôm nay anh ta đến muộn.
Tôi đã ngủ quên.
Hôm qua tôi đã đến muộn. Tôi đã ngủ quên.

Thì tiền quá khứ được dùng khi động từ mô tả một biến cố đã xảy ra trước một biến cố khác trong quá khứ. Hiển nhiên biến cố sau được diễn tả bằng động từ ở quá khứ:

Peter sa att han hade köpt en ny bil.
När vi kom, hade Maria redan somnat.

Peter nói rằng anh ta đã mua một chiếc xe hơi mới.
Khi chúng tôi đến,Maria đã ngủ thiếp đi rồi.

Vấn đề khó khăn ở đây là làm sao lựa chọn cho đúng giữa thì quá khứ (preteritum)hiện tại trong quá khứ (perfekt), vì cả hai đều mô tả sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Vì thế, chúng tôi sẽ trình bày tỉ mỉ sự khác nhau giữa hai thì này. Kinh nghiệm cho thấy rằng: không được dùng thì hiện tại trong quá khứ nếu có một trạng ngữ chỉ thời gian. Trạng ngữ này xác định rõ thời điểm mà hành động đã xảy ra trong quá khứ. Trong trường hợp này phải dùng thì quá khứ:

Jag kom hem igår.

Tôi đã về nhà hôm qua.

(Viết như thế này là sai : Jag har kommit hem igår.)

Ngược lại, thì hiện tại trong quá khứ có thế dùng được, nếu trạng ngữ chỉ thời gian bao gồm luôn cả hiện tại.

Jan har varit här två gånger i dag.

Jan đã có mặt ở đây hai lần trong ngày hôm nay.

Bảng sau đây cho thấy những trạng từ chỉ thời gian nào có thể được phối hợp với hai thì trên:

QUÁ KHỨ

Vad gjorde du?
för tio minuter sedan
i morse
i gårkväll
i förrgår
i fredags
förra veckan
förra månaden
för några månader sedan
i somras
förra året, i fjol
för tio år sedan
på 1800-talet
häromdagen

Bạn đã làm gì?
trước đây 10 phút
sáng nay
tối hôm qua
hôm kia
thứ sáu vừa qua
tuần trước
tháng trước
vài tháng trước đây
mùa hè vừa qua
năm ngoái
10 năm trước
thế kỷ thứ 19
mới hôm trước

HIỆN TẠI THUỘC QUÁ KHỨ

Vad har du gjort?
nu
i dag
den här veckan
den här månaden
i sommar
på sista tiden
på sistone
i hela ditt liv

bạn đã và đang làm gì
bây giờ
hôm nay
tuần này
tháng này
mùa hè này
mới đây
mới đây, vừa rồi
cả đời bạn

Thì quá khứ dùng để mô tà hành động trong quá khứ ở một thời điểm đã được xác định. Khi thì quá khứ dùng trong những câu chuyện kể, chúng thường có một trạng ngữ chỉ thời gian, xác định câu chuyện ở thời quá khứ. Trạng ngữ này xuất hiện trong mệnh đề đầu tiên và được hiểu ngầm trong các mệnh đề tiếp theo:

I går kom jag hem först kl 7 på kvällen.
Jag åt middag, tittade på teve en stund sedan gick och  lade mig.

Hôm qua mãi đến 7 giờ tối tôi mới về đến nhà.
Tôi đã ăn bữa chiều, đã xem tivi một lát và sau đó đã đi nằm.

Thì hiện tại trong quá khứ mô tả hành động đã xảy ra ở một thời điểm không rõ rệt trong quá khứ và được dùng trong những chuyện kể chứa thì hiện lại. Nó cho biết tiểu sử hoặc nguyên do sự việc đang diễn ra hiện nay, có nghĩa là nó mô tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ và hành động đó còn có tiếp diễn đến hiện tại.

4 cách dùng động từ của thì hiện tại hoàn thành trong tiếng Thụy Điển (P2)

Trong phần trước của chủ đề “Các biến dạng của động từ trong tiếng Thụy Điển”  chúng ta đã học và phân biệt khi nào là thì quá khứ, thì tiền quá khứ (quá khứ tiếp diễn) hay thì hiện tại trong quá khứ (hiện tại tiếp diễn còn gọi là hiện tại hoàn thành). Nếu ai chưa xem thì có thể xem lại theo link dưới đây :

Các biến dạng của động từ trong tiếng Thụy Điển (P1)

Trong phần tiếp theo này CDV sẽ trình bày 4 cách dùng thì hiện tại hoàn thành trong tiếng Thụy Điển:

1.Thì hiện tại trong quá khứ mô tả hành động mà kết quả của nó vẫn còn tồn tại:

Sture har rest till Rom.
Sture đã đi La mã.
Eva har kommit.
Eva đã đẽn.
Teven har gått sönder.
Ti-vi đã hư

Resultat: Sture är i Rom. 
Kết quả: Sture đang ở La mã. Resultat: Eva är här.
Kết quả: Eva đang ở đây. 
Resultat: Teven är trasig. 
Kết quả: Ti-vi đang hư.

Hãy so sánh:
Teven gick sönder, men Per har lagat den nu.
Ti-vi đã hư,nhưng bây giừ Per đã sửa nó rồi.

