Tag Archives: ngữ pháp

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (P5)

Đây là bài viết cuối trong chủ đề “Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển”  của sách học Ngữ Pháp Thụy Điển. Do không thể post hết nguyên quyển sách trong 1 bài viết nên buộc CDV phải chia nhỏ nội dung cho quí đọc giả dễ theo dõi. Sau đây là nội dung chi tiết:

14. Cách phát âm những phụ âm ghép: rt , rd, rn, rs

Ở miền bắc và miền trung Thụy điển, mẫu tự r ghép với một số phụ âm khác cũng được phát âm bằng một âm.

Mẫu tự ghép rt trong từ borta. Phụ âm ghép rt này được phát âm giống hệt như tr của người Huế hoặc miền trung Việt nam (trong từ «trong trắng»).

Mẫu tự ghép rd đưực phát âm gần giống như đ của tiếng Việt, nhưng lưỡi cong hơn và sát lên trần của khoang miệng, đồng thời âm phát ra mạnh và cứng hơn.

Mẫu tự ghép rn được phát âm gần giống như rừn của tiếng Việt, nhưng chữ ư ưong đó hầu như không nghe thấy.

Mẫu tự ghép rl khó có thế mô tả bằng lời. Đại khái giống như rn trên đây, nhưng nó kết thúc bằng l, chứ không phải bằng n. Mẫu tự ghép rl này ít gặp.

Mẫu tự ghép rs được phát âm cứng như s cùa người Huế hoặc miền trung Việt nam (trong từ «song song»).

Nói chung, đối với những người mới học tiếng Thụy Điển, việc phát âm chính xác những âm ghép nói trên không phải là một việc đáng lo ngại. Vì dù có phát âm chúng bằng những âm rời ra như thường cũng không gây nên một sự hiểu lầm nào. Hơn nữa, một số nơi ở Thụy Điển người ta cũng phát âm như vậy.

Điều quan trọng là bạn nên tập nghe được những âm ghép này khi chúng được phát âm bằng một âm. Nếu không, bạn có thể tưởng là chỉ có mẫu tự d khi người ta phát âm rd bằng một âm. Và cũng tương tự như vậy đối với rn, rl, rs. Đa số người Việt không có khó khăn gì trong việc nhận ra rt, khi nó được phát âm giống tr trong tiếng Việt. Hãy tập nghe sự khác biệt ưong cách phát âm của các từ sau:

fat
bod
ton
mos

fart
bord
torn
mors

Cách phát âm bằng một âm như trên cũng xảy ra khi một từ tận cùng bằng r và sau nó có một từ khác bắt đầu bằng t, d, n, hoặc s. Trong những ví dụ sau đây, dấu cung nhỏ () được dùng để đánh dấu điều này:

rt: Han dricker_te.
rd: Förstår_du ?
rn: Har_ni tid ?
rs: Du kommer för_sent.

15.Song phụ âm

Như chúng ta đã thấy, trường độ cùa nguyên âm không bao giờ được biểu hiện trong văn viết. Nhưng đối với phụ âm lại có thể thấy được hiện tượng này. Qui tắc cơ bản là:

Song phụ âm được phát âm như một phụ âm dài

Trong những ví dụ sau đây, ngoài sự khác biệt của nguyên âm dài và nguyên âm ngắn còn có sự khác biệt của phụ âm dài và phụ âm ngắn:

hat — hạtt

sil–sịll

rys — rỵss

Một đặc điểm cá biệt của tiếng Thụy điển là mẫu tự k không bao giờ viết thành song phụ âm, mà thay thế cho hiện tượng đó người ta viết bằng ck.

ck chứ không viết là kk: lạck     tạck      ọckså  

Cách phát âm những phụ âm dài và ngắn không gây ra vấn đề quan trọng nào cả. Cách phát âm của nguyên âm ngắn và nguyên âm dài mới là vấn đề quan trọng.

Một nguyên âm dài trong tiếng Thụy Điển không thể đứng sát trước một phụ âm dài được. Nó chỉ có thể đứng sát trước một phụ âm ngắn mà thôi.

Mặt khác, một nguyên âm dài bắt buộc phải là một nguyên âm có trọng âm (nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các nguyên âm có trọng âm đều là nguyên âm dài). Như thế, người ta có thể nhìn cách viết của một từ và tính ra được nguyên âm trong đó là nguyên âm dài hay ngắn, miễn là phải biết nguyên âm đó có trọng âm hay không. Những qui tắc sau đây chỉ được áp dụng cho những từ chứa một nguyên âm. (Vì nếu chỉ chứa một nguyên âm thì dĩ nhiên nguyên âm ấy phải có trọng âm, khi từ đó không đứng trong một câu):

Một nguyên âm là nguyên âm dài nếu nó mang trọng âm và
a) không có phụâm theo sau
b)chỉ có một phụ âm đơn theo sau

Cách viết thường


bi

bil

Cách viết để phát âm


bi

bil

Một nguyên âm là nguyên âm ngắn nếu
a)có một song âm theo sau
b)có hai hay nhiều phụ âm theo sau
c)nguyên âm này không mang trọng âm (như nguyên âm thứ hai trong từ bilda)



Bill

bild

bilda



Bịll

bịld

bịlda

Nếu một từ chỉ chứa một nguyên âm, thì bạn có thế từ cách viết tính ngay ra được đó là nguyên âm ngắn hay dài. Vấn đề là nếu một từ chứa hai hay nhiều nguyên âm, thì khó có thể biết được trọng âm nằm ở chổ nào. Vì trọng âm trong tiếng Thụy Điển thường nằm ở nguyên âm đầu tiên, nên bạn có thể đoán như thế và sau đó áp dụng những qui tắc trên. Nếu muốn chắc chắn, bạn phải tìm trong từ điển hoặc hỏi người nào đó về cách phát âm, để biết chính xác vị trí của trọng âm trong một từ. Nếu bạn ghi vào sổ từ riêng của bạn để học thì tốt nhất.

Trong một số trường hợp, bạn có thế tính ra được là trọng âm không nằm ờ nguyên âm đầu, nếu từ đó chứa nhiều nguyên âm. Nếu có song phụ âm thì nguyên âm liền trước nó là nguyên âm ngắn có trọng âm. Hãy so sánh các từ sau đây:

Fọrmel      formẹll    nỵckel    hotẹll

Việc thêm đuôi biến dạng vào một từ thường không làm thay đổi trường độ và trọng âm của nó.

Hãy so sánh các từ sau đây :

Vạls

điệu “van”

vals

dạng sở hữu của val “cá voi”

Svạns

cái đuôi

svans

dạng sở hữu của svan “thiên nga”

16. Song phụ âm mm và nn

Sau đây là những qui tắc dàn riêng cho song phụ âm mm và nn:

Song phụ âm mm chỉ được viết giữa hai nguyên âm.

