Tag Archives: tiếng Thụy Điển

Từ vựng Thụy Điển dùng trong ngành nail

Förlängning-nối móng

Förstärkning- đắp gel hoặc bột trên móng thật (làm trên móng thật).

Påfyllning- khi khách quay lại làm thêm gel/ bột.

Manikyr- làm tay nước

Pedikyr- Chân nước

Lacka- sơn

Lacka med gellack- sơn gel

laga enstaka naglar- sửa vài móng
Dekorera- trang trí

stenar/ strass – đá

nagelbitare- cắn móng

Korta naglar- móng ngắn långa- dài

Normal- inte så kort eller långt- không dài không ngắn.
lagom : vừa đủ

Franskmanikyr- Móng có đầu trắng Fade fransk- móng trắng mà mờ dần đi.

Glitter- nhũ

Glittrig – blink blink -lóng lánh

Những câu nói tiếng Thụy Điển hay dùng trong ngành nail

Thường trong khi làm nên quan tâm khách thì hỏi!

1. Hur känns det? är det bra? Bạn thấy sao? có được không?. (tỏ ra quan tâm, thường khách rất thích).

2. Gör det ont? bạn thấy đau à?

3.Är du rädd för filen? bạn sợ dũa không- tâm lý khách hay sợ dũa..

4.Kan du slappna av ?- bạn có thể thà lỏng không?

5. Vill du boka tid? bạn muốn đặt giờ không?  vill du avboka tiden? bạn muốn bỏ giờ à?

6. Vill du boka om tiden? bạn muốn đạt lại giờ ko?

7. Har du bokat tiden? bạn đã có đặt giờ chưa?

8. Kan du vara snäll och väntar lite, vi är lite sena: bạn có thể chờ một chút không chúng tôi hơi muộn.

9. Vill du välja färg- bạn muốn trọn mầu không? vilken färg vill du har? bạn muốn trọn mổu gì?

10 .Är du nöjd- bạn có hài lòng không?

11. Om du är inte nöjd, jag kan hjälpa dig kostnadsfritt- nếu bạn không hài lòng tôi sẽ giúp bạn miễn phí.

12. Men just nu vi hinner inte hjälpa dig, men om du kommer imorgon då kan vi hjälpa dig.-nhưng hiện tại tụi tôi không kịp, nhưng nếu ngày mai bạn quay lại tui tôi có thể giúp bạn.

13. Vi har tyvärr inga tider just nu: đáng tiếc chưng tôi hiện tại không co giờ.

14.Vi är fullbokat idag: hôm nay tụi tôi không có giờ trống.

15. Tack och välkommen tillbaka! Cám ơn và chào mừng quay lại!!

Tai nghe không dây có khả năng dịch tiếng Thụy Điển sang tiếng Việt và 40 thứ tiếng khác nhau

Pixel Buds có khả năng dịch trực tiếp hơn 40 ngôn ngữ.

 Cùng với việc loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm trên bộ đôi Pixel 2 và Pixel 2 XL, Google đã ra mắt chiếc tai nghe không dây mới mang tên Pixel Buds. Đây là chiếc tai nghe không dây đầu tiên của Google, tuy nhiên nó không giống với AirPods của Apple bởi vẫn có dây nối giữa hai bên tai nghe.

Google Pixel Buds có thể kết nối với Pixel 2 bằng Bluetooth, và cũng có thể kết nối với nhiều loại thiết bị khác. Các nút điều khiển của Pixel Buds được tích hợp trên tai nghe bên phải. Bạn có thể kích hoạt Google Assistant bằng cách bấm vào nút điều khiển này, và trợ lý ảo sẽ đọc các thông báo và tin nhắn hiện có cho bạn thông qua chiếc tai nghe.

Tuy nhiên đó không phải là những tính năng hấp dẫn nhất của Pixel Buds, mà tính năng hấp dẫn nhất của chiếc tai nghe này là tích hợp Google Translate và có thể dịch theo thời gian thực. Giống như một món bảo bối thần kỳ, Pixel Buds có thể dịch ngôn ngữ mà người đối diện đang nói sang ngôn ngữ mà bạn lựa chọn.

Trên sân khấu của sự kiện ra mắt tối qua, Google đã trình diễn tính năng dịch theo thời gian thực của Pixel Buds một cách vô cùng ấn tượng. Có một người nói tiếng Anh và một người nói tiếng Thụy Điển, cả hai cùng đeo tai nghe Pixel Buds và nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ của họ.

Google Translate trong chiếc tai nghe Pixel Buds đã giúp cả hai người có thể hiểu được ngôn ngữ của người đối diện, hoàn toàn không có thời gian trễ. Nhờ đó mà cuộc hội thoại diễn ra vô cùng suôn sẻ mà không cần tới một phiên dịch viên.

Google cho biết chiếc tai nghe không dây này có thể dịch được hơn 40 ngôn ngữ khác nhau. Đây là tính năng độc đáo mà bạn sẽ thấy rất hữu ích khi đi du lịch nước ngoài. Và cũng chỉ có Google mới đủ khả năng để tích hợp công cụ dịch thuật theo thời gian thực ấn tượng này vào một chiếc tai nghe không dây.

Pixel Buds có thời gian sử dụng pin lên đến 5 tiếng và đi kèm với chiếc case sạc lưu trữ 24 giờ sử dụng pin. Chiếc tai nghe không dây của Google có thể đặt hàng trước ngay hôm nay, với giá bán 159 USD.

Tham khảo: arstechnica

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

8. Cách phát âm của chữ O

Chữ O có thể gây nhiều vấn trong tiếng Thụy Điển. Nếu bạn đọc là u theo tiếng Việt thì tiếng Thụy Điển luôn luôn được viết bằng chữ 0. Nhưng điều phiền phức là: nếu bạn đọc là ô theo tiếng Việt thì không biết phải viểt bẳng tiếng Thụy Điển là 0 hay å. Đặc biệt là âm ô ngắn thường được viết trong tiếng Thụy Điển bằng chữ 0. Vì thế, khi học một từ có chứa âm ô ngắn, bạn phải nhớ kỹ xem nó được viết bằng 0 hay å.
Những từ sau đây được phát âm bằng ô ngắn (giống hệt như ô của tiếng Việt) mặc dù chúng được viết khác nhau:
lọpp mått jọbb

Thực ra âm u ngắn (tiếng Thụy Điển viết bằng chữ o) rất ít khi gặp, nên bạn có thể cho rầng chữ’ o thường đọc là ô (cách tính ra nguyên âm ngắn sẽ trình bày ờ phần 8.16). Ví dụ của âm u ngắn viết bằng chữ o này là: ost ‘phó mát’. Vì những lý do từ có chứa chữ 0. Sau đây là 4 cách đọc khác nhau của chữ o:

Mẫu tự å không gây nhiều phiền phức như trên. Nó luôn luôn được đọc là å (nghĩa là tương tự như ô của tiếng Việt). Hãy so sánh:

9 Phụ âm của tiếng Thụy Điển

Các phụ âm được hình thành nhờ không khí đi qua thanh quản, miệng và hai môi (xcm phần 2). Phụ âm được phân loại theo ba cách như sau:
+ Phân loại theo vị trí cản trở luồng không khí trên đường thoát ra của nó.
+ Phân loại theo cách cản trờ luông không khí.
+ Phân thành loại phụ âm vô âm và phụ âm hữu âm.