2.Thì hiện tại trong quá khứ mô tả tình trạng hoặc hành động đã diễn ra từ trước,tạo nên kinh nghiệm hay kiến còn của một người (và dĩ nhiên nó vẫn còn tồn tại):

Sture har varit iRom förut, så han kan guida oss.

Har du läst någon roman av Strindberg?

Sture đã đến La mã trước đây, vì thế anh ta có thể chỉ đường cho chúng ta.
Bạn đã đọc tiếu thuyết nào của Strindberg chưa?

3.Thì hiện tại trong quá khứ dùng để diễn tả hành động đã bắt đầu trong quá khứ và nó vẫn còn tiếp tục:

Jag har botti Sverige i 5 år. 
Vi har väntat i två timmar.

Tôi đã ờ Thụy điển năm năm.
Chúng tôi đã chờ đợi hai tiếng rồi.

4.Thì hiện tại trong quá khứ dùng để nhấn mạnh sự kiện vừa mới xảy ra. Trong trường hợp này thường dùng thêm trạng ngữ chỉ thời gian just ‘vừa mới’:

Per har just fylt 25 år

Per mới vừa đầy 25 tuổi.

Chú ý: Nếu trạng ngữ chỉ thời gian là nyss ‘mới đây’ và för en stund sedan “lúc nãy” thì phải dùng thì quá khứ:
Peter kom nyss (för en stund sedan).
Peter đã vừa mới đến (lúc nãy).

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (P5)

Đây là bài viết cuối trong chủ đề “Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển”  của sách học Ngữ Pháp Thụy Điển. Do không thể post hết nguyên quyển sách trong 1 bài viết nên buộc CDV phải chia nhỏ nội dung cho quí đọc giả dễ theo dõi. Sau đây là nội dung chi tiết:

14. Cách phát âm những phụ âm ghép: rt , rd, rn, rs

Ở miền bắc và miền trung Thụy điển, mẫu tự r ghép với một số phụ âm khác cũng được phát âm bằng một âm.

Mẫu tự ghép rt trong từ borta. Phụ âm ghép rt này được phát âm giống hệt như tr của người Huế hoặc miền trung Việt nam (trong từ «trong trắng»).

Mẫu tự ghép rd đưực phát âm gần giống như đ của tiếng Việt, nhưng lưỡi cong hơn và sát lên trần của khoang miệng, đồng thời âm phát ra mạnh và cứng hơn.

Mẫu tự ghép rn được phát âm gần giống như rừn của tiếng Việt, nhưng chữ ư ưong đó hầu như không nghe thấy.

Mẫu tự ghép rl khó có thế mô tả bằng lời. Đại khái giống như rn trên đây, nhưng nó kết thúc bằng l, chứ không phải bằng n. Mẫu tự ghép rl này ít gặp.

Mẫu tự ghép rs được phát âm cứng như s cùa người Huế hoặc miền trung Việt nam (trong từ «song song»).

Nói chung, đối với những người mới học tiếng Thụy Điển, việc phát âm chính xác những âm ghép nói trên không phải là một việc đáng lo ngại. Vì dù có phát âm chúng bằng những âm rời ra như thường cũng không gây nên một sự hiểu lầm nào. Hơn nữa, một số nơi ở Thụy Điển người ta cũng phát âm như vậy.

Điều quan trọng là bạn nên tập nghe được những âm ghép này khi chúng được phát âm bằng một âm. Nếu không, bạn có thể tưởng là chỉ có mẫu tự d khi người ta phát âm rd bằng một âm. Và cũng tương tự như vậy đối với rn, rl, rs. Đa số người Việt không có khó khăn gì trong việc nhận ra rt, khi nó được phát âm giống tr trong tiếng Việt. Hãy tập nghe sự khác biệt ưong cách phát âm của các từ sau:

fat
bod
ton
mos

fart
bord
torn
mors

Cách phát âm bằng một âm như trên cũng xảy ra khi một từ tận cùng bằng r và sau nó có một từ khác bắt đầu bằng t, d, n, hoặc s. Trong những ví dụ sau đây, dấu cung nhỏ () được dùng để đánh dấu điều này:

rt: Han dricker_te.
rd: Förstår_du ?
rn: Har_ni tid ?
rs: Du kommer för_sent.

15.Song phụ âm

Như chúng ta đã thấy, trường độ cùa nguyên âm không bao giờ được biểu hiện trong văn viết. Nhưng đối với phụ âm lại có thể thấy được hiện tượng này. Qui tắc cơ bản là:

Song phụ âm được phát âm như một phụ âm dài

Trong những ví dụ sau đây, ngoài sự khác biệt của nguyên âm dài và nguyên âm ngắn còn có sự khác biệt của phụ âm dài và phụ âm ngắn:

hat — hạtt

sil–sịll

rys — rỵss

Một đặc điểm cá biệt của tiếng Thụy điển là mẫu tự k không bao giờ viết thành song phụ âm, mà thay thế cho hiện tượng đó người ta viết bằng ck.

ck chứ không viết là kk: lạck     tạck      ọckså  

Cách phát âm những phụ âm dài và ngắn không gây ra vấn đề quan trọng nào cả. Cách phát âm của nguyên âm ngắn và nguyên âm dài mới là vấn đề quan trọng.

Một nguyên âm dài trong tiếng Thụy Điển không thể đứng sát trước một phụ âm dài được. Nó chỉ có thể đứng sát trước một phụ âm ngắn mà thôi.