Nếu không, bạn chi được viết một m, ngay cả trong trường hợp m này là phụ âm dài và đứng trực tiếp sau một nguyên âm ngắn có trọng âm. Nếu một từ tận cùng bằng một nguyên âm có trọng âm + m, thì đôi khi nguyên âm này được phát âm dài và đôi khi lại ngắn:

Giữa hai nguyên âm
kọmma
rụmmet

Ở cuối từ
kọm!
ett rụm

Nhưng:

damen

en dam
sọm
dọm

Chú ý rằng qui tắc này dẫn đến vấn đề là: bạn sẽ thấy sự thay đổi bất ngờ trong cách viết của một số từ ngữ khi chúng biến dạng. Tuy vậy, hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến cách phát âm.
Đối với n , bạn có qui tắc sau :

Song phụ âm nn không được viết ở cuối một số từ rất thông dụng.

Ví dụ

(han) kạn
en mạn
ẹn
hạn , họn, dẹn
mịn, dịn, sịn
sån, nån

Nhưng : kụnna


(nhân xưng đại danh từ)
(đại danh từ sở hữu)
(dạng đàm thoại sådan, någon)

Ngoài những từ trên còn có một vài từ loại này nữa.
Chú ý rằng: Không bao giờ song phụ âm nn đi trước d hoặc t:

känt
känd

nhưng: känna
nhưng: känns

Ngoài hai trường hợp đối với d và t này thì song phụ âm nn tuân theo qui tắc chính.

17.Chữ viết hoa và viết thường

Một câu luôn bắt đầu bằng một chữ viết hoa (xem 1.3):

Olle är gift med Britta. De har två barn.

Olle kết hôn với Britta. Họ có hai đứa con.

Nhưng từ phải viết hoa trong một câu là :

Tên người hoặc tên các vùng địa danh (đất nước, thành phố…) :
Tên người : Birgit, Kalle, Olle, Maria ….
Tên địa danh :  Sverige, Norge, Danmark…

Từ đầu tiên trong nhan đề một bộ phịm, vở kịch, quyển sách:

Filmen som vi såg i går heter Gudarna måste vara tokiga

Phim chúng tôi xem hôm qua tên là Các thần chắc phải khùng điên.

Chú ý : những loại từ sau đây không được viết hoa:

Những từ chỉ dân tộc, cụ thể của một ngôn ngữ, người từ một nước nào đó…. (Hiện tượng này ngược hẳn với tiếng Việt ) Ví du:

Hur många av er kan tala engelska, tyska eller franska ?

Bao nhiêu người trong số các bạn nói được tiếng Anh, Đức hoặc Pháp ?

Tên các ngày trong tuần, tên tháng và tên các mùa :

måndag, tisdag, onsdag…
oktober, november, december…
vår, sommar, höst, vinter

thứ hai, thứ ba, thứ tư…
tháng 10, tháng 11, tháng 12
xuân, hạ, thu, đông.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển- phần 6

6 Mệnh đề có nhiều động từ. Mệnh lệnh thức

6.1 Hai hay nhiều động từ liên tiếp

Một số động từ có thế đứng liền trước một động từ khác, vì thế phải có sự sắp đặt các động từ ấy. Ví dụ như sau:

Sắp xếp động từ trong tiếng Thụy Điển

6.2 Thành lập động từ nguyên mẫu từ dạng hiện tại

Trong từ điển, bạn thường tìm thấy động từ viết ở dạng nguyên mẫu. Khi mới học tiếng Thụy Điển, bạn thường dùng dạng hiện tại của động từ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên biết cách tính ra dạng nguyên mẫu của động từ. Như đã giới thiệu ở phần 2.1, những động từ ở thì hiện tại đều chấm dứt bằng ar hoặc er:

Động từ -ar

Nếu động từ ở thì hiện tại chấm dứt bằng ar, bạn xóa bỏ r để thành lập dạng nguyên mẫu:

Cách thành lập động từ dạng ar

Động từ -ar ở thì quá khứ chấm dứt bằng ade. Nếu tìm thấy một dạng như thế, bạn có thể hình thành dạng nguyên mẫu bằng cách xóa bó de (öppnade —-> öppnade—> öppna).

Động từ -er

Nếu động từ ờ thì hiện tại chấm dứt bẳng er, đế thành lập dạng nguyên mâu, bạn xóa bỏ er, sau đó thêm a:

Cách thành lập động từ dạng er

Động từ -er có nhiều dạng khác nhau ở thì quá khứ, vì vậy sự thành lập dạng nguyên mẫu của loại động từ này khá phức tạp. Vấn đề này sẽ được trình bày ờ phần 9.3, 9.7, 9.8.

6.3 Một số trợ động từ thường dùng

Có một số dộng từ, gọi là trợ động từ (hjälpverb), chỉ được dùng chung với những động từ khác. Những động từ khác này gọi là động từ chính (huvudverb). Trợ động từ luôn luôn dứng trước động từ chính. Vì có trách nhiệm trợ giúp cho những động từ chính, nên chúng dược gọi là trợ động từ.
Sau đây là những trợ động từ quan trọng nhất. Mỗi trợ động từ dưới đây được viết thành một đề mục bằng nét đậm ở dạng nguyên mẫu, trong ngoặc là dạng hiện tại và quá khứ. Những trợ động từ này rất thường dùng, nên bạn học thuộc càng sớm càng tốt:

Trợ động từ trong tiếng Thụy Điển

Chú ý: vilja ha (vill ha, ville ha). Khi một danh từ làm túc từ, người ta dùng cặp động từ vilja ha và chúng vẫn có nghĩa là ‘muốn’:

Jag vill ha kaffe. Tôi muốn (có) cà phê.
Jag vill ha grädde till kaffet. Tôi muốn thêm sữa béo vào cà phê.

få (får, fick) ‘được phép, phải, bị’

Du får röka, om du vill. Bạn được hút thuốc, nếu bạn muốn.
Hon får inte komma i kväll. Cô ấy không được đến tối nay.
Vi fick träffa hans fru. Chúng tôi đã được gặp vợ anh ta.

Chú ý: Động từ này cũng thường dược dùng như một động từ chính, lúc đó nó có nghĩa là ‘được, nhận được’:

Hon fick en chokladask. Cô ấy nhận được một hộp sô-cô-la.
Du får en tia, om du hjälper mig.Bạn được mười đồng, nếu bạn giúp tôi.

– (måste, måste) ‘phải, buộc phải’. Động từ này không có dạng nguyên mẫu. Dạng hiện tại và quá khứ giống hệt như nhau.