9.1 Những phụ âm tắc

Phụ âm tắc là phụ mà khi phát âm nó, luông hơi bị tắc tịt trong một khoảnh khắc. Đó là những phụ âm sau dây:
hữu âm: p   t   k
vô âm: b   d   g
Những phụ âm ở hàng trên và hàng dưới giống nhau từng cặp một nếu xét về vị trí luồng hơi bị ngăn cản. Sự khác nhau ở đây là những phụ âm ở hàng trên là những âm hữu âm và hàng dưới là vô âm (xem phần 2). Hãy tập phát âm từng cặp phụ âm nói trên trong những từ tương tự dưới đây. (Chúng có thể xuát hiện ở những vị trí khác nhau trong các từ):

9.2 Những phụ âm xát

Khi phát âm một phụ âm xát, luồng hơi bị ép qua một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó trên đường thoát ra và gây ra tiếng gió rít hoặc tiếng hơi xì. Sự cọ xát của luồng hơi như thế chính là lý do để gọi các phụ âm này là phụ âm xát. Khe hẹp này tuy nhỏ, nhưng vẫn đủ cho hơi thoát ra đều. Những phụ âm này gồm có:
hữu âm : f    s     sj    tj
vô âm :    v

f và v được phát âm bằng cách để sát hàm răng trên vào môi dưới. Sự tiếp xúc này chỉ sát đến mức mà luồng hơi vẫn có thể thoát ra liên tục và nhờ đó tạo ra tiếng xì hơi. Sự khác biệt của chúng là : âm f là vô âm và âm v là hữu âm.

J có thể là phát âm bằng cách : bạn phát âm chữ i và cứ kéo dài chữ i này, đồng thời đưa cao phần giữa của mặt lưỡi (không phải đầu lưỡi) sát lên trần khoang miệng cho đến lúc phát ra tiếng xì hơi. Chữ j này phát âm gần như âm “di ” trong tiếng Việt . Chỉ khác là “di” của tiếng Việt dùng đầu lưỡi sát vào răng, còn j của Thụy Điển dùng phần giữa của bề mặt của lưỡi sát lên trần trên của khoang miệng. Chú ý : j của tiếng Thụy Điển không đọc cứng như “gi” của tiếng Việt. Ví dụ :

ja        jcka

S – sj- tj : Mẫu tự ghép sj và tj này được phát am bằng một âm. Quan trọng là bạn phải tập nghe sự khác biệt và biết cách phát âm của ba âm này. Chúng tôi có thể mô tả cách phát âm một cách gần đúng như sau (dĩ nhiên cách tốt nhất là nghe người biết phát âm đúng làm mẫu) : s phát âm giống hệt như chữ x của tiếng Việt (chữ không phải như chữ s của tiếng Việt).

Sj được phát âm gần giống âm s của người Huế hoặc người miền Trung Việt Nam (ví dụ trong từ sung sướng) chỉ khác là khi phát âm sj thì môi dưới chụm tròn hơn như để phát âm chữ u. 

Còn tj được phát âm mềm hơn một chút so với chữ s của người Huế hoặc người miền trung Việt Nam. Cách phát âm thứ hai lkaf cả âm sj và tj trong hầu hết các trườn hợp đều phát âm giống hệt nhu âm kh của tiếng Việt (ví dụ trong từ “khoan khoái” ). Ở nhiều vùng Thụy Điển người ta phát âm như thế. Đối với người Việt thì cách phát âm này có lẽ dễ nhất. Tuy vậy, bạn cần tập nghe để có thể hiểu được khi người ta phát âm theo kiểu thứ nhất. Bạn có thể nghe được sự khác biệt theo cách phát âm thứ nhất trong những từ sau đây:

Sal – sjal
sojck – tjọcka
chọck – tjọck

säl – själ
sur -tjur
sju – tjugo

Chú ý: ch trong từ trên phát âm như tj.

Cả ba âm trên là những phụ âm xát vô âm. Bạn cũng có thể tập phát âm tj bằng cách phát ra âm j và cứ để nguyên môi lưỡi như thế mà phát ra một âm vô âm, nghĩa là cho hơi xì ra khỏi khoang miệng mà không có sự rung động của thanh quản. Hãy so sánh:
jạcka – tjạcka
H được phat âm hoàn toàn giống như h của tiếng Việt . Ví dụ :
ha     här         hẹmma

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p2)

5. Nguyên âm dài của tiếng Thụy Điển

Một số nguyên âm dài cúa tiếng Thụy Điển là những nguyên âm như trong các ví dụ sau:

Ghi chú : Để nghe được cách phát âm hãy copy những ví dụ phía dưới và dán vào trang Google translate theo đường dẫn sau để nghe cách phát âm : https://translate.google.com/?hl=vi

i được phát âm giống như chữ i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo hơi rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

ä được phát âm gần giống như chữ é của tiếng Việt, nhưng kéo dài và trầm hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới.

å dược phát âm gần giống như chữ ô của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
0 được phát âm giống như chữ u của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.
a được phát âm giống hệt như chữ o của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn.

Nguyên âm a dài làm người ta liên tường đến nguyên âm å dài. Hãy tập nghe sự khác biệt của chúng:

aå bar – bår tala – tåla var – vår

e khi là một nguyên dài thì nó được phát âm gần giống như giữa chữ i và e của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Khi phát âm, hai mép phải kéo rộng về phía hai mang tai, như cười nhe hàm răng dưới. Ví dụ:

e se leva
Hãy tập phân biệt các âm i, e và ä:

i – e – ä

vit – vet        hel – häl
ris – res         veta – väta

y được phát âm gần giống như giữa chữ ư và i của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ i, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ’ u và loe môi ra ngoài.

Ö được phát âm gần giống như chữ ơ của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bâng cách: phát âm kéo dài giữa chữ é và ơ, đồng làm ưòn đôi môi như để phát âm chữ u và hơi loe môi ra ngoài. Ví dụ:

l ny hãy so với ni
lysa hãy so với Lisa

ö

öl hãy so với el
öva hãy so với Eva

U là âm khó đọc nhẵt trong tiếng Thụy Điển. Nó được phát âm gần giống như giữa chữ u và y của tiếng Việt, nhưng kéo dài hơn. Bạn có thể tập phát âm bằng cách: phát âm kéo dài chữ y, đồng thời làm tròn đôi môi như để phát âm chữ u. Ví dụ:

u

nu du

Nguyên âm u làm người ta liên tường đốn nguyên âm o và y nhưng vãn có sự khác biệt rõ rệt. Hãy tập phát âm các từ sau:

0 – u – y

ros – rus -rys

mor – mus – mys

Chú ý: Những nguyên âm dài i, y, u và o đứng sau cùng dễ làm người ta nghe lầm là từ ngữ tận cùng bâng một phụ âm:

bị – bỵ – bu – bo

(Hãy lắng nghe sự khác biệt của từ bo và bov!)
Hãy nghe người Thụy Điển nói giọng Stockholm hoặc giọng miền trung Thụy Điển hướng dẫn khi tập phát âm những chữ này. Dĩ nhiên người từ các vùng khác nói cũng đúng tiếng Thụy Điển, nhưng bằng giọng địa phương, không giống những giải thích trên.

6. Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Những chữ viết nghiêng trong chương này là những chữ tiếng Việt !Nguyên âm ngắn của tiếng Thụy Điển

Như đã nói nhiều lần trước đây, sự khác biệt giữa nguyên âm ngắn và nguyên âm dài rất quan trọng.