Mặt khác, một nguyên âm dài bắt buộc phải là một nguyên âm có trọng âm (nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các nguyên âm có trọng âm đều là nguyên âm dài). Như thế, người ta có thể nhìn cách viết của một từ và tính ra được nguyên âm trong đó là nguyên âm dài hay ngắn, miễn là phải biết nguyên âm đó có trọng âm hay không. Những qui tắc sau đây chỉ được áp dụng cho những từ chứa một nguyên âm. (Vì nếu chỉ chứa một nguyên âm thì dĩ nhiên nguyên âm ấy phải có trọng âm, khi từ đó không đứng trong một câu):

Một nguyên âm là nguyên âm dài nếu nó mang trọng âm và
a) không có phụâm theo sau
b)chỉ có một phụ âm đơn theo sau

Cách viết thường


bi

bil

Cách viết để phát âm


bi

bil

Một nguyên âm là nguyên âm ngắn nếu
a)có một song âm theo sau
b)có hai hay nhiều phụ âm theo sau
c)nguyên âm này không mang trọng âm (như nguyên âm thứ hai trong từ bilda)



Bill

bild

bilda



Bịll

bịld

bịlda

Nếu một từ chỉ chứa một nguyên âm, thì bạn có thế từ cách viết tính ngay ra được đó là nguyên âm ngắn hay dài. Vấn đề là nếu một từ chứa hai hay nhiều nguyên âm, thì khó có thể biết được trọng âm nằm ở chổ nào. Vì trọng âm trong tiếng Thụy Điển thường nằm ở nguyên âm đầu tiên, nên bạn có thể đoán như thế và sau đó áp dụng những qui tắc trên. Nếu muốn chắc chắn, bạn phải tìm trong từ điển hoặc hỏi người nào đó về cách phát âm, để biết chính xác vị trí của trọng âm trong một từ. Nếu bạn ghi vào sổ từ riêng của bạn để học thì tốt nhất.

Trong một số trường hợp, bạn có thế tính ra được là trọng âm không nằm ờ nguyên âm đầu, nếu từ đó chứa nhiều nguyên âm. Nếu có song phụ âm thì nguyên âm liền trước nó là nguyên âm ngắn có trọng âm. Hãy so sánh các từ sau đây:

Fọrmel      formẹll    nỵckel    hotẹll

Việc thêm đuôi biến dạng vào một từ thường không làm thay đổi trường độ và trọng âm của nó.

Hãy so sánh các từ sau đây :

Vạls

điệu “van”

vals

dạng sở hữu của val “cá voi”

Svạns

cái đuôi

svans

dạng sở hữu của svan “thiên nga”

16. Song phụ âm mm và nn

Sau đây là những qui tắc dàn riêng cho song phụ âm mm và nn:

Song phụ âm mm chỉ được viết giữa hai nguyên âm.

Nếu không, bạn chi được viết một m, ngay cả trong trường hợp m này là phụ âm dài và đứng trực tiếp sau một nguyên âm ngắn có trọng âm. Nếu một từ tận cùng bằng một nguyên âm có trọng âm + m, thì đôi khi nguyên âm này được phát âm dài và đôi khi lại ngắn:

Giữa hai nguyên âm
kọmma
rụmmet

Ở cuối từ
kọm!
ett rụm

Nhưng:

damen

en dam
sọm
dọm

Chú ý rằng qui tắc này dẫn đến vấn đề là: bạn sẽ thấy sự thay đổi bất ngờ trong cách viết của một số từ ngữ khi chúng biến dạng. Tuy vậy, hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến cách phát âm.
Đối với n , bạn có qui tắc sau :

Song phụ âm nn không được viết ở cuối một số từ rất thông dụng.

Ví dụ

(han) kạn
en mạn
ẹn
hạn , họn, dẹn
mịn, dịn, sịn
sån, nån

Nhưng : kụnna


(nhân xưng đại danh từ)
(đại danh từ sở hữu)
(dạng đàm thoại sådan, någon)

Ngoài những từ trên còn có một vài từ loại này nữa.
Chú ý rằng: Không bao giờ song phụ âm nn đi trước d hoặc t:

känt
känd

nhưng: känna
nhưng: känns

Ngoài hai trường hợp đối với d và t này thì song phụ âm nn tuân theo qui tắc chính.

17.Chữ viết hoa và viết thường

Một câu luôn bắt đầu bằng một chữ viết hoa (xem 1.3):

Olle är gift med Britta. De har två barn.

Olle kết hôn với Britta. Họ có hai đứa con.

Nhưng từ phải viết hoa trong một câu là :

Tên người hoặc tên các vùng địa danh (đất nước, thành phố…) :
Tên người : Birgit, Kalle, Olle, Maria ….
Tên địa danh :  Sverige, Norge, Danmark…

Từ đầu tiên trong nhan đề một bộ phịm, vở kịch, quyển sách:

Filmen som vi såg i går heter Gudarna måste vara tokiga

Phim chúng tôi xem hôm qua tên là Các thần chắc phải khùng điên.

Chú ý : những loại từ sau đây không được viết hoa:

Những từ chỉ dân tộc, cụ thể của một ngôn ngữ, người từ một nước nào đó…. (Hiện tượng này ngược hẳn với tiếng Việt ) Ví du:

Hur många av er kan tala engelska, tyska eller franska ?