Du måste gå hem nu.và quá khứ giống hệt như nhau.
Olle måste sälja bilen.Bạn phải về nhà bây giờ.
Jag måste arbeta hela kvällen i går. Men jag måste inte arbeta varje kväll.
Olle buộc phải bán xe hơi.Tôi phải làm việc cả tối hôm qua. Nhưng tôi không phải làm việc mõi tối.

behöva (behöver, behövde) ‘cần’
Du behöver bara stanna två dagar. Bạn chi cần ở lại hai ngày.
Han behöver inte vänta länge. Anh ta không cần đợi lâu.

skola (ska, skulle)
Nếu động từ này đứng riêng một mình thì thường có nghĩa là ‘cần, nên, phải’. Khi đi đôi với phủ định từ: Ska inte thì có nghĩa là ‘không được, không nên’. Động từ này còn dùng để lập thì tương lai và lúc đó có nghĩa là ‘sẽ’. Đôi khi nó có dạng trong văn viết là skall thay cho ska.

Du ska inte göra så. Bạn không được làm như thế.
Man ska alltid fråga honom två gånger. Han kan inte bestämma sig. Người ta bao giờ cũng phải hỏi anh ta hai lần. Anh ta không (tự) quyết định được.
Vi ska köpa ett hus på landet. Chúng tôi sẽ mua một ngôi nhà ở vùng quê.

böra (bör, borde) ‘nên, đúng ra, đáng lẽ, cần phải, chắc phải’

Man bör inte dricka mer än sex koppar kaffe om dagen.Không nên uống quá sáu ly cà phê mỗi ngày.
Du borde köpa en ny väska. Đáng lẽ bạn phải mua một cái túi xách mới.
Hon borde vara framme nu. Chắc cô ta phải tới nơi rồi.

bruka (brukar, brukade) ‘thường, theo thói quen, theo qui luật’
Jag brukar dricka kaffe efter maten. Tôi thường uống cà phê sau khi ăn.
Josefin brukar skriva dagbok varje dag.Josefin thường viết nhật ký mõi ngày.
Vi brukar spelar kort på lördagskvällarna.Chúng tôi thường chơi bài vào những tối thứ bảy.

Chú ý: Động từ này cũng thường được dùng như một động từ chính, lúc đó nó có nghĩa là ‘trồng cấy, sử dụng đất đai’.

6.4 Mệnh lệnh và mệnh lệnh thức

Nếu muốn yêu cầu một người khác một việc gì, bạn có thể dùng một dạng đặc biệt của động từ:

Komhit! Đến đây!
Öppna dörren! Mở cửa!
Prata inte! Đừng nói chuyện!

Những dạng này của động từ gọi là mệnh lệnh thức (imperativ). Mỗi động từ chỉ có một dạng mệnh lệnh thức.

Nếu biết dạng hiện tại của dộng từ -ar hoặc động từ -er, bạn có thể thành lập mệnh lệnh thức bằng cách như sau:

Động từ -ar

Động từ -ar có mệnh lệnh thức giống dạng nguyên mẫu. Như thế, từ dạng hiện tại bạn có thế thành lập mệnh lệnh thức bằng cách xóa bỏ r:

Cách thành lập dạng imperativ của động từ ar

Động từ -er

Động từ -er có mệnh lệnh thức khác dạng nguyên mẫu. Từ dạng hiện tại bạn có thế thành lập mệnh lệnh thức bằng cách xóa bỏ er:

Cách thành lập dạng imperativ của động từ er

Tiếc rẳng bạn không thể thành lập được mệnh lệnh thức nếu chỉ biết dạng nguyên mẫu của động từ, vì cả hai động từ -ar và động từ -er đều tận cùng bằng a ở dạng nguyên mẫu. Do đó, nhìn vào dạng nguyên mẫu bạn sẽ không phân biệt được đó là động từ -ar hay động từ -er. (Nhưng nếu bằng một cách nào đó mà biết đó là động từ -ar thì bạn giữ nguyên dạng, còn nếu là động từ -er thì xóa bỏ a để thành lập mệnh lệnh thức).

6.5 Mệnh lệnh và phép lịch sự

Để được lịch sự, người ta thường đặt thêm “är du snäll” vào cuối mệnh đề hoặc “var snäll och” vào đầu mệnh đề:
Köp en kvällstidning, är du snäll! Bạn làm ơn mua hộ tờ báo buổi chiều!
Stäng dörren, är du snäll! Bạn làm ơn đóng cửa lại!
Var snäll och hämta en kudde! Bạn làm ơn lấy hộ cái gối!

Snäll là một tính từ. Nếu «ra lệnh» hoặc yêu cầu nhiều người cùng một lúc, bạn phải dùng dạng số nhiều là snälla (xem chương 11):

Stäng dörren är ni snälla! Các bạn làm ơn đóng cửa lại!
Var snälla och stäng dörren! Các bạn làm ơn đóng cửa lại!

Chú ý: snäll bình thường có nghĩa là ‘hiền, dẽ thương, dễ mến, người tốt bụng…’. Cho nên thực ra bạn có thế dịch câu trên là: ‘Hãy dễ thương và đóng cửa lại’.

Thông thường, để thay cho mệnh lệnh thức và để lịch sự hơn, thì nên dùng một câu hỏi nếu bạn muốn «yêu cầu» ai làm một việc gì đó. Với câu hỏi này bạn không đợi một câu trả lời, nhưng đợi một hành động của người mà bạn «yêu cầu»:

Kan du öppna fönstret? Bạn có thể mở hộ cửa sổ được không?
Kan du räcka mig saxen? Bạn có thế đưa tôi cái kéo dược không?
Kan ni stänga ytterdörren? Các bạn có thể đóng hộ cừa ngoài được không?

6.6 Cách sắp đặt từ trong những mệnh đề nhiều động từ

Trong những bảng về cách sắp đặt từ đã nói ở những phần trước, động từ thứ nhất được đánh dấu với số 1: ĐỘNG TỪ1. Nếu có nhiều động từ khác, thì chúng được viết ở cột ĐỘNG TỪ:

Vị trí của từ trong mệnh đề nhiều động từ

6.7 Trạng ngữ của mệnh đề

Có một số trạng ngữ đặc biệt được đặt ở một vị trí khác trong mệnh đề so với vị trí của những trạng ngữ bình thường. Chúng được gọi là trạng ngữ của mệnh đề (satsadvcrbial). Inte (xem 4.1) là một ví dụ cho trạng ngữ của mệnh đề. (Chú ý rằng trạng ngữ có thể là một trạng từ trong một mệnh đề). Những trạng ngữ khác là:
alltid ‘luôn luôn’,
ofta ‘thường thường’,
ibland ‘đôi khi”
aldrig ‘không bao giờ’,
ju ‘kia mà, cơ mà, mà lại’,
säkert ‘chắc chăn’,
(nog)có lẽ, chắc là’, kanske ‘có lẽ’,
lyckligvis ‘may sao, may mà’,
tyvärr ‘tiếc rẵng, rất tiếc là’,
förhoppningsvis ‘hy vọng rằng’,
sällan ‘ít khi’.