ụ Sự khác biệt lớn nhất là giữa âm u dài (li) và u ngắn (ụ). Cách phát âm của u dài đã được giải thích như trên, còn âm u ngắn đọc giống hệt như chữ u của tiếng Việt. Hãy cố gắng nghe sự khác biệt này và lặp lại khi người Thụy Điển phát âm những âm sau đây:

bus            –    bụss

hus            –    hụnd

rusa           –    rụsta

sluta – slụtta

ẹ = ặ Ở đa số các vùng Thụy Điển, bạn không thế nghe được sự khác nhau giữa nguyên âm e và ä khi chúng đèu là những nguyên âm ngắn. Ví dụ:

mẹst          –    häst

Có một số từ dược phát âm giống hệt như nhau mặc dù chúng được viết hoàn toàn khác nhau. Ví dụ:

sẹtt            –    sạtt

Ngoài những nguyên âm trên, các nguyên âm khác không có hiện tượng biến âm đáng kể, mặc dù chúng có một sự khác biệt nhất định trong cách phát âm ngắn và dài:

7. Cách phát âm của Ö và ä trước r

Hai nguyên âm Ö và ä có cách phát âm đặc biệt khi chúng đứng trước r. Trong trường hợp này, chúng được đánh dấu bằng một chữ r nhỏ nhô cao bên cạnh: ör, är. Âm ör được phát âm như chữ ơ của tiếng Việt, còn âm är như giữa chữ a và e của tiếng Việt. Bạn có thể thừ tập nghe sự khác biệt của chúng so với âm Ö và ä bình thường (như đã mô tả ở phần.5) trong các ví dụ sau đây:

Trước hết, nên tập nhận ra được âm Ö và ä này khi người Thụy Điển phát âm. Nếu không, bạn cứ việc phát âm như những chữ Ö và ä bình thường (như đã mô tả ờ phần 5 và 6) hoặc như cách phát âm bình thường của bạn, vì một số nơi ờ Thụy Điển người ta cũng phát âm như thế.

Xem tiếp : Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (p3)

Những điều cần chuẩn bị để định cư Thụy Điển – phần 1

1. Lời nói đầu và những điều cần biết về ngôn ngữ , tiếng Thụy Điển

Thân chào quí đọc giả, với mục tiêu giúp cho những người chuẩn bị định cư Thụy Điển có những hành trang tốt nhất để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở Thụy Điển cũng như mong muốn Cộng Đồng người Việt ở Thụy Điển ngày càng lớn mạnh. Congdongviet.se xin mạn phép chia sẻ những thông tin liên quan đến nội dung như tiêu đề của bài viết này đến những ai có dự định có nhu cầu định cư ở Thụy Điển hay chuẩn bị định cư ở đây.

Vì đây là một chủ đề rất lớn cũng như những thông tin dưới đây cũng chỉ mang tính chất cá nhân của những người đã đi trước nên sẽ có những sai sót cũng như trong tương lai có thể không còn chính xác theo sự thay đổi của xã hội Thụy Điển nên rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý nhiều hơn từ những đọc giả có kinh nghiệm để làm cho bài viết này ngày càng hoàn thiện hơn . Hơn nữa khi đọc giả đọc những kinh nghiệm dưới đây hãy đứng ở góc độ tham khảo để đưa ra những quyết định riêng cho bản thân chứ không nhất thiết phải làm theo những thông tin dưới đây. Bên cạnh đó Congdongviet.se sẽ cố gắng cập nhật tiếp tục chứ không dừng lại khi hoàn thành xong chủ đề này.

Nội dung của chủ đề này sẽ xoay quanh những nhu cầu thiết yếu nhất của 1 người cần có để định cư nơi xứ người như : ngôn ngữ, học hành ,quần áo, phương tiện đi lại, kiến thức chung về xã hội , nơi ăn chỗ ở.

1. Ngôn ngữ , tiếng Thụy Điển

Rất nhiều đọc giả đã gửi mail về cho congdongviet.se và thắc mắc về nhu cầu này , về việc có nên hay không học trước tiếng Thụy Điển ở Việt Nam hay không ?

Về vấn đề này congdongviet.se xin phân tích như sau :

Tất nhiên sẽ cực kỳ rất tốt nếu bạn có thể nói tiếng Thụy Điển ngay sau khi tới Thụy Điển . Điều này sẽ là yếu tố quyết định cho sự hòa nhập cuộc sống của bạn nhanh hay chậm. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để học tiếng Thụy Điển ở Việt Nam vì :
1. Chi phí học tiếng Thụy Điển ở Việt Nam khá cao so với ngôn ngữ khác.
2. Hầu như các trung tâm dạy tiếng Thụy Điển chỉ tập trung ở các thanh phố lớn như : Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng w.w…
Mặc khác có những yếu tố chi phối đến hiệu quả học của bạn như sau :
1. Ngôn ngữ Thụy Điển là một ngôn ngữ rất khó học về mặt ngữ pháp và phát âm đối với người Việt .

Nguyên nhân là tiếng Thụy Điển có nguồn gốc là sự tổng hợp của nhiều ngôn ngữ khác như : tiếng Anh, tiếng Nga, Phần Lan, Pháp , Đức…. Mà trong đó ngữ pháp Thụy Điển rắc rối không kém gì ngôn ngữ Việt Nam chúng ta . ( Chúng ta thườn tự hào là : Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam) Nói như vậy để mọi người có thể hình dung được phần nào về tiếng Thụy Điển.
Về mặt phát âm thì cũng như tiếng Việt Nam , tiếng Thụy Điển cũng chia cách phát âm theo vùng miền như Việt Nam chúng ta chia ra giọng đọc miền Nam, miền Bắc và miền Trung thì tiếng Thụy Điển cũng có phát âm như vậy. Nếu như trong tương lai bạn sẽ định cư ở phía Đông Nam Thụy Điển sẽ có phát âm theo tiếng bản địa Skånska , hoặc ở những thành phố gần Stockholm sẽ có giọng Stockholm.

Theo congdongviet.se thì biết được nơi bạn sẽ định cư tại Thụy Điển sẽ giúp bạn xác định được hướng học của bạn cho phù hợp vì theo kinh nghiệm một số người khi họ mới sang Thụy Điển thì vào trường học được học cách phát âm theo giọng đọc Stockholm ( đây có thể nói là giọng chuẩn của người Thụy Điển) nhưng khi ra đời làm việc thì lại di chuyển về những vùng nói giọng skånska thì cũng không nghe được và không hiểu được gì cả. Phải trải qua thời gian tiếp xúc nhiều thì dần quen, ít nhất cũng 1-2 năm.

Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao lại phải di chuyển như thế ? Nguyên nhân là cuộc sống ở Thụy Điển khác với ở Vn là việc làm sẽ quyết định nơi sống của các bạn. Thường những vùng có nhiều công việc phổ thông phù hợp với người Việt lại nằm ở phía smålandstena, Värnamo, Gnosjö nơi mà các hãng xưởng có nhiều và đây cũng là nơi tiếng skånska ngự trị.

Mặt khác chi phí đắt đỏ ở những thành phố lớn như Stockholm, Uppsala cũng ảnh hưởng đến quyết định nơi ăn chốn ở.

Như vậy thì làm thế nào để có sự chuẩn bị tốt hơn khi bạn không ở thành phố lớn và khả năng tài chính hạn hẹp , cũng như bạn cũng chưa định hình được mình sẽ ở đâu khi sang Thụy Điển ?