Bao nhiêu người trong số các bạn nói được tiếng Anh, Đức hoặc Pháp ?

Tên các ngày trong tuần, tên tháng và tên các mùa :

måndag, tisdag, onsdag…
oktober, november, december…
vår, sommar, höst, vinter

thứ hai, thứ ba, thứ tư…
tháng 10, tháng 11, tháng 12
xuân, hạ, thu, đông.

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (P4)

Có 1 lưu ý nhỏ đối với các đọc giả là các bài viết nhỏ như thế này vẫn nằm trong series lớn của ” Sách học ngữ Pháp Thụy Điển” tuy nhiên để cho mọi người dễ tìm kiếm về chủ để của các bài học nên CDV buộc phải đặt lại tiêu đề cho từng bài viết nhỏ . Khi hoàn thiện xong tất cả các bài viết trong sách Ngữ Pháp Thụy Điển. CDV sẽ tổng hợp và soạn thảo ra mục lục để mọi người dễ theo dõi. Giờ thì chúng ta tiếp tục với phần tiếp theo của chủ đề ” Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển”

10. Các phụ âm còn lại

l
r
m
n
ng

läpp
radio
mamma
nạtt
ängel

Tất cà các phụ âm 1, r, m, n  trên đây đèu được phát giống hệt như tiếng Việt.

11.  Các phụ âm ghép

Trong tiếng Thụy điển có nhiều phụ âm đi phối hợp với nhau, gọi là phụ âm ghép. Hãy tập phát âm những từ sau đây. Chúng chứa các phụ âm ghép ở đầu, ở giữa và cuối từ:

sola
sal
så
Svẹn
spạnsk
hems

skola
skal
stå
Svẹns
spạnskt
hẹms


skval
strå
svẹnsk

hẹmsk




-svẹnskt

hẹmskt

Người Việt có thế gặp khó khăn trong việc phát âm các phụ âm đi liền nhau như trên. Hãy tập phát âm các nhóm phụ âm trên «bằng gió». Tránh đọc skola là xờ-cu-la!

12. Những phụ âm ghép có j và phát âm bằng một âm

Ở 9.2 chúng ta đã thấy các mẫu tự sj và tj được phát như một âm. Còn nhiều mẫu tự ghép nữa cũng được phát âm bằng phương pháp tương tự và chúng đều tận cùng bằng j. Một số những mẫu tự này có phụ âm đầu là phụ âm câm (không được phát âm), cho nên chúng được phát âm như chỉ có j:

Trong một số từ mượn (có nguồn gốc) từ những ngôn ngữ khác, còn có những mẫu tự ghép khác nữa cũng được phát âm như sj hoặc trong một số trường hợp như tj:

Phát âm như sj
sch
sh:
ch:


schạck, schemma
sherry, shọppa
chọck, chef, chaufför, chạns

Phát âm như tj

Phát âm như sj
sch
sh:
ch:


schạck, schemma
sherry, shọppa
chọck, chef, chaufför, chạns

Phát âm như tj


chejck, charter

Còn một số từ mượn khác nữa tận cùng bằng -tion, hoặc -sion. Chúng đều được phát âm giống như thể được viết là -sjon. Ví dụ: station, lektion, diskussion. Trong một số trường hợp lại nghe thấy cả âm t trước ân sj. Ví dụ: nation, motion.
Sau phụ âm r và l, thì g được phát âm như j :

rg —-> rj
lg —-> lj

berg, torg
helg

13.Cách phát âm các mẫu tự g,k và sk trước những nguyên âm mềm

Nguyên âm chia làm hai nhóm: nguyên âm mềnnguyên âm cứng. Nguyên âm mền còn gọi là nguyên âm lưỡi trước (främre vokal). Nguyên âm cứng còn gọi là nguyên âm lưỡi sau (bakre vokal). Chúng có tên như thế là vì khi phát âm phải dùng phần trước hoặc phần sau của lưỡi.

Nguyên âm mềm
i  e   ä   y   ö

Nguyên âm cứng
o    å     a     u

Khi đứng trước những nguyên âm mềm thì những mẫu tự g, k, sk bị mềm hóa. Vì vậy, lúc đó g được phát âm như j, còn k như tj và sk như sj.

Mẫu tự
g
k
sk

Âm
—> j
—>tj
—>sj

Ví dụ
ge, göra
kyla, köra
skinka, skön

Khi đứng trước một nguyên âm cứng, thì những mẫu tự này vẫn được phát âm như thường lệ, nghĩa là không bị mềm hóa.

Chú ý: Hiện tượng phụ âm bị mềm hóa cũng xảy ra trong tiếng Việt. Các nguyên âm mềm trong tiếng Việt gồm có e, ê, iy. Ví dụ trong các từ: cái gì, thầy giáo, giương cung… thì g đọc mềm. Muốn chống lại hiện tượng mềm hóa này trong tiếng Việt thì bạn phải viết thêm chữ h sau g. Ví dụ: ghi chép, nghe ngóng…

Từ vựng Thụy Điển dùng trong ngành nail

Förlängning-nối móng

Förstärkning- đắp gel hoặc bột trên móng thật (làm trên móng thật).

Påfyllning- khi khách quay lại làm thêm gel/ bột.