Các trạng ngữ cùa mệnh đề được đặt trực tiếp sau ĐỘNG TỪ^:

Vị trí của trạng ngữ trong mệnh đề

6.8 Câu hỏi vâng,có/không có nhiều động từ

Khi bạn đặt một câu hỏi mà người ta có thể trả lời vâng hoặc không, thì ĐỘNG TỪ1 luôn đứng ở đầu câu và chủ từ đứng liền sau ĐỘNG TỪ1:
Chú ý: Trong câu trả lời ngắn (xem thay thế được bằng động từ göra:
Kan du simma?Bạn biết bơi không?
– Ja, det kan jag.Vâng, tôi biết bơi.
– Nej, det kan jag inte.Không, tôi không biết bơi.
Får vi röka här?Chúng tôi được hút thuốc ở đây không?
– Ja, det får ni.Vâng, các bạn được.
– Nej, det får ni inte. Không, các bạn không được.

6.9 Câu hỏi có nghi vấn từ và sự chuyển ra phía trước (khi có nhiêu động từ)

Câu hỏi có nghi vấn từ và sự chuyển ra phía trước có thể được phối hợp thành một qui tắc như bảng sắp xếp từ ngữ sau đây:

Đảo ngữ trong tiếng Thụy Điển

Vị trí của chủ từ bị bỏ trống như trong ví dụ cuối, vì nghi vấn từ đã đóng vai trò chủ từ.

Sách học ngữ Pháp Thụy Điển – Phần 5

5 ĐẠI DANH TỪ

5.1 Nhân xưng đại danh từ

Nhân xưng đại danh từ có dạng đặc biệt khi chúng đóng vai trò một túc từ và khi đó chúng được gọi là dạng túc từ (objektsform).

Nhân xưng đại danh từ trong tiếng Thụy Điển

Chú ý: Tiếng Thụy Điển chỉ có một nhân xưng đại danh từ cho mỗi ngôi, vì thế, tùy hoàn cảnh mà dịch sang tiếng Việt: jag có thể là ‘tôi, tao, anh, em…’, du có thể là ‘bạn, mày, anh, chị…’ Các ngôi khác cũng vậy.

Ở phần 2.6 chúng tôi đã giới thiệu những dạng nhân xưng đại danh từ đóng vai trò chủ từ . Sau đây là dạng tương ứng khi chúng làm túc từ:

Chủ từ và dạng túc từ của nó trong tiếng Thụy Điển

Mig và dig đọc là mej và dej. Đọc cách này chính là đọc theo dạng đàm thoại của chúng. Đôi khi chúng cũng được viết như vậy trong văn viết.

Jag älskar dig. = Jag älskar dej.
Älskar du mig? = Älskar du mej?

Ngoài ra, cả hai de và dem đều có dạng đàm thoại là dom:
De kommer i morgon. = Dom kommer i morgon.
Jag ser dem. = Jag ser đom.

Nếu dùng dạng đàm thoại này thì bạn không thấy được sự khác biệt giữa dạng chủ từ và dạng túc từ.

Trong tiếng Thụy Điển, nhân xưng đại danh từ làm túc từ chỉ có một dạng như trên. Chúng cũng không thay đổi cả khi đi cùng với những động từ có giới từ đi theo:

Kalle gillar Maria. Kalle thích Maria.
Han talar alltid om henne. Anh ta luôn luôn nói về cô ta.
Han väntar på henne flera timmar. Anh ta đợi cô ta (trong) nhiều giờ.
Han talar länge med henne. Kalle är mycket förtjust i henne. Anh ta nói chuyện lâu với cô ta. Kalle rất mê thích cô ta.

5.2 Dạng phản thân

Dạng phán thân (reflexiv form) đặc biệt của một số nhân xưng đại danh từ là sig. Dạng này được dùng khi túc từ và chủ từ là cùng một người. Hãy so sánh hai câu sau:

Dạng phản thân của chủ từ trong tiếng Thụy Điển

Trong mệnh đề thứ hai, sig được đánh dấu mũi tên quay trở lại chủ từ, để cho thấy rằng chủ từ thực hiện một hành động cho chính mình.
Có bốn túc từ không được đổi thành sig mà thành mig, dig, oss, và er.
Häy so sánh nhữmg ví dụ sau:
Jag kammar mig.
Tôi (tự) chài tóc tôi.
Du kammar dig.
Bạn (tự) chải tóc bạn.
Han kammar sig.
Anh ta (tự) chải tóc anh ta.
Hon kammar sig.
Cô ta (tự) chải tóc cô ta.
Vi tvättar oss.
húng tôi (tự) tắm chúng tôi.
Ni tvättar er.
Các bạn (tự) tẳm các bạn.
De tvättar sig.
Họ (tự) tăm họ.

Sig có một dạng dàm thoại đặc biệt mà đôi khi cũng được dùng trong văn viết, là sej:

Per tvättar sig. = Per tvättar sej.

Sau đây là bảng tổng kết tất cả các dạng của nhân xưng đại danh từ:

5.3 man

Một đại danh từ rất thông dụng khác là man ‘người ta, bạn’. Man được dùng để ám chỉ một người nào đó không rõ rệt, hoặc khi nói về một điều nào đó có tính chất chung chung cho mọi người «hoặc nói chung về con người»:

Man blir trött, om man sover för mycket.
Người ta trở nên mệt mỏi, nếu người ta ngủ quá nhiều.

I Sverige dricker man mycket kaffe..
Ở Thụy Điến người ta uống nhiều cà phê.

På vintem åker man ofta skidor.
Vào mùa đông, người ta thường đi trượt tuyết.

Man ser sjön från balkongen.
Người ta thấy cái hồ từ ban công.

Dạng túc từ của man là en. Nếu túc từ ám chỉ trở lại chủ từ thì người ta dùng dạng phản thân là sig:

Ingen gillar en om man skryter.
Không ai thích bạn, nếu bạn khoe khoang.

Man frågar sig, varför det hände.
Người ta tự hỏi, tại sao điều đó đã xảy ra.

Túc từ và dạng phản thân của Man

5.4 Cách sắp đặt từ trong mệnh đề có đại danh từ

Đại danh từ đóng vai trò túc từ luôn luôn đứng ở cùng một vị trí như một danh từ đóng vai trò túc từ:

Cách sắp đặt từ trong mệnh đề có đại danh từ

Nếu một mệnh đề có chứa phủ định từ inte thì đại danh từ làm túc từ đặt trước inte . Hãy so sánh các câu sau:
Hon läste det inte.
Cô ta (đã) không đọc nó.