1. Tự học tiếng Thụy Điển

Hiện nay với sự phát triển của các thiết bị điện tử và internet như : điện thoại thông minh, máy tính bảng thì với quyết tâm , tự học tiếng Thụy Điển sẽ không khó . Bạn chỉ cần vào google và tìm kiếm các thông tin về tài liệu và hướng dẫn học sẽ có rất nhiều.
Về việc tự học tiếng Thụy Điển thế nào thì sẽ có chủ đề riêng. Trong phạm vi của bài viết này , congdongviet.se sẽ đưa ra 1 vài gợi ý như sau :
a. Tài liệu : bạn tìm kiếm trên google với các từ khóa : học tiếng Thụy Điển, svenska ( tiếng Thụy Điển ), lexikon (từ điển)
b. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dịch thì : google translate ( là người bạn không thể thiếu trong quá trình học tiếng Thụy Điển. Sẽ tốt hơn nếu bạn có 1 cái điện thoại thông minh sử dụng android hay iphone đều được và có phần mềm : google transle. . Nếu không bạn dùng máy tính và truy cập vào đó cũng được.
c. Một số phần mềm học tiếng Thụy Điển : Duolingo , babbel learn , learn 50 languages, folket (từ điển Anh -Thụy Điển) là những phần mềm trên điện thoại di động sẽ giúp bạn học tiếng Thụy Điển.
d. Để học phát âm : Youtube là nơi bạn sẽ nghe học được cách phát âm của người Thụy Điển bản xứ rất dễ học qua các bài hát dành cho trẻ con, hoặc các bài học vỡ lòng với từ khóa : Swedish hoặc Svenska thì sẽ ra ngay hết thôi mà.

2. Trau dồi tiếng Anh

Nền tảng tiếng Anh vững chắc sẽ giúp bạn học tiếng Thụy Điển nhanh hơn người bình thường ít nhất 50%
Nguyên nhân là do :
c.1 Ngữ pháp Thụy Điển gần như giống ngữ pháp tiếng Anh đến 70 % : các thì dùng để diễn tả thời gian hành động trong tiếng Thụy Điển có cấu trúc gần như y hệt (present , past , perfect , continuous) . Về từ vựng cũng có sự tương đồng khoảng 40 -50 %, đôi khi phát âm khác nhưng nếu bạn đọc hiểu tiếng anh khi nhìn sang tiếng Thụy Điển bạn có thể đoán được nội dung phần nào.
C2. Đa số người Thụy Điển đều có thể giao tiếp được tiếng Anh . Vậy nên thời gian đầu khi bạn sống ở Thụy Điển bạn vẫn có thể sử dụng tiếng Anh cho các nhu cầu cơ bản như làm giấy tờ ở các cơ quan công cộng : sở việc làm, bệnh viện , cảnh sát, sở di dân, đại sứ quán và thậm chí là các cửa hàng thức ăn mà không sợ người ta không hiểu bạn nói gì.
C3. Nếu bạn định hướng bạn sẽ học lên cao hoặc chuyển đổi ngành nghề của bạn thì môn tiếng Anh sẽ là môn không thể thiếu trong các môn học của bạn và nó sẽ góp phần giúp bảng điểm tiếng Thụy Điển của bạn có giá trị hơn nhất là khi xin tiền trợ cấp CSN dễ hơn . ( sẽ có chủ đề về CSN : được hiểu là 1 cơ quan hỗ trợ kinh tế cho bạn trong quá trình học : cho không tiền hoặc cho bạn mượn khi bạn đáp ứng các tiêu chí của cơ quan này yêu cầu ).
C5. Ngoài ra những trang web của cơ quan công quyền như
Migrationsverket ( sở di dân ) : migrationsverket.se : dùng để làm các thủ tục liên quan đến xin giấy phép định cư, mời người thân ( người yêu , vợ / chồng sang du lịch ), xin nhập quốc tịch.
Arbetsformedlingen (sở lao động ) https://www.arbetsformedlingen.se/ : hỗ trợ tìm kiếm việc làm, xin trợ cấp tiền lương đối với những người mới định cư .
CSN http://www.csn.se/ ( Trung tâm hỗ trợ việc học) : xin trợ cấp tiền học ( không hoàn lại) , mượn tiền học
Försäkringskassan : Försäkringskassan.se : xin trợ cấp tiền nhà ở, tiền ở nhà nuôi con của cha mẹ , tiền bệnh v.v..
Là những trang web mà gần như bạn sẽ phải dùng trong suốt cuộc sống của bạn ở Thụy Điển và quan trọng là tất cả đều có tiếng Anh.

Vậy cho nên có trình độ tiếng Anh vững chắc sẽ bạn hội nhập nhanh hơn với cuộc sống ở Thụy Điển.

3. Nếu bạn thậm chí cũng không có đủ thời gian chuẩn bị học tiếng Thụy Điển ở Vn thì cũng đừng lo lắng bởi vì :

Khi sang đến Thụy Điển bạn sẽ có được ít nhất 2 năm đầu tiên để học tiếng Thụy Điển miễn phí ( kể cả sách vở, bút viết )
Theo chương trình SFI ( tiếng Thụy Điển dành cho người di dân) của chính phủ Thụy Điển.
Đây cũng là chương trình bắt buộc đối với tất cả những người định cư ở Thụy Điển ví cuối khóa học bạn sẽ được cấp chứng chỉ SFI , là chứng chỉ rất quan trọng khi bạn đi xin việc làm ở các hãng xưởng để chứng minh bạn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Thụy Điển. Bên cạnh đó ở một số địa phương nếu bạn học tốt thì cuối khóa sẽ có những phần thưởng từ 6000 kr đến 12 000 kr cho những học sinh học nhanh, hoàn thiện sớm chương trình học này.

Bên cạnh đó : sau 2 năm khi đã có giấy phép định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển, bạn sẽ có quyền xin trợ cấp tiền học từ CSN . Với khoảng trợ cấp từ 2000 kr đến 7000 kr mỗi tháng trong 40 tuần cho trình đô Grund ( tương đương trình độ từ lớp 6 đến lớp 9 của Việt Nam – sự so sánh chỉ mang tính tương đối). Số tiền này phụ thuộc vào việc khai báo tình trạng học vấn và cuộc sống của bạn với cơ quan này.

Vấn đề cuối cùng của phần này : một câu hỏi quen thuộc : mất bao lâu để có thể giao tiếp nghe nói đọc hiểu bằng tiếng Thụy Điển tương đối ?
1 . Nó phụ thuộc vào vốn từ vựng của bạn : theo thống kê để có thể giao tiếp lưu loát bạn cần có ít nhất 30 000 từ vựng,
2. Tổng số giờ học tiếng Thụy Điển của bạn ít nhất trên 500 giờ ( tương đương 2 năm học tiếng SFI – ngôn ngữ dành cho người di dân)
3. Ít nhất 3 đến 5 năm sống ở Thụy Điển và có giao tiếp với người Thụy Điển bản xứ.

Tới đây congdongviet.se xin kết thúc phần đầu liên quan đến nội dung : Những điều cần chuẩn bị về ngôn ngữ, tiếng Thụy Điển cho người chuẩn bị định cư ở Thụy Điển.

Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn sẽ có những cái nhìn khái quát về tiếng Thụy Điển cũng như những kế hoạch chuẩn bị cho mình trong tương lai định cư ở Thụy Điển.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc góp ý vui lòng để lại phản hồi ở dưới bài viết này hoặc mail về địa chỉ mail : congdongviet.se@gmail.com.

Congdongviet.se xin chân thành cám ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc mọi người Giáng Sinh và Năm mới 2017 hạnh phúc, vui vẻ.

Sách học ngữ Pháp Thụy Điển – Phần 5

5 ĐẠI DANH TỪ

5.1 Nhân xưng đại danh từ

Nhân xưng đại danh từ có dạng đặc biệt khi chúng đóng vai trò một túc từ và khi đó chúng được gọi là dạng túc từ (objektsform).