Manikyr- làm tay nước

Pedikyr- Chân nước

Lacka- sơn

Lacka med gellack- sơn gel

laga enstaka naglar- sửa vài móng
Dekorera- trang trí

stenar/ strass – đá

nagelbitare- cắn móng

Korta naglar- móng ngắn långa- dài

Normal- inte så kort eller långt- không dài không ngắn.
lagom : vừa đủ

Franskmanikyr- Móng có đầu trắng Fade fransk- móng trắng mà mờ dần đi.

Glitter- nhũ

Glittrig – blink blink -lóng lánh

Giới thiệu phần mềm học tiếng Thụy Điển cực hay và dễ học

Hiện nay ngày càng nhiều người đang có nhu cầu di dân sang Thụy Điển theo diện hôn nhân hay lao động cũng như nhiều người mặc dù học tiếng Thụy Điển đã lâu nhưng vẫn chưa thật sự tiến bộ thì hôm nay ad xin giới thiệu đến đọc giả một phần mềm học tiếng Thụy Điển rất hay và dễ học . Đó là phần mềm Rosetta Stone.

Điểm hay của phần mềm này là phương pháp học rất trực quan và rèn luyện đủ các kỹ năng nghe nói đọc viết cho các học giả. Và phần mềm bắt đầu giảng dạy cho tất cả các đối tượng từ chưa biết gì đến nâng cao đều có thể học. Có thể nói nếu ai có đủ kiên trì học hết giáo trình Thụy Điển của phần mềm này sẽ đủ trình độ giao tiếp nghe hiểu căn bản đủ để học nâng cao hoặc làm việc trong các hãng xưởng của Thụy Điển.

Dưới đây là phần video giới thiệu chi tiết về phần mềm :

Các bạn có thể down về học thử tại trang web : http://www.rosettastone.eu/demo .

  1. Đối với những đọc giả nào ko biết cách mua hoặc ko đủ khả năng mua bản mới nhất thì vui lòng liên hệ với chúng tôi trong phần liên hệ

Và đây là đường link để các bạn mua phần mềm :

http://www.rosettastone.eu/learn-swedish#/

Hiện nay đang có chương trình khuyến mãi cho phần mềm này từ 399 euro còn 279 euro.

#hoctiengthuydien #phanmemthuydien #thuydien

 

 

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

8. Cách phát âm của chữ O

Chữ O có thể gây nhiều vấn trong tiếng Thụy Điển. Nếu bạn đọc là u theo tiếng Việt thì tiếng Thụy Điển luôn luôn được viết bằng chữ 0. Nhưng điều phiền phức là: nếu bạn đọc là ô theo tiếng Việt thì không biết phải viểt bẳng tiếng Thụy Điển là 0 hay å. Đặc biệt là âm ô ngắn thường được viết trong tiếng Thụy Điển bằng chữ 0. Vì thế, khi học một từ có chứa âm ô ngắn, bạn phải nhớ kỹ xem nó được viết bằng 0 hay å.
Những từ sau đây được phát âm bằng ô ngắn (giống hệt như ô của tiếng Việt) mặc dù chúng được viết khác nhau:
lọpp mått jọbb

Thực ra âm u ngắn (tiếng Thụy Điển viết bằng chữ o) rất ít khi gặp, nên bạn có thể cho rầng chữ’ o thường đọc là ô (cách tính ra nguyên âm ngắn sẽ trình bày ờ phần 8.16). Ví dụ của âm u ngắn viết bằng chữ o này là: ost ‘phó mát’. Vì những lý do từ có chứa chữ 0. Sau đây là 4 cách đọc khác nhau của chữ o:

Mẫu tự å không gây nhiều phiền phức như trên. Nó luôn luôn được đọc là å (nghĩa là tương tự như ô của tiếng Việt). Hãy so sánh:

9 Phụ âm của tiếng Thụy Điển

Các phụ âm được hình thành nhờ không khí đi qua thanh quản, miệng và hai môi (xcm phần 2). Phụ âm được phân loại theo ba cách như sau:
+ Phân loại theo vị trí cản trở luồng không khí trên đường thoát ra của nó.
+ Phân loại theo cách cản trờ luông không khí.
+ Phân thành loại phụ âm vô âm và phụ âm hữu âm.

9.1 Những phụ âm tắc

Phụ âm tắc là phụ mà khi phát âm nó, luông hơi bị tắc tịt trong một khoảnh khắc. Đó là những phụ âm sau dây:
hữu âm: p   t   k
vô âm: b   d   g
Những phụ âm ở hàng trên và hàng dưới giống nhau từng cặp một nếu xét về vị trí luồng hơi bị ngăn cản. Sự khác nhau ở đây là những phụ âm ở hàng trên là những âm hữu âm và hàng dưới là vô âm (xem phần 2). Hãy tập phát âm từng cặp phụ âm nói trên trong những từ tương tự dưới đây. (Chúng có thể xuát hiện ở những vị trí khác nhau trong các từ):

9.2 Những phụ âm xát

Khi phát âm một phụ âm xát, luồng hơi bị ép qua một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó trên đường thoát ra và gây ra tiếng gió rít hoặc tiếng hơi xì. Sự cọ xát của luồng hơi như thế chính là lý do để gọi các phụ âm này là phụ âm xát. Khe hẹp này tuy nhỏ, nhưng vẫn đủ cho hơi thoát ra đều. Những phụ âm này gồm có:
hữu âm : f    s     sj    tj
vô âm :    v

f và v được phát âm bằng cách để sát hàm răng trên vào môi dưới. Sự tiếp xúc này chỉ sát đến mức mà luồng hơi vẫn có thể thoát ra liên tục và nhờ đó tạo ra tiếng xì hơi. Sự khác biệt của chúng là : âm f là vô âm và âm v là hữu âm.