Hon läste inte brevet.
Cô la (đã) không đọc thư ấy.

Jag såg inte Per.
Tôi (đã) không thấy Per.

Jag såg honom inte.
Tôi (đã) không thấy anh ta.

Ở một số trường hợp, đại danh từ làm túc từ có thể đặt sau inte giống như một túc từ bình thường nếu bạn không muốn nhấn mạnh và làm nổi bật nó:

Känner du Per?
Nej, jag känner inte honom. Men jag känner hans bror.

Bạn quen Per không?
Không, tôi không quen anh ta. Nhưng tôi quen em trai của anh ta.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển- phần 4

Phần 4 CÁC LOẠI MỆNH ĐỀ

4.1 Mệnh đề phủ định: không

Để nói một điều gì đó không phải là như vậy, người ta thường dùng phủ định từ ”inte” – ‘không’. Mệnh đề chứa phủ định từ ”inte” gọi là mệnh đề phủ định. Ngược lại với mệnh đề phủ định là mệnh đề khẳng định.
Mệnh đề khẳng định:  Jag dricker kaffe. Tôi uống cà phê.
Mệnh đề phủ định:  Jag dricker inte kaffe. Tôi không uống cà phê.
Người ta lập Mệnh đề phủ định bằng cách đặt ”inte”trực tiếp sau động từ:

Mệnh đề phủ định

4.2 Câu hỏi vâng (có)/không

Người ta cũng chia câu thành hai loại: câu khẳng định và câu hỏi. Câu khẳng định dùng khi bạn muốn nói điều gì đó cho người khác. Còn câu hỏi dùng khi chính bạn muốn biết một điều gì đó:

Câu hỏi và câu khẳng định

Người ta trả lời những câu hỏị trên bằng ”ja” – ‘vâng’ hoặc ”nej”- ‘không’, nên chúng được gọi là những câu hỏi vâng (có)/không (ja/nej-frågor). Ở đoạn 1.2 bạn đã thấy một loại câu hỏi khác, bắt đầu bẳng một nghi vấn từ, do đó chúng được gọi là những câu hỏi có nghi vấn từ. Chúng ta sẽ trở lại loại câu hỏi này trong phần sau.

Trong tiếng Thụy Điển, muốn biểu thị một câu là câu hỏi, người ta chỉ cần đặt động từ ở đầu câu và chủ từ đứng kế liền sau đó:

Cách sắp xếp câu hỏi có không trong tiếng Thụy Điển

Sự khăng khít giữa chủ từ và động từ (3.3) cũng đúng cả với mệnh đề nghi vấn, nghĩa là luôn luôn có một chủ từ đứng liền sau động từ. Nếu không đặt chủ từ sau động từ như thế (trong một câu hỏi), bạn sẽ không thế thấy sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi. Hãy so sánh những ví dụ sau:

Câu khẳng định và câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Giả sử bạn bỏ chủ từ hình thức det trong hai câu ví dụ cuối, bạn sẽ không thấy được sự khác biệt giữa câu khẳng định và câu hỏi!

4.3 Câu hỏi có nghi vấn từ

Câu hỏi có nghi vấn từ là những câu hỏi không thể trả lời vâng(có) hoặc không được. Vì nếu trả lời như thể sẽ gây ra vấn đề ngộ nhận. Hãy xem ví dụ sau đây:

Sten äter ett äpple i köket på morgonen.
Sten ăn một quả táo trong bếp vào buổi sáng.

Sẽ có nhiều câu hỏi và trả lời như sau:

Vad gör Sten? Han äter.
Sten làm gì? Anh ta ăn.

Vad äter han?
Anh ta ăn gì?
Var äter han?
Anh ta ăn ờ đâu?
När äter han?
Anh ta ăn lúc nào?

Như chúng ta thấy ở những ví dụ trên, khác hẳn với tiếng Việt, nghi vấn từ trong một câu hỏi tiếng Thụy Điển phái đứng đầu và tiếp ngay sau đó là động từ.
Hãy luôn luôn làm theo qui tắc như trong bảng sau đây:

Nguyên tắc đặt câu hỏi trong tiếng Thụy Điển

Chú ý rằng: ngay cả trong những câu hỏi có nghi vấn từ cũng có sự khăng khít giữa chủ từ và động từ. Trong một mệnh đề phải có chủ từ. Vị trí của chủ từ chỉ được bỏ trống khi nghi vấn từ đã làm nhiệm vụ thay cho chủ từ. Ví dụ:

Cũng cần chú ý thêm rằng: nghi vấn từ vem và vad không bao giờ thay đổi. Chúng có cùng một dạng trong cả hai trường hợp khi làm chủ từ và túc từ:
Vem ser du?
Bạn thấy ai?
Vem ser dig?
Ai thấy bạn?
Vem vet svaret?
Ai biết câu trả lời?
Vad är bäst?
Cái gì tốt nhất?
Vad köpte du?
Bạn đã mua cái gì?

4.4 Nghi vấn từ

Những nghi vấn từ quan trọng nhất đã được trình bày ở phần trên. Chúng sẽ được nhắc lại trong các ví dụ dưới đây. Ngoài ra còn một số nghi vấn từ đặc biệt nữa cũng sẽ được đề cập tới. Tốt nhất, bạn nên học thuộc ngay.

Vem ‘ai’ dùng để hỏi về người, vem có thể làm chủ từ và cũng có thể làm túc từ. Khi muốn hỏi ‘của ai’ bạn dùng vems. Số nhiều của vem là vilka.

Vem står där borta? Ai đứng đầng kia?
Vem träffade du i går? Bạn đã gặp ai hôm qua?
Vems cykel lånade du? Bạn đã mượn xe đạp của ai?
Vilka kommer i kväll? Những ai sẽ đến chiều nay?

Vad ‘cái gì’ dùng để hỏi về dồ vật. Vad cũng không bao giờ thay đối. Vad irri terar dig så? Cái gì làm bạn khó chịu thế?

Vad köpte Olle? Olle đã mua cái gì?
Vad sa han? Anh ấy đã nói gì?

Những nghi vấn từ sau đây dùng dể hỏi về vị trí:

Var ‘ở đâu’ hoặc ‘chỗ nào’
Var bor du?Bạn ờ đâu?
Var är tvålen? Xà phòng đâu?

Vart ‘về dâu’
Vart reste ni på semester? Các bạn đã đi đâu trong kỳ nghi phép (vừa qua)?

Varifrån ‘từ đâu’
Varifrån kommer du? Bạn từ đâu đến?

När ‘khi nào’, ‘lúc nào’, ‘bao giờ’… là nghi vấn từ quan trọng nhất, dùng đế
hỏi về thời gian:

När tvättade du fönstren? Bạn đã lau cửa sổ lúc nào?
När levde Napoleon? Na-pô-lê-ông đã sống khi nào?