Nhân xưng đại danh từ trong tiếng Thụy Điển

Chú ý: Tiếng Thụy Điển chỉ có một nhân xưng đại danh từ cho mỗi ngôi, vì thế, tùy hoàn cảnh mà dịch sang tiếng Việt: jag có thể là ‘tôi, tao, anh, em…’, du có thể là ‘bạn, mày, anh, chị…’ Các ngôi khác cũng vậy.

Ở phần 2.6 chúng tôi đã giới thiệu những dạng nhân xưng đại danh từ đóng vai trò chủ từ . Sau đây là dạng tương ứng khi chúng làm túc từ:

Chủ từ và dạng túc từ của nó trong tiếng Thụy Điển

Mig và dig đọc là mej và dej. Đọc cách này chính là đọc theo dạng đàm thoại của chúng. Đôi khi chúng cũng được viết như vậy trong văn viết.

Jag älskar dig. = Jag älskar dej.
Älskar du mig? = Älskar du mej?

Ngoài ra, cả hai de và dem đều có dạng đàm thoại là dom:
De kommer i morgon. = Dom kommer i morgon.
Jag ser dem. = Jag ser đom.

Nếu dùng dạng đàm thoại này thì bạn không thấy được sự khác biệt giữa dạng chủ từ và dạng túc từ.

Trong tiếng Thụy Điển, nhân xưng đại danh từ làm túc từ chỉ có một dạng như trên. Chúng cũng không thay đổi cả khi đi cùng với những động từ có giới từ đi theo:

Kalle gillar Maria. Kalle thích Maria.
Han talar alltid om henne. Anh ta luôn luôn nói về cô ta.
Han väntar på henne flera timmar. Anh ta đợi cô ta (trong) nhiều giờ.
Han talar länge med henne. Kalle är mycket förtjust i henne. Anh ta nói chuyện lâu với cô ta. Kalle rất mê thích cô ta.

5.2 Dạng phản thân

Dạng phán thân (reflexiv form) đặc biệt của một số nhân xưng đại danh từ là sig. Dạng này được dùng khi túc từ và chủ từ là cùng một người. Hãy so sánh hai câu sau:

Dạng phản thân của chủ từ trong tiếng Thụy Điển

Trong mệnh đề thứ hai, sig được đánh dấu mũi tên quay trở lại chủ từ, để cho thấy rằng chủ từ thực hiện một hành động cho chính mình.
Có bốn túc từ không được đổi thành sig mà thành mig, dig, oss, và er.
Häy so sánh nhữmg ví dụ sau:
Jag kammar mig.
Tôi (tự) chài tóc tôi.
Du kammar dig.
Bạn (tự) chải tóc bạn.
Han kammar sig.
Anh ta (tự) chải tóc anh ta.
Hon kammar sig.
Cô ta (tự) chải tóc cô ta.
Vi tvättar oss.
húng tôi (tự) tắm chúng tôi.
Ni tvättar er.
Các bạn (tự) tẳm các bạn.
De tvättar sig.
Họ (tự) tăm họ.

Sig có một dạng dàm thoại đặc biệt mà đôi khi cũng được dùng trong văn viết, là sej:

Per tvättar sig. = Per tvättar sej.

Sau đây là bảng tổng kết tất cả các dạng của nhân xưng đại danh từ:

5.3 man

Một đại danh từ rất thông dụng khác là man ‘người ta, bạn’. Man được dùng để ám chỉ một người nào đó không rõ rệt, hoặc khi nói về một điều nào đó có tính chất chung chung cho mọi người «hoặc nói chung về con người»:

Man blir trött, om man sover för mycket.
Người ta trở nên mệt mỏi, nếu người ta ngủ quá nhiều.

I Sverige dricker man mycket kaffe..
Ở Thụy Điến người ta uống nhiều cà phê.

På vintem åker man ofta skidor.
Vào mùa đông, người ta thường đi trượt tuyết.

Man ser sjön från balkongen.
Người ta thấy cái hồ từ ban công.

Dạng túc từ của man là en. Nếu túc từ ám chỉ trở lại chủ từ thì người ta dùng dạng phản thân là sig:

Ingen gillar en om man skryter.
Không ai thích bạn, nếu bạn khoe khoang.

Man frågar sig, varför det hände.
Người ta tự hỏi, tại sao điều đó đã xảy ra.

Túc từ và dạng phản thân của Man

5.4 Cách sắp đặt từ trong mệnh đề có đại danh từ

Đại danh từ đóng vai trò túc từ luôn luôn đứng ở cùng một vị trí như một danh từ đóng vai trò túc từ:

Cách sắp đặt từ trong mệnh đề có đại danh từ

Nếu một mệnh đề có chứa phủ định từ inte thì đại danh từ làm túc từ đặt trước inte . Hãy so sánh các câu sau:
Hon läste det inte.
Cô ta (đã) không đọc nó.

Hon läste inte brevet.
Cô la (đã) không đọc thư ấy.

Jag såg inte Per.
Tôi (đã) không thấy Per.

Jag såg honom inte.
Tôi (đã) không thấy anh ta.

Ở một số trường hợp, đại danh từ làm túc từ có thể đặt sau inte giống như một túc từ bình thường nếu bạn không muốn nhấn mạnh và làm nổi bật nó:

Känner du Per?
Nej, jag känner inte honom. Men jag känner hans bror.

Bạn quen Per không?
Không, tôi không quen anh ta. Nhưng tôi quen em trai của anh ta.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển- phần 4

Phần 4 CÁC LOẠI MỆNH ĐỀ

4.1 Mệnh đề phủ định: không

Để nói một điều gì đó không phải là như vậy, người ta thường dùng phủ định từ ”inte” – ‘không’. Mệnh đề chứa phủ định từ ”inte” gọi là mệnh đề phủ định. Ngược lại với mệnh đề phủ định là mệnh đề khẳng định.
Mệnh đề khẳng định:  Jag dricker kaffe. Tôi uống cà phê.
Mệnh đề phủ định:  Jag dricker inte kaffe. Tôi không uống cà phê.
Người ta lập Mệnh đề phủ định bằng cách đặt ”inte”trực tiếp sau động từ:

Mệnh đề phủ định

4.2 Câu hỏi vâng (có)/không

Người ta cũng chia câu thành hai loại: câu khẳng định và câu hỏi. Câu khẳng định dùng khi bạn muốn nói điều gì đó cho người khác. Còn câu hỏi dùng khi chính bạn muốn biết một điều gì đó:

Câu hỏi và câu khẳng định

Người ta trả lời những câu hỏị trên bằng ”ja” – ‘vâng’ hoặc ”nej”- ‘không’, nên chúng được gọi là những câu hỏi vâng (có)/không (ja/nej-frågor). Ở đoạn 1.2 bạn đã thấy một loại câu hỏi khác, bắt đầu bẳng một nghi vấn từ, do đó chúng được gọi là những câu hỏi có nghi vấn từ. Chúng ta sẽ trở lại loại câu hỏi này trong phần sau.

Trong tiếng Thụy Điển, muốn biểu thị một câu là câu hỏi, người ta chỉ cần đặt động từ ở đầu câu và chủ từ đứng kế liền sau đó:

Cách sắp xếp câu hỏi có không trong tiếng Thụy Điển

Sự khăng khít giữa chủ từ và động từ (3.3) cũng đúng cả với mệnh đề nghi vấn, nghĩa là luôn luôn có một chủ từ đứng liền sau động từ. Nếu không đặt chủ từ sau động từ như thế (trong một câu hỏi), bạn sẽ không thế thấy sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi. Hãy so sánh những ví dụ sau:

Câu khẳng định và câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Giả sử bạn bỏ chủ từ hình thức det trong hai câu ví dụ cuối, bạn sẽ không thấy được sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi!