J có thể là phát âm bằng cách : bạn phát âm chữ i và cứ kéo dài chữ i này, đồng thời đưa cao phần giữa của mặt lưỡi (không phải đầu lưỡi) sát lên trần khoang miệng cho đến lúc phát ra tiếng xì hơi. Chữ j này phát âm gần như âm “di ” trong tiếng Việt . Chỉ khác là “di” của tiếng Việt dùng đầu lưỡi sát vào răng, còn j của Thụy Điển dùng phần giữa của bề mặt của lưỡi sát lên trần trên của khoang miệng. Chú ý : j của tiếng Thụy Điển không đọc cứng như “gi” của tiếng Việt. Ví dụ :

ja        jcka

S – sj- tj : Mẫu tự ghép sj và tj này được phát am bằng một âm. Quan trọng là bạn phải tập nghe sự khác biệt và biết cách phát âm của ba âm này. Chúng tôi có thể mô tả cách phát âm một cách gần đúng như sau (dĩ nhiên cách tốt nhất là nghe người biết phát âm đúng làm mẫu) : s phát âm giống hệt như chữ x của tiếng Việt (chữ không phải như chữ s của tiếng Việt).

Sj được phát âm gần giống âm s của người Huế hoặc người miền Trung Việt Nam (ví dụ trong từ sung sướng) chỉ khác là khi phát âm sj thì môi dưới chụm tròn hơn như để phát âm chữ u. 

Còn tj được phát âm mềm hơn một chút so với chữ s của người Huế hoặc người miền trung Việt Nam. Cách phát âm thứ hai lkaf cả âm sj và tj trong hầu hết các trườn hợp đều phát âm giống hệt nhu âm kh của tiếng Việt (ví dụ trong từ “khoan khoái” ). Ở nhiều vùng Thụy Điển người ta phát âm như thế. Đối với người Việt thì cách phát âm này có lẽ dễ nhất. Tuy vậy, bạn cần tập nghe để có thể hiểu được khi người ta phát âm theo kiểu thứ nhất. Bạn có thể nghe được sự khác biệt theo cách phát âm thứ nhất trong những từ sau đây:

Sal – sjal
sojck – tjọcka
chọck – tjọck

säl – själ
sur -tjur
sju – tjugo

Chú ý: ch trong từ trên phát âm như tj.

Cả ba âm trên là những phụ âm xát vô âm. Bạn cũng có thể tập phát âm tj bằng cách phát ra âm j và cứ để nguyên môi lưỡi như thế mà phát ra một âm vô âm, nghĩa là cho hơi xì ra khỏi khoang miệng mà không có sự rung động của thanh quản. Hãy so sánh:
jạcka – tjạcka
H được phat âm hoàn toàn giống như h của tiếng Việt . Ví dụ :
ha     här         hẹmma

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)

5. Nguyên âm dài của tiếng Thụy Điển

Một số nguyên âm dài cúa tiếng Thụy Điển là những nguyên âm như trong các ví dụ sau:

Ghi chú : Để nghe được cách phát âm hãy copy những ví dụ phía dưới và dán vào trang Google translate theo đường dẫn sau để nghe cách phát âm : https://translate.google.com/?hl=vi

i được phát âm giống như chữ i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo hơi rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

ä được phát âm gần giống như chữ é của tiếng Việt, nhưng kéo dài và trầm hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

å dược phát âm gần giống như chữ ô của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
0 được phát âm giống như chữ u của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
a được phát âm giống hệt như chữ o của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.

Nguyên âm a dài làm người ta liên tường đến nguyên âm å dài. Hãy tập nghe sự khác biệt của chúng:

aå bar – bår tala – tåla var – vår

e khi là một nguyên dài thì nó được phát âm gần giống như giữa chữ i và e của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới. Ví dụ:

e se leva
Hãy tập phân biệt các âm i, e và ä:

i – e – ä

vit – vet        hel – häl
ris – res         veta – väta

y được phát âm gần giống như giữa chữ ư và i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ i, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ’ u và loe môi ra ngoài.

Ö được phát âm gần giống như chữ ơ của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bâng cách: phát âm kéo dài giữa chữ é và ơ, đồng làm ưòn đôi môi như để phát âm chữ u và hơi loe môi ra ngoài. Ví dụ:

l ny hãy so với ni
lysa hãy so với Lisa

ö

öl hãy so với el
öva hãy so với Eva

U là âm khó đọc nhẵt trong tiếng Thụy Điển. Nó được phát âm gần giống như giữa chữ u và y của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ y, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ u. Ví dụ:

u

nu du

Nguyên âm u làm người ta liên tường đốn nguyên âm o và y nhưng vãn có sự khác biệt rõ rệt. Hãy tập phát âm các từ sau:

0 – u – y

ros – rus -rys

mor – mus – mys

Chú ý: Những nguyên âm dài i, y, u và o đứng sau cùng dễ làm người ta nghe lầm là từ ngữ tận cùng bâng một phụ âm:

bị – bỵ – bu – bo

(Hãy lắng nghe sự khác biệt của từ bo và bov!)
Hãy nghe người Thụy Điển nói giọng Stockholm hoặc giọng miền trung Thụy Điển hướng dẫn khi tập phát âm những chữ này. Dĩ nhiên người từ các vùng khác nói cũng đúng tiếng Thụy Điển, nhưng bằng giọng địa phương, không giống những giải thích trên.

6. Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Những chữ viết nghiêng trong chương này là những chữ tiếng Việt !Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Như đã nói nhiều lần trước đây, sự khác biệt giữa nguyên âm ngắn và nguyên âm dài rất quan trọng.

ụ Sự khác biệt lớn nhất là giữa âm u dài (li) và u ngắn (ụ). Cách phát âm của u dài đã được giải thích như trên, còn âm u ngắn đọc giống hệt như chữ u của tiếng Việt. Hãy cố gắng nghe sự khác biệt này và lặp lại khi người Thụy Điển phát âm những âm sau đây:

bus            –    bụss

hus            –    hụnd

rusa           –    rụsta

sluta – slụtta

ẹ = ặ Ở đa số các vùng Thụy Điển, bạn không thế nghe được sự khác nhau giữa nguyên âm e và ä khi chúng đèu là những nguyên âm ngắn. Ví dụ:

mẹst          –    häst

Có một số từ dược phát âm giống hệt như nhau mặc dù chúng được viết hoàn toàn khác nhau. Ví dụ:

sẹtt            –    sạtt

Ngoài những nguyên âm trên, các nguyên âm khác không có hiện tượng biến âm đáng kể, mặc dù chúng có một sự khác biệt nhất định trong cách phát âm ngắn và dài:

7. Cách phát âm của Ö và ä trước r

Hai nguyên âm Ö và ä có cách phát âm đặc biệt khi chúng đứng trước r. Trong trường hợp này, chúng được đánh dấu bằng một chữ r nhỏ nhô cao bên cạnh: ör, är. Âm ör được phát âm như chữ ơ của tiếng Việt, còn âm är như giữa chữ a và e của tiếng Việt. Bạn có thể thừ tập nghe sự khác biệt của chúng so với âm Ö và ä bình thường (như đã mô tả ở phần.5) trong các ví dụ sau đây:

Trước hết, nên tập nhận ra được âm Ö và ä này khi người Thụy Điển phát âm. Nếu không, bạn cứ việc phát âm như những chữ Ö và ä bình thường (như đã mô tả ờ phần 5 và 6) hoặc như cách phát âm bình thường của bạn, vì một số nơi ờ Thụy Điển người ta cũng phát âm như thế.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p1)

Đây là Phần 8 của loạt bài viết ” Sách học ngữ pháp Thụy Điển ” .

Chương này được viết với tham vọng giải thích một phần cho các bạn mới học tiếng Thụy Điển. Việc dùng từ ngữ đế mô tả cách phát âm quả là một vấn đề không dễ. Nếu khi đọc bắt đầu thấy lộn xộn, bạn nên tạm bỏ qua, để rồi kiếm tra lại khi bạn đã học được một phần cách phát âm trực tiếp từ người Thụy Điển.

Tiếng Thụy Điển có các mẫu tự (chữ cái) như trong bảng dưới đây. Để tránh sự lầm lẫn khi giải thích cách phát âm trong chương này, chúng tôi sẽ viết các mẫu tự tiếng Việt bằng chữ nghiêng. Các chữ in nhỏ trong cột bên phải của bảng dưới đây phải được phát âm rất nhẹ và lướt sang chữ lớn tiếp theo (ví dụ: biò). Nếu chữ nhỏ ấy lại ở sau cùng thì phát âm nhẹ lướt, hầu như chỉ để môi, miệng và lưỡi cho đúng chỗ của chữ ấy rồi cho âm «chết ngay» khi mới phát ra (ví dụ: ưi). Cách phát âm của các mẫu tự sẽ được mô tả kỹ hơn trong chương này.

Cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Thụy Điển

Ghi chú : Cách phát âm này không đúng lắm. Hãy xem cách đọc ờ phần tiếp theo!

1. Nguyên âm và phụ âm

Trong các ngôn ngữ, các âm đều chia ra làm hai nhóm lớn: nguyên âm (vokal) và phụ âm (konsonant). Tiếng Thụy Điển có 9 nguyên âm và 18 phụ âm:

Nguyên âm: i e ä y ö o å a u
Phụ âm: p t k b d g s sj t j h f v j l r m n ng

Có nhiều âm không có mẫu tự riêng, vì vậy chúng phải viết bằng những mẫu tự ghép, chẳng hạn như: sj, tj và ng. (Việc các âm này được hình thành như thế nào sẽ trình bày sau.)

Cách phát âm cũng khác nhau tùy theo địa phương, giống hệt như tiếng của các miền Việt nam. Trong chương này, chúng tôi trình bày theo cách phát âm của Stockholm và miền trung Thụy Điển.