Hur dags ‘lúc mấy giờ’, ‘hồi nào’… là nghi vấn lừ có thể dùng thay cho när khi bạn muốn dược trả lời bằng giờ giấc:

När vaknade du i morse? Bạn thức dậy lúc nào sáng nay?
Klockan sju.Bảy giờ.

Hur dags vaknade du i morse? Klockan sju.
Bạn thức dậy lúc mấy giờ sáng nay? Bảy giờ.

Varför ‘lại sao’ dùng đế hỏi nguyên nhân:

Varför ljög du? Tại sao bạn đã nói dối?
Varför grâterSten? Tại sao Sten khóc?

Hur ‘như thế nào’, ‘ra sao’, ‘bẵng cách nào’ dùng để hỏi phương pháp, cách
thức:

Hurkom du till Sverige? Bạn đã đến Thụy Điển bằng cách nào?
Hur gör man långmjölk? Người ta làm sữa chua bằng cách nào?

Ngoài ra còn có nhiều cách hỏi khác bẳt đầu bẳng hur:

Hur mycket ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại không đếm được)

Hur mycket kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Hur mycket är klockan? Mấy giờ rồi?

Bạn cũng có thể dùng vad để thay cho hur mycket nểu nghi vấn từ này không bố nghĩa trực tiểp cho một danh từ nào:

Vad kostar potatisen? Khoai tây giá bao nhiêu?
Vad är klockan? Mấy giờ rồi?

Nếu nghi vấn từ trong câu hói loại này đi liền với một danh từ thì chì được phép dùng hur mycket:

Hur mycket öl drack han? Anh ta đã uống bao nhiêu bia?
Hur många ‘mấy’, ‘bao nhiêu’ (dùng cho những danh từ loại đếm được)

Hur många bam har ni? Ông bà có mấy người con?
Hur många kommer på festen? Bao nhiêu người sẽ đến dự tiệc?

Hur långt ‘bao xa’
Hur långt är det till skolan? Đến trường bao xa?

Hur länge ‘bao lâu’
Hur länge var du i England? Bạn đã ử Anh quốc bao lâu?

Hur ofta ‘thường xuyên đến mức nào’ (ý muốn hỏi: bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian cố định nào dó)

Hur ofta går du på bio? En gång i veckan.
Bạn đi xem phim thường xuyên đến mức nào ? mỗi tuần một lần

4.5 Một phần nữa của mệnh đề đe: trạng ngữ

Khi muốn nói về một sự kiện xảy ra ở nơi nào đó hoặc khi nào đó, người ta dùng một phần của Mệnh đề, phần đó được gọi là trạng ngữ (adverbial). Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển thường đứng sau túc từ. Bạn không nên làm khác qui tắc này khi chưa học được những qui tắc đặc biệt hướng dẫn bạn làm cách khác.

Trạng ngữ trong tiếng Thụy Điển

Trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi var? ‘ở đâu?’ gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn (platsadverbial). Còn trạng ngữ dùng để trả lời cho câu hỏi när? ‘khi nào?’ gọi là trạng ngữ chỉ thời gian (tidsadverbial). Trường hợp Mệnh đề chứa cả hai loại trạng ngũ’ nói trên, thì trạng ngữ chỉ nơi chốn thường đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian:

Vị trí trạng ngữ trong câu

Trạng ngũ’ thường mô tả các hoàn cảnh có liên quan đến sự kiện do động từ mô tả. Ngoài ra còn một vài trạng ngữ nữa. Phần Mệnh đề trả lời cho câu hòi
hur? ‘như thế nào?’ cũng là một trạng ngữ và thường đứng sau túc từ:


Chú ý: trạng ngữ có ý nghĩa giống trạng từ, nhưng trạng ngũ’ là một phàn của một Mệnh đề và không bắt buộc phải là một từ.

4.6 Sự chuyển ra phía trứơc

Một cách nói khá thông dụng là người ta mở đầu một Mệnh đề bằng một trạng ngữ, chứ không phải bằng một chủ từ (còn gọi là chủ ngữ). Việc làm như thế gọi là sự chuyển ra phía trước của trạng ngữ (spetsställning). Khi chuyển trạng ngữ ra phía trước, chủ từ luôn luôn phải đặt liền sau động từ, giống hệt như khi một nghi vấn từ mở đầu một câu hỏi. Trong bảng sau đây, phần được đưa ra phía trước gọi là X. Một số ví dụ lấy từ những phần trước, nhưng ở đây, chúng có sự sắp xếp khác:

Vị trí của các thành phần trong 1 câu

Trong mỗi mệnh đề, bạn chỉ được chuyển một phần ra phía trước. Không chỉ trạng ngữ mới có thể được chuyển ra phía trước, mà cả những phần khác của mệnh đề cũng được làm như thế, chẳng hạn như túc từ. Ngay trong trường hợp này, chủ từ cũng phải đặt liền sau động từ. Việc chuyển một túc từ ra phía trước thường ít thông dụng, nên cần tránh trong giai đoạn học đầu tiên này. Tuy vậy, các cách nói sau đây của một câu tiếng Thụy Điển đều đúng:

Jag köpte den här väskan i Italien.
I Italien köpte jag den här väskan.
Den här väskan köpte jag i Italien.

Cả ba câu trên đều có thể dịch là: ‘Tôi đã mua cái túi xách này bên Ý.’

4.7 Câu trả lời ngắn

Đối với câu hỏi vâng/không, bạn chi cần trả lời vâng hoặc không:

Câu hỏi: Kommer du i morgon? Ngày mai bạn đến không?
Trả lời: Ja. eller Nej. Vâng, hoặc Không.

Thế nhưng người ta thường đặt thêm một mệnh đề ngắn vào câu trả lời. Đây là cách trả lời không có sự tương ứng trong tiếng Việt. Câu trả lời như thế gọi là câu trả lời ngắn (kortsvar):

Câu hỏi: Röker han? Anh ta hút thuốc không?
Trả lời ngắn: Ja, det gör han. Vâng, anh ta hút.
Nej, det gör han inte. Không, anh ta không hút.

Trong câu trả lời ngắn, người ta không lặp lại động từ trong câu hỏi, mà thay bằng động từ göra, nếu ờ thì hiện tại: dùng gör, còn thì quá khứ: dùng gjorde. Vì vậy, tuy bạn thấy dịch sang tiếng Việt là ‘Vâng, anh ta hút’, nhưng thực ra tiếng Thụy Điển viết là ‘Vâng, anh ta làm điều đó’.
Cũng nên chú ý cách sắp đặt từ trong câu trả lời ngắn:

Câu trả lời ngắn

Sau đây là những ví dụ khác:
Arbetar du här? Bạn làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi làm ờ đây.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không làm ờ đây.