4.3 Câu hỏi có nghi vấn từ

Câu hỏi có nghi vấn từ là những câu hỏi không thể trả lời vâng(có) hoặc không được. Vì nếu trả lời như thể sẽ gây ra vấn đề ngộ nhận. Hãy xem ví dụ sau đây:

Sten äter ett äpple i köket på morgonen.
Sten ăn một quả táo trong bếp vào buổi sáng.

Sẽ có nhiều câu hỏi và trả lời như sau:

Vad gör Sten? Han äter.
Sten làm gì? Anh ta ăn.

Vad äter han?
Anh ta ăn gì?
Var äter han?
Anh ta ăn ờ đâu?
När äter han?
Anh ta ăn lúc nào?

Như chúng ta thấy ở những ví dụ trên, khác hẳn với tiếng Việt, nghi vấn từ trong một câu hỏi tiếng Thụy Điển phái đứng đầu và tiếp ngay sau đó là động từ.
Hãy luôn luôn làm theo qui tắc như trong bảng sau đây:

Nguyên tắc đặt câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Chú ý rằng: ngay cả trong những câu hỏi có nghi vấn từ cũng có sự khăng khít giữa chủ từ và động từ. Trong một mệnh đề phải có chủ từ. Vị trí của chủ từ chỉ được bỏ trống khi nghi vấn từ đã làm nhiệm vụ thay cho chủ từ. Ví dụ:

Cũng cần chú ý thêm rằng: nghi vấn từ vem và vad không bao giờ thay đổi. Chúng có cùng một dạng trong cả hai trường hợp khi làm chủ từ và túc từ:
Vem ser du?
Bạn thấy ai?
Vem ser dig?
Ai thấy bạn?
Vem vet svaret?
Ai biết câu trả lời?
Vad är bäst?
Cái gì tốt nhất?
Vad köpte du?
Bạn đã mua cái gì?

4.4 Nghi vấn từ

Những nghi vấn từ quan trọng nhất đã được trình bày ở phần trên. Chúng sẽ được nhắc lại trong các ví dụ dưới đây. Ngoài ra còn một số nghi vấn từ đặc biệt nữa cũng sẽ được đề cập tới. Tốt nhất, bạn nên học thuộc ngay.

Vem ‘ai’ dùng để hỏi về người, vem có thể làm chủ từ và cũng có thể làm túc từ. Khi muốn hỏi ‘của ai’ bạn dùng vems. Số nhiều của vem là vilka.

Vem står där borta? Ai đứng đầng kia?
Vem träffade du i går? Bạn đã gặp ai hôm qua?
Vems cykel lånade du? Bạn đã mượn xe đạp của ai?
Vilka kommer i kväll? Những ai sẽ đến chiều nay?

Vad ‘cái gì’ dùng để hỏi về dồ vật. Vad cũng không bao giờ thay đối. Vad irri terar dig så? Cái gì làm bạn khó chịu thế?

Vad köpte Olle? Olle đã mua cái gì?
Vad sa han? Anh ấy đã nói gì?

Những nghi vấn từ sau đây dùng dể hỏi về vị trí:

Var ‘ở đâu’ hoặc ‘chỗ nào’
Var bor du?Bạn ờ đâu?
Var är tvålen? Xà phòng đâu?

Vart ‘về dâu’
Vart reste ni på semester? Các bạn đã đi đâu trong kỳ nghi phép (vừa qua)?

Varifrån ‘từ đâu’
Varifrån kommer du? Bạn từ đâu đến?

När ‘khi nào’, ‘lúc nào’, ‘bao giờ’… là nghi vấn từ quan trọng nhất, dùng đế
hỏi về thời gian:

När tvättade du fönstren? Bạn đã lau cửa sổ lúc nào?
När levde Napoleon? Na-pô-lê-ông đã sống khi nào?

Hur dags ‘lúc mấy giờ’, ‘hồi nào’… là nghi vấn lừ có thể dùng thay cho när khi bạn muốn dược trả lời bằng giờ giấc:

När vaknade du i morse? Bạn thức dậy lúc nào sáng nay?
Klockan sju.Bảy giờ.

Hur dags vaknade du i morse? Klockan sju.
Bạn thức dậy lúc mấy giờ sáng nay? Bảy giờ.

Varför ‘lại sao’ dùng đế hỏi nguyên nhân:

Varför ljög du? Tại sao bạn đã nói dối?
Varför grâterSten? Tại sao Sten khóc?

Hur ‘như thế nào’, ‘ra sao’, ‘bẵng cách nào’ dùng để hỏi phương pháp, cách
thức:

Hurkom du till Sverige? Bạn đã đến Thụy Điển bằng cách nào?
Hur gör man långmjölk? Người ta làm sữa chua bằng cách nào?

Ngoài ra còn có nhiều cách hỏi khác bẳt đầu bẳng hur:

Hur mycket ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại không đếm được)

Hur mycket kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Hur mycket är klockan? Mấy giờ rồi?

Bạn cũng có thể dùng vad để thay cho hur mycket nểu nghi vấn từ này không bố nghĩa trực tiểp cho một danh từ nào:

Vad kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Vad är klockan? Mấy giờ rồi?

Nếu nghi vấn từ trong câu hói loại này đi liền với một danh từ thì chì được phép dùng hur mycket:

Hur mycket öl drack han? Anh ta đã uống bao nhiêu bia?
Hur många ‘mấy’, ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại đếm được)

Hur många bam har ni? Ông bà có mấy người con?
Hur många kommer på festen? Bao nhiêu người sẽ đến dự tiệc?

Hur långt ‘bao xa’
Hur långt är det till skolan? Đến trường bao xa?

Hur länge ‘bao lâu’
Hur länge var du i England? Bạn đã ử Anh quốc bao lâu?

Hur ofta ‘thường xuyên đến mức nào’ (ý muốn hỏi: bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian cố định nào dó)

Hur ofta går du på bio? En gång i veckan.
Bạn đi xem phim thường xuyên đến mức nào ? mỗi tuần một lần

4.5 Một phần nữa của mệnh đề đe: trạng ngữ

Khi muốn nói về một sự kiện xảy ra ở nơi nào đó hoặc khi nào đó, người ta dùng một phần của Mệnh đề, phần đó được gọi là trạng ngữ (adverbial). Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển thường đứng sau túc từ. Bạn không nên làm khác qui tắc này khi chưa học được những qui tắc đặc biệt hướng dẫn bạn làm cách khác.

Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển

Trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi var? ‘ở đâu?’ gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn (platsadverbial). Còn trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi när? ‘khi nào?’ gọi là trạng ngữ chỉ thời gian (tidsadverbial). Trường hợp Mệnh đề chứa cả hai loại trạng ngũ’ nói trên, thì trạng ngữ chỉ nơi chốn thường đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian:

Vị trí trạng ngữ trong câu

Trạng ngũ’ thường mô tả các hoàn cảnh có liên quan đến sự kiện do động từ mô tả. Ngoài ra còn một vài trạng ngữ nữa. Phần Mệnh đề trả lời cho câu hòi
hur? ‘như thế nào?’ cũng là một trạng ngữ và thường đứng sau túc từ:


Chú ý: trạng ngữ có ý nghĩa giống trạng từ, nhưng trạng ngũ’ là một phàn của một Mệnh đề và không bắt buộc phải là một từ.