2. Sự tạo nên các âm, Hữu âm và vô âm

Để hiểu sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm, bạn phải biết các âm được tạo nên như nào. Các âm được tạo nên khi không khí từ phổi đi qua yết hầu, cuống họng và miệng. Ở yết hầu, không khí phải qua một khe hẹp, chính mép khe hẹp này làm phát ra âm. Phần yết hầu chứa khe hẹp này gọi là thanh quản. Nếu hai mép khe hẹp này được đưa sát vào nhau, chúng sẽ bị rung động khi không khí từ phổi đi qua. Như vậy, một âm hữu âm (âm vang) được phát ra. Bạn có thể thử phát ra âm dài aaaa. Nếu đồng thời ấn ngón tay lên thanh quản, bạn có thể cảm thấy sự rung động của âm này. Ngược với âm hữu âm là âm vô âm (âm không vang). Âm vô âm được phát ra không có sự rung động của thanh quản.

Tất cả các nguyên âm đều là âm hữu âm.

Còn phụ âm được chia làm phụ âm hữu âm và phụ âm vô âm. Bạn có thể kiểm tra sự khác nhau đó bằng cách nói kéo dài vvvv hoặc ssss. Nếu đặt tay lên thanh quản, bạn sẽ thấy rằng V là âm hữu âm, còn s là âm vô âm. Sự khác biệt cơ bản giữa nguyên âm và phụ âm là không khí có thể thoát ra tự do qua cuống họng và miệng khi nguyên âm được hình thành. Còn khi tạo nên một phụ âm, thì có sự bóp nghẹt hoặc đóng kín ờ chỗ nào đó. Rõ rệt nhất là sự «cản trỞ» do môi tạo nên. Ví dụ khi phát âm từ pappa, nếu để ý bạn sẽ thấy rằng: môi bạn sẽ khép lại trong chốc lát khi bạn phát ra âm p và mở ra khi bạn phát ra âm a. Hãy nhìn vào gương mà phát âm, bạn sẽ rõ.

Chú ý: Mẫu tự còn gọị là chữ cái.

Âm là tiếng phát ra khi bạn đọc một mẫu tự. Ví dụ mẫu tự a có thể có âm 0 và mãu tự O có thể có âm ô.

3. Trọng âm và trường độ

Những từ sau đây được phát âm khác nhau, mặc dù chúng có cùng một âm:

formel hình thức formell có hình thức (tính từ)
banan quả chuỗi banan tuyẽn, đường (dạng xác định)

Sự khác nhau ở đây là các phần của từ ngữ được phát âm mạnh nhẹ khác nhau. Phần được phát âm mạnh có dấu trọng âm. Trọng âm này không bao giờ được ghi trong văn viết, mặc dù ưong nhiều trường hợp rất khó biết nó nằm ờ chỗ nào. Vì vậy, ở một số chương trong sách này, chúng tôi cố ý đặt trọng âm bằng cách: đặt dấu trừ (-) hoặc dấu chấm (.) dưới các nguyên âm:

formel formell

Thông thường nhất trong tiếng Thụy Điển là nguyên âm đầu tiên trong một từ được mang trọng âm. Tuy vậy cũng có rất nhiều ngoại lệ không thể áp dụng qui tẳc này được.

Một nguyên nhân nữa làm từ ngữ cần phải được đánh dấu trọng âm là:

+ Nguyên âm mang trọng âm có thể là nguyên âm dài hoặc nguyên âm ngắn.
+ Nguyên âm không mang trọng âm bao giờ cũng là nguyên ngăn.

Như vậy, dưới nguyên âm dài sẽ được đánh dấu trừ (-) và dưới nguyên âm ngắn sẽ được đánh dấu chấm (.). Còn dưới nguyên âm không mang trọng âm thì dĩ nhiên người ta không đặt thêm một dấu hiệu nào cả và chúng luôn luôn là những nguyên âm ngắn. Chú ý rằng các trọng âm không ghi trong văn viết. Ví
dụ:

4. Thanh bằng và thanh trắc

Tiếng Thụy Điển có hai thanh: thanh bằng (akut accent) và thanh trắc (grav accent). Thanh bằng của tiếng Thụy Điển phát âm gần giống dấu huyền của tiếng Việt, nhưng âm điểm xuất phát cao hơn và kéo dài nhanh xuống. Còn thanh trắc của Thụy Điển được phát âm gần giống dấu sắc của tiếng Việt. Ví dụ:

Trong từng cặp ví dụ trên, trọng âm được đặt ở cùng một nguyên âm, nhưng chúng được phát âm bằng những «âm điệu» khác nhau. Làm sao nhận biết được sự khác biệt của chúng? Đây có thể là một điều khó khăn cho nhũng người ngoại quốc học tiếng Thụy Điển. Để sự phát âm được hoàn hảo, bạn cần phải phân biệt được các âm tiết. Nếu không, có thể gây ra sự ngộ nhận. Bạn nên bắt đâu học từng từ một, đến một trình độ khá, bạn sẽ thấy điều này dễ dàng hơn.
Các từ ghép (sammansatta ord) được hình thành bằng cách ghép hai (hay nhiều) từ thành một và chúng thường có thanh bằng:

polis + man —> polisman người cảnh sát
bam + vakt —> barnvakt sự trông trẻ, sự giữ trẻ

Chú ý rằng trong tiếng Việt:

Những từ có thanh bằng là những từ có dấu huyền và không dấu. Những từ có thanh trắc là những từ có dấu sắc, nặng, hỏi và ngã.
Âm điệu là những âm cao thấp khác nhau.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)