Phải học những gì để nói được tiếng Thụy Điển

Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cần phải học nhiều vấn để. Trước hết là từ vựng (ordförråd). Trong tiếng Thụy Điển có một số từ quốc tế nên chúng khá giống với nhiều ngôn ngữ khá.

Ví dụ: hotell, bank, station, turist, radio, television (khách sạn, ngân hàng, nhà ga, du khách, truyền thanh, truyền hình). Tuy vậy, hầu hết từ ngữ của tiếng Thụy Điển không giống với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là những từ thông dụng như: vara, ha, få, ge, dag, tid, år , hus, pojke, flicka…( là/ở, có, được/bị, cho, ngày, thời gian, năm, ngôi nhà, con trai, con gái…) Chỉ những ngôn ngữ cùng họ với tiếng Thụy Điển như tiếng Đức, tiếng Anh mới có khá nhiều từ ngữ giống nhau, nhưng nhìn chung, việc học những từ ngữ mới là một việc lâu dài.

Để thực hiện được một cuộc đàm thoại đơn giản một cách dễ dàng, bạn cần phải biết ít nhất vài ngàn từ. Để đọc hiểu được một tờ nhật báo tiếng Thụy Điển bạn cần phải biết khoảng 30.000 từ.

Đôi khi bạn phải phỏng đoàn xem những từ mới có nghĩa là gì và cũng nên dùng một quyển từ điển (ordbok) để tìm lại xem những từ đó bạn đã phỏng đoán đúng hay sai, Bạn cũng nên dùng một quyển sổ từ (glosbok) để ghi chép từ ngữ mới và dịch nghĩa sang tiếng Việt.

Khi nói các từ ngữ được hình thành bởi nhiều âm. Ví dụ: các âm b+a+n+k hình thành từ bank (ngân hàng). Trong tiếng Thụy Điển có nhiều âm tương đối dễ đọc vì chúng giống hoặc gần giống các ngôn ngữ khác. Còn một số âm như : ö, y, đặc biệt là u [như trong từ hus ] thì thiếu hẳn sự tương xứng với nhiều ngôn ngữ khác. Hoc cách phát âm (uttal) những âm mới này là một vấn đề quan trọng trong việc học tập tiếng Thụy Điển . Cách phát âm sẽ được viết tỉ mỉ ở chương 8

Một vấn để khác nữa là mẫu tự hay còn gọi là chữ cái (alfabet) và cách viết (stavning). Thông thường, có thể nói mỗi mẫu tự có một âm riềng, Tuy vậy vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Vài mẫu tự như c và z thường đọc bằng cùng một âm như mẫu tự s, đôi khi c có cùng âm với k. Có nhiều âm lại thiếu hẳn mẫu tự riêng, chúng được viết bằng cách phối hợp nhiều mẫu tự với nhau. Ví dụ như mẫu tự ghép sj và skj ( sẽ được mô tả ở chương 8), những âm này được viết ở đầu các từ như :

Sjal (khăn choàng nữ)                        skjorta (áo sơ mi)

Trường độ và trọng âm là hai vấn đề rất quan trọng trong cách phát âm. Chúng không hiển rõ trong văn viết nên có thể bạn không để ý tới, nhưng chúng là vấn đề cơ bản cho việc phát âm chúng.

Bạn hãy đọc kỹ đoạn 8.3, điều này sẽ được giải thích rõ hơn. Ở đây chúng tôi có thể giải thích ngắn gọn về trường độ và trọng âm trong tiếng Thụy Điển như sau :

Sil có âm i là âm dài

Sill có âm i là âm ngắn

Sự khác biệt giữa âm dài và âm ngắn rất quan trọng đối với các nguyên âm (xem phần 8.1). Ngoài ra người ta cũng có thể nghe được sự khác nhau trong âm độ của một số phụ âm, chẳng hạn như âm 1 trong ví dụ trên, âm 1 ngắn của sil và dài của sill. Điều này sẽ được giải thích ở chương 8 vể cách phát âm.

Để dễ học cách phát âm tiếng Thụy Điển, những từ mới có thể được viết thêm những dấu hiệu đặc biệt, chúng cho biết đó là một nguyên âm dài hay là một nguyên âm ngắn.

Những dấu hiệu như thế được sử dụng ở một số bài học văn phạm trong blog này, nhưng người ta không bao giờ viết những dấu hiệu đó ra trong những bài văn viết thông thường, Một nguyên âm dài được đánh bên dưới bằng dầu trừ và nguyên âm ngắn bằng dấu chấm ). Ví dụ như sau :

Sil         Sịll

Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cũng phải học cách phối hợp các từ thành một từ khác, một mệnh đề khác hoặc thành một câu khác, điều này sẽ được mô tả lần lượt trong blog này.

Xem thêm

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (P4)

Có 1 lưu ý nhỏ đối với các đọc giả là các bài viết nhỏ như thế này vẫn nằm trong series lớn của " Sách học ngữ Pháp Thụy Điển" tuy nhiên để cho mọi người dễ tìm kiếm về chủ để của các bài học nên CDV buộc phải đặt lại tiêu đề cho từng bài viết nhỏ . Khi hoàn thiện xong tất cả các bài viết trong sách Ngữ Pháp Thụy Điển. CDV sẽ tổng hợp và soạn thảo ra mục lục để mọi người dễ theo dõi. Giờ thì chúng ta tiếp tục với phần tiếp theo của chủ đề " Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển"

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – phần 7

Câu phức Như đã thấy ở phần 1.3, một câu có thể bao gồm một …

Một phản hồi

  1. Nguyen Dac Hiep

    Kinh gui ban bien tap

    Toi moi den Thuy Dien duoc 6 thang, toi da co bang lai xe Viet Nam va bang lai xe do New Zealand cap, vay toi muon hoi voi nhung bang lai xe hien toi dang co toi co the xin cap doi sang bang lai xe cua Thuy Dien ? Hay toi phai hoc lai va thi de duoc cap bang lai xe Thuy Dien. Trong truong hop phai hoc va thi lai, toi co the hoc bang giao trinh tieng Viet hoac tieng Anh duoc khong. Co trang web nao hoc lai xe bang tieng Viet hoac tieng Anh khong ?

    Xin giup huong dan toi noi day va cach hoc lai xe bang tieng Viet hoac tieng Anh.

    Xin cam on Ban bien tap !

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.