4.6 Sự chuyển ra phía trứơc

Một cách nói khá thông dụng là người ta mở đầu một Mệnh đề bằng một trạng ngữ, chứ không phải bằng một chủ từ (còn gọi là chủ ngữ). Việc làm như thế gọi là sự chuyển ra phía trước của trạng ngữ (spetsställning). Khi chuyển trạng ngữ ra phía trước, chủ từ luôn luôn phải đặt liền sau động từ, giống hệt như khi một nghi vấn từ mở đầu một câu hỏi. Trong bảng sau đây, phần được đưa ra phía trước gọi là X. Một số ví dụ lấy từ những phần trước, nhưng ở đây, chúng có sự sắp xếp khác:

Vị trí của các thành phần trong 1 câu

Trong mỗi mệnh đề, bạn chỉ được chuyển một phần ra phía trước. Không chỉ trạng ngữ mới có thể được chuyển ra phía trước, mà cả những phần khác của mệnh đề cũng được làm như thế, chẳng hạn như túc từ. Ngay trong trường hợp này, chủ từ cũng phải đặt liền sau động từ. Việc chuyển một túc từ ra phía trước thường ít thông dụng, nên cần tránh trong giai đoạn học đầu tiên này. Tuy vậy, các cách nói sau đây của một câu tiếng Thụy Điển đều đúng:

Jag köpte den här väskan i Italien.
I Italien köpte jag den här väskan.
Den här väskan köpte jag i Italien.

Cả ba câu trên đều có thể dịch là: ‘Tôi đã mua cái túi xách này bên Ý.’

4.7 Câu trả lời ngắn

Đối với câu hỏi vâng/không, bạn chi cần trả lời vâng hoặc không:

Câu hỏi: Kommer du i morgon? Ngày mai bạn đến không?
Trả lời: Ja. eller Nej. Vâng, hoặc Không.

Thế nhưng người ta thường đặt thêm một mệnh đề ngắn vào câu trả lời. Đây là cách trả lời không có sự tương ứng trong tiếng Việt. Câu trả lời như thế gọi là câu trả lời ngắn (kortsvar):

Câu hỏi: Röker han? Anh ta hút thuốc không?
Trả lời ngắn: Ja, det gör han. Vâng, anh ta hút.
Nej, det gör han inte. Không, anh ta không hút.

Trong câu trả lời ngắn, người ta không lặp lại động từ trong câu hỏi, mà thay bằng động từ göra, nếu ờ thì hiện tại: dùng gör, còn thì quá khứ: dùng gjorde. Vì vậy, tuy bạn thấy dịch sang tiếng Việt là ‘Vâng, anh ta hút’, nhưng thực ra tiếng Thụy Điển viết là ‘Vâng, anh ta làm điều đó’.
Cũng nên chú ý cách sắp đặt từ trong câu trả lời ngắn:

Câu trả lời ngắn

Sau đây là những ví dụ khác:
Arbetar du här? Bạn làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi làm ờ đây.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không làm ờ đây.

Arbetar de här? Họ làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör de. – Vâng, họ làm ử đây.
– Nej, det gör de inte. – Không, họ không làm ờ đây.

Känner du Peter? Bạn quen Peter không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi quen.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không quen.

Lyssnar han på radio? Anh ấy nghe ra-đi-ô phải không?
– Ja, det gör han. – Vâng, anh ấy nghe.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ấy không nghe.

Có một số động từ không đưực thay thế bằng göra mà phải lập lại. Những động từ quan trọng nhất trong số đó là động từ vara (hiện tại: är, quá khứ:var) và ha (xem 4.9):

ÄT du trött? Bạn mệt không?
– Ja, det är jag. – Vâng, tôi mệt.
– Nej, det är jag inte. – Không, tôi không mệt.

Har han en syster? Anh ẩy có chị/ em gái phải không?
– Ja, det har han. – Vâng, anh ấy có.
– Nej, det har han inte. – Không, anh ấy không có.

Các trợ động từ sẽ được viết rõ ở phần 6.3 và 6.8.
Khi trả lời ‘vâng’ cho một câu hỏi phủ định, người ta dùng một từ đặc biệt: jo, thường dịch là ‘có chứ’:

Köpte han inte bilen? Anh ta đã không mua chiếc xe đó?
– Jo, det gjorde han. – Có chứ, anh ta mua rồi.
– Nej, det gjorde han inte. – Không, anh ta không mua.

Röker han inte? Anh ta không hút thuốc phải không?
– Jo, det gör han. – Có chứ, anh ta hút.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ta không hút.

Chú ý: khi đồng ý với câu hỏi, bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt cho hai câu trên là: ‘Vâng, anh ta không mua.’ và ‘Vâng, anh ta không hút.’ Nhưng trong tiếng Thụy điển bạn chỉ nên trả lời là ‘Không, anh ta không mua.’ và ‘Không, anh ta không hút.’ đế tránh sự ngộ nhận.

4.8 ‘Sten tittar på teve‘

Tiếng Thụy Điển có khá nhiều động từ đòi hỏi phải có một giới từ đứng trước túc từ. Ví dụ:

Giới từ trong tiếng Thụy Điển

Giới từ nào sẽ được dùng kèm với động từ nào đây? Không có một qui tắc nào qui định vấn đề này. Vì vậy, bạn nên học thuộc lòng cả động từ và giới từ kèm theo. Trong số từ, bạn nên ghi như sau:

titta på (tịttarpå) xem, coi
leta efter (letar efter) tìm, kiếm

Thông thường, giới từ không có trọng âm, vì vậy chỉ trong động từ mới được đặt dấu trọng âm cho nguyên âm ngắn hoặc dài. Bằng cách ấy bạn có thể biết được trọng âm nằm nơi nào.

4.9 Động từ vara và ha

Hai động từ được dùng nhiều nhất trong tiếng Thụy điển là vara ‘là, thì, có mặt..’ và ha ‘có…’

Vara (hiện tại: är, quá khứ: var) được dùng trước tính từ trong cách cấu tạo câu như sau:

Per är glad. Per vui sướng.
Väskan är tung. Túi xách này nặng.

Chú ý: Trong tiếng Việt không cần có động từ trong loại câu có cấu trúc kiểu này.

Ngoài ra nó còn được dùng trong một số cấu trúc khác như sau:

Maria är min vän. Maria là bạn tôi.
Eva var sjuk i går. Hon varhemma hela dagen.
Eva bị bệnh hôm qua. Cô ấy đã ờ nhà cả ngày.
Våren är här. Mùa xuân đang ở đây.

Ha (hiện tại: har, quá khứ: hade) được dùng như sau:
Eva har en bror. Eva có một anh (hoặc: em trai).
Vi har en lägenhet i centrum. Chúng tôi có một gian nhà ở
trung tâm.
Sten hade en röd jacka i fjol. Sten có một cái áo blu-dông đỏ
năm ngoái.

Ngoài ra, còn có một số cách diễn tả khác, dùng với vara và ha như sau:
tuổi tác
Hur gammal är du?
Jag är 43 år.

đói khát
Jag är hungrig.
Men jag är inte törstig.

nhiệt độ
Det är varmt i dag.
Det är kallt i rummet.

đúng sai
Jag har rätt.
Du har fel.

vội vàng
Hon har alltid bråttom.
Cô ta luôn luôn vội vàng.