Arbetar de här? Họ làm ờ đây phải không?
– Ja, det gör de. – Vâng, họ làm ử đây.
– Nej, det gör de inte. – Không, họ không làm ờ đây.

Känner du Peter? Bạn quen Peter không?
– Ja, det gör jag. – Vâng, tôi quen.
– Nej, det gör jag inte. – Không, tôi không quen.

Lyssnar han på radio? Anh ấy nghe ra-đi-ô phải không?
– Ja, det gör han. – Vâng, anh ấy nghe.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ấy không nghe.

Có một số động từ không đưực thay thế bằng göra mà phải lập lại. Những động từ quan trọng nhất trong số đó là động từ vara (hiện tại: är, quá khứ:var) và ha (xem 4.9):

ÄT du trött? Bạn mệt không?
– Ja, det är jag. – Vâng, tôi mệt.
– Nej, det är jag inte. – Không, tôi không mệt.

Har han en syster? Anh ẩy có chị/ em gái phải không?
– Ja, det har han. – Vâng, anh ấy có.
– Nej, det har han inte. – Không, anh ấy không có.

Các trợ động từ sẽ được viết rõ ở phần 6.3 và 6.8.
Khi trả lời ‘vâng’ cho một câu hỏi phủ định, người ta dùng một từ đặc biệt: jo, thường dịch là ‘có chứ’:

Köpte han inte bilen? Anh ta đã không mua chiếc xe đó?
– Jo, det gjorde han. – Có chứ, anh ta mua rồi.
– Nej, det gjorde han inte. – Không, anh ta không mua.

Röker han inte? Anh ta không hút thuốc phải không?
– Jo, det gör han. – Có chứ, anh ta hút.
– Nej, det gör han inte. – Không, anh ta không hút.

Chú ý: khi đồng ý với câu hỏi, bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt cho hai câu trên là: ‘Vâng, anh ta không mua.’ và ‘Vâng, anh ta không hút.’ Nhưng trong tiếng Thụy điển bạn chỉ nên trả lời là ‘Không, anh ta không mua.’ và ‘Không, anh ta không hút.’ đế tránh sự ngộ nhận.

4.8 ‘Sten tittar på teve‘

Tiếng Thụy Điển có khá nhiều động từ đòi hỏi phải có một giới từ đứng trước túc từ. Ví dụ:

Giới từ trong tiếng Thụy Điển

Giới từ nào sẽ được dùng kèm với động từ nào đây? Không có một qui tắc nào qui định vấn đề này. Vì vậy, bạn nên học thuộc lòng cả động từ và giới từ kèm theo. Trong số từ, bạn nên ghi như sau:

titta på (tịttarpå) xem, coi
leta efter (letar efter) tìm, kiếm

Thông thường, giới từ không có trọng âm, vì vậy chỉ trong động từ mới được đặt dấu trọng âm cho nguyên âm ngắn hoặc dài. Bằng cách ấy bạn có thể biết được trọng âm nằm nơi nào.

4.9 Động từ vara và ha

Hai động từ được dùng nhiều nhất trong tiếng Thụy điển là vara ‘là, thì, có mặt..’ và ha ‘có…’

Vara (hiện tại: är, quá khứ: var) được dùng trước tính từ trong cách cấu tạo câu như sau:

Per är glad. Per vui sướng.
Väskan är tung. Túi xách này nặng.

Chú ý: Trong tiếng Việt không cần có động từ trong loại câu có cấu trúc kiểu này.

Ngoài ra nó còn được dùng trong một số cấu trúc khác như sau:

Maria är min vän. Maria là bạn tôi.
Eva var sjuk i går. Hon varhemma hela dagen.
Eva bị bệnh hôm qua. Cô ấy đã ờ nhà cả ngày.
Våren är här. Mùa xuân đang ở đây.

Ha (hiện tại: har, quá khứ: hade) được dùng như sau:
Eva har en bror. Eva có một anh (hoặc: em trai).
Vi har en lägenhet i centrum. Chúng tôi có một gian nhà ở
trung tâm.
Sten hade en röd jacka i fjol. Sten có một cái áo blu-dông đỏ
năm ngoái.

Ngoài ra, còn có một số cách diễn tả khác, dùng với vara và ha như sau:
tuổi tác
Hur gammal är du?
Jag är 43 år.

đói khát
Jag är hungrig.
Men jag är inte törstig.

nhiệt độ
Det är varmt i dag.
Det är kallt i rummet.

đúng sai
Jag har rätt.
Du har fel.

vội vàng
Hon har alltid bråttom.
Cô ta luôn luôn vội vàng.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 2

2 .Các lọai từ

Hầu hết trong các ngôn ngữ, từ ngữ đều tuân theo một số qui tắc văn phạm. Để trình bày vấn để này, người ta chia từ ngữ thành các loại từ (ordklass). Trong phần trước chúng ta đã gặp một loại từ quan trọng là động từ. Nó luôn đứng ở vị trí nhất định trong câu. Ngoài ra động từ có một đặc tính tiêu biểu là cách chia động từ bằng những đuôi nhất định.

2.1 Động từ và cách chia động từ

Như chúng ta đã thấy, động từ thường diễn tả hành động hoặc những gì xảy ra. Động từ có những dạng khác nhau tùy thuộc vào thởi gian khi hành động hoặc sự việc đó xảy ra. Các dạng khác nhau của động từ tùy thuộc vào thời gian gọi là thì hoặc thời (tempus). Đây là vấn đề quan trọng nhất trong cách chia động từ. Trong những cặp mệnh đc sau đây, động từ có các dạng khác nhau, vì chúng biến dạng theo các thì khác nhau:

Olle arbetar i dag. Olle làm việc hôm nay.
Olle arbetade i går. Olle đã làm việc hôm qua.
Olle dansar nu. Olle đang khiêu vũ lúc này.
Olle dansade för en timme sedan. Olle đã khiêu vũ 1 giờ trước.
Olle duschar nu. Olle đang tắm lúc này
Olle duschade i morse. Olle đã tắm lúc sáng nay.

Trong từng cặp mệnh đề trên, động từ trong câu thứ nhất chấm dứt bằng r, trong câu thứ hai bằng de. Như vậy, r và de là hai đuôi khác nhau của động từ. Đuôi r cho thấy sự việc đang xảy ra ở thì hiện tại (presens). Còn đuôi de cho thấy sự việc đã xảy ra ở thì quá khứ (preteritum có sách gọi là imperfekt).