Sách học tiếng Thụy Điển – phần 3

3.Chủ từ, động từ và túc từ

3.1 Các phần của mệnh đề đề

Song song với các loại từ, người ta còn nói về các phần của mệnh đề đề. Các loại từ không bao giờ thay đổi và có thể nói đó là tính chất đặc biệt của từ ngữ. Từ ngữ ví dụ như: jägare ‘thợ săn’ (người), lejon ‘con sư tử’ (thú vật), gevär ‘khẩu súng’ (đồ vật) bao giờ cũng là danh từ. Nhưng những danh từ trên có thể đóng những vai trò khác nhau trong một mệnh đề đề. Những mệnh đề đề sau đây có nghĩa khác nhau, mặc dù chúng chứa cùng những danh từ như nhau (và cùng động từ):

Jägaren dödade lejonet. Người thợ săn đã giết con sư tử.
Lejonet dödade jägaren. Con sư tử đã giết người thợ săn.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của hai câu trên, chúng ta thấy danh từ đóng những vai trò khác nhau. Những vai trò như thế được gọi là các phần của mệnh đề đề (satsdelar). Khác với loại từ, phần của mệnh đề đề cho thấy vai trò của từ ngữ trong một mệnh đề đề nhất định. Còn loại từ có thể xác định được khi bạn lấy riêng ra từng từ.

Trong mệnh đề đề Người thợ săn đã giết con sư từ, ‘người thợ săn’ là nhân vật tạo ra hành động, cụ thể là: ‘giết’ con sư tử. Như vậy, ‘người thợ săn’ là chủ hành động của mình, nên ‘người thợ săn’ được gọi là chủ từ (subjekt). Ngoài ra còn có một người nào hoặc vật nào đó bị hành động do chủ từ gây nên. Trong câu này là ‘con sư tử’, nhân vật bị giết chết. Người hoặc vật bị chủ từ hành động là nhân vật đóng vai túc từ (objekt).

Trong câu Con sư từ đã giết người thợ săn thì các vai trò lại bị hoán đổi. Lúc này ‘con sư từ’ đóng vai chủ từ, còn ‘người thợ săn’ đóng vai túc từ. Bạn có thể thử và biết được chủ từ hoặc túc từ bằng cách đặt các câu hỏi:

Vem gör (gjorde) något? ‘Ai (đã) làm?’,
Vad gör (gjorde) något? ‘Cái gì/con gì (đã) làm?’

Người thợ săn đã giết con sư tử.
“Người thợ săn” – Chủ từ
Con sư tử đã giết người thợ săn.
“con sư tử” – Chủ từ
Per đã hôn Eva.
“Per” – Chủ từ
Con chó đã cắn người đưa thư.
“Con chó” – Chủ từ

Để tìm được túc từ, bạn có thể đặt một câu hỏi chứa sẵn chủ từ và động từ. Chẳng hạn đối với các ví dụ trên, bạn đặt những câu hỏi như:

Vad dödade jägaren? ‘Người thợ săn dã giết cái gì?’
hoặc
Vem bet hund? ‘Con chó đã cắn ai?’

Người thợ săn đã giết con sư tử.
Người thợ săn đã giểt cái gì? –> con sư tử.
Con sư tử đã giết người thợ săn.
Con sư tử đã giết ai? —> người thợ săn
Per đã hôn Eva.
Per đã hôn ai ?–> Eva
Con chó đã cắn người đưa thư.
Con chó đã cắn ai ?–> người đưa thư

Chú ý: Trong các ví dụ trên và cả các ví dụ sau này, nếu không có gì đặc biệt, bạn không cần dịch sang tiếng Việt là: này, kia… mặc dù các danh từ đứng ờ dạng xác định.

3.2 Chủ từ, túc từ và sự sắp đặt trong câu

Cũng như tiếng Việt, một mệnh đề đề tiếng Thụy Điển thường có ba phần và chúng được sắp xếp theo thứ tự: chủ từ + động từ + túc từ. Đây là sự sắp đặt và là qui tắc cơ bản để thành lập một mệnh đề đề tiếng Thụy Điển. Bạn chỉ nên dùng qui tắc này cho đến khi bạn học được những qui tắc khác. (Chúng sẽ được giới thiệu sau).

Bạn có thể dựa trên cơ sở qui tắc này để thành lập các mệnh đề đề như sau:

Một số động từ đi với chủ từ đã làm thành một mệnh đề đề đủ nghĩa và không cần đến túc từ. Lúc đó vị trí túc từ bị bỏ trống:

3.3 Sự khăng khít giữa chủ từ và động từ

Trong tiếng Thụy Điển, mệnh đề bao giờ cũng phải có một chủ từ và một động từ. Điều này gọi là sự khăng khít giữa chủ từ và động từ (platshållartvånget). Trong nhiều ngôn ngữ khác, thường có thể xóa bỏ chủ từ nếu nó là những đại danh từ như: tôi, anh ấy, chị ấy v.v… Nhưng cũng giống như tiếng Việt, tiếng Thụy Điển không cho phép bỏ qua những đại danh từ như thể:

Jag somnar snart. Tôi sắp ngủ roi.
Vi reser hem i morgon. Chúng tôi sẽ về nhà ngày mai.

Có một số động từ chi đi với chủ từ det. Đó là những động từ nói vè thời tiết:

Những mệnh đề như trên còn gọi là mệnh đề chứa chủ từ không thật, đó chính là đại danh từ det. Một chủ từ không thật như thế cũng còn gọi là chủ từ hình thức (formellt subjekt). Tốt nhất là khi gặp phải những động từ nói trên, bạn nên học và viết vào số từ của bạn luôn cả det + động từ.
Để nhắc nhở về sự khăng khít giữa chủ từ và động từ trong một mệnh đề, trong những bảng nói về sự sắp đặt từ ngữ trong câu, chủ từ và động từ sẽ được đánh dấu như sau:

Phân biệt lika, samma và likadan

Đây là phần thứ 4 trong loạt bài ngữ pháp : ” Cách thành lập tính từ để so sánh trong tiếng Thụy Điển”.

Trong phần này chúng ta sẽ học cách sử dụng lika, samma, likadan. Cả 3 từ này để dùng để chỉ sự giống nhau , bằng nhau khi so sánh. Do vậy chúng ta sẽ xem sự khác nhau trong cách sử dụng chúng như thế nào dưới đây:

1. Lika : được dùng khi người ta dùng so sánh với tính từ hoặc bổ túc từ (adj , adverb)

Do vậy, đằng sau lika khi so sánh luôn là tính từ hoặc bổ túc từ.

Ví dụ : Karin är lika gammal som jag. ( Karin thì già như tôi)
Sau lika là tính từ : gammal.
Annas man sjungar lika illa som hon. ( Chồng của Anna hát dở như cô ta)
Sau lika là bổ túc từ : illa.

2. Samma och likadan được dùng khi người ta so sánh giữa 2 danh từ với nhau.

Samma : có nghĩa là: trong cùng 1 thứ ,
Likadan : giống nhau
Ngoài ra likadant dùng cho danh từ dạng ett và likadana dùng cho danh từ số nhiều.
Ví dụ :
Jag och Karin bor i samma hus. ( Tôi và karin ở cùng nhà )
Familjen Andersson bor i ett likadant hus som vi. ( Gia đình Andersson ở trong một căn hộ giống chúng tôi)
Vi har likadana skor och samma storlek också.
Chúng tôi có đôi giày giống nhau và cũng cùng 1 cở (size).
Bài tập : Điền vào ô trống từ thích hợp : lika, samma hay likadan
Per och Anna har båda examen från Tekniska högskolan. De har___________ utbildning.
Pojkarna var ______________snabba. De sprang _________snabbt.
Vår granne har ___________bil som vi.