Tiếng Thụy Điển không phân biệt giữa động từ hoàn thành hoặc chưa hoàn thành như một số ngôn ngữ khác. Các ví dụ sau đây, khi dịch sang một số ngôn ngữ khác thì có những điều đặc biệt về cách chia động từ, còn đối với người nói tiếng Việt thì tương đối hiển nhiên:

Peler đang nói chuyện bằng điện thoại đúng vào lúc này.
Petcr thường nói chuyện bằng điện thoại.
Peter đã nói chuyện điện bằng thoại lúc 4 giở.
Peter đã nói bằng điện thoại cả ngày hôm qua.

Ở ví dụ thứ hai, bạn không thể xác định được Peter nói chuyện khi nào: quá khứ, hiện tại hay tương lai, nhưng động từ được dùng ở thì hiện tại.

Bước đầu học tiếng Thụy điển, bạn thường gặp động từ ở thì hiện tại, như ví dụ sau đây:

Sten cyklar. Sten đi xe đạp (đang đi xe đạp)
Bạn phải làm thế nào nẽu muốn hình thành một mệnh đề tương ứng với mệnh đề trên ở thì quá khứ? Để giải quyết vấn này, bạn phái chuyển động từ ở thì hiện tại sang thì quá khứ, theo qui tắc đơn giản sau:
Thì quá khứ = bỏ r của dạng hiện tại và đặt thêm de.
Ví dụ:
cyklar —> cykla/ + de —> cyklade

Hãy tập thành lập các dạng quá khứ của động từ trong những mệnh de sau đây:
Olle pratar. Olle đang nói chuyện.
Olle städar. Olle đang quét dọn.
Olle skrattar. Olle đang cười.

Giải đáp dĩ nhiên phải là:
Olle pratade. Olle đã nói chuyện.
Olle städade. Olle đã quét dọn.
Olle skrattade. Olle đã cưởi.

Vấn đề là không phải tất cả các động từ đều áp dụng theo qui tắc trên. Qui tắc trên chỉ đúng với các động từ tận cùng bằng ar ở thì hiện tại. Những động này gọi là động từ -ar. Ngoài ra còn một số khá nhiều những động từ tận cùng bằng er ở thì hiện tại, gọi là động từ -er. Chúng có dạng hơi khác ở thì quá khứ. Một số động từ trong nhóm này lại có dạng hoàn loàn khác, như trong ví dụ sau cùng dưới đây:

Olle läser. Olle đang đọc.
Olle läste. Olle đã đọc.
Olle skriver. Olle đangviết.
Olle skrev. Olle đã viết.

Tất cả các qui tắc dành cho các loại động từ sẽ được trình bày ở chương 9. Trước khi đọc đến chương dó, bạn nên dùng qui tắc thành lập thì quá khứ cho những động từ -ar. Nếu gặp phải một động từ loại khác, bạn nên tạm học thuộc lòng dạng quá khứ của chúng.

Khi tìm một động từ trong tự Điển, bạn thường thấy chúng được viết dưới dạng nguyên mẫu (infinitiv). Ví dụ như cykla, prata, läsa là dạng
nguyên mẫu của cyklar, pratar, läser. Động từ dạng nguyên mẫu thường tận cùng bằng a. Tiếc rằng dạng nguyên mẫu của động từ không có tác dụng gì cho các bạn mới học tiếng Thụy điển. Vì thế, trước hết bạn nên học động từ dạng hiện tại.

2.2 Danh từ và sự biến dạng của danh từ

Danh từ là từ chỉ người (kvinna ‘người đàn bà’, pojke ‘cậu bé’), thú vật (hund ‘con chó’, häst ‘con ngựa’) đồ vật (kniv ‘con dao’, sked ‘cái muống, cái thìa’) vật chất (vatten ‘nước’, järn ‘sắt’) và những khái niệm trừu tượng (skönhet ‘cái đẹp, vẻ đẹp’, styrka ‘cường độ’). Danh từ có nhiều nét đặc trưng trong cách đối của chúng, những vấn đề này sẽ được trình bày ở chương 10.

2.3 Số ít và số nhiều

Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, danh từ trong tiếng Thụy điển được đối theo số lượng (numerus’): sỗ ít (singular) và số nhiều (plural). Đuôi số nhiều có nhiều dạng khác nhau tùy theo từng loại danh từ. Ví dụ đổi stol sang số nhiều phải thêm ar: stol + ar —>; stolar. Nhưng khi đổi bank sang số nhiều lại thêm er: bank + er ->; banker.
Còn vài dạng khác nữa của số nhiều sẽ được trình bày kỹ ở phần 10.5. Giai đoạn đầu, bạn có thể học thuộc lòng những dạng số nhiều của một số danh từ bạn thường gặp phải.

2.4 Dạng xác định

Trong tiểng Thụy Điển, một danh từ thường đi kèm với một mạo từ (artikel) hay còn gọi là vật lượng từ. Có hai dạng: mạo từ không xác định (obestämd artikel) và mạo từ xác định (bestämd artikel):

MẠO TỪ KHÔNG XÁC ĐỊNH

en hund con chó
en katt con mèo

MẠO TỪ XÁC ĐỊNH
hunden con chó này
katten con mèo này

Mạo từ không xác định en là một từ độc lập có cùng dạng với số đếm là en : ‘một’. Người ta dùng từ này cho danh từ không xác định và thường phải đặt ra, ngay cả khi người ta không chú ý đến số lượng, miễn là danh từ ấy không chứa sẵn một mạo từ xác định. Khi ’en’ làm nhiệm vụ như một mạo từ không xác định thì nó không mang trọng âm.

Mạo từ không xác định được dùng khi người ta cho rằng người nghe chưa được biết rõ về ngưòi hay vật mà danh từ này ám chỉ, còn mạo từ xác định dùng khi người ta cho rằng người nghe có thể biết rõ một cách trực liếp lai lịch, hình dáng của ngưòi hay vật mà danh từ này ám chi. Trong trường hợp đơn giản nhất, mạo từ không xác định dùng khi danh từ được đề cập lần đầu, còn mạo từ xác định dùng khi danh từ đã được đề cập:
Jag ser en hund och en katt. Tôi thấy một con chó và một con mèo.
Hunden är arg och jagar katten. Con chó ấy giận dữ và đuổi con mèo ấy.

Có nhiều trường hợp không nằm trong qui tắc này. Để học và biết cách lựa chon khi nào dùng mạo từ xác định và khi nào dùng mạo từ không xác định, bạn cần có một thời gian dài. Bước đầu bạn nên chấp nhận ra những mạo từ trong các ví dụ viết bằng tiếng Thụy Điển. Đoạn 10.3 sẽ trình bày qui tắc lựa chọn đúng mạo từ.

2.5 Danh từ -en và danh từ -ett

Tiếng Thụy Điển có hai dạng mạo từ không xác định . Một số danh từ không có mạo từ en mà có mạo từ ett :

Sten köper en banan. Sten mua một quả chuối
Sten köper ett äpple. Sten mua một quả táo

Phải dùng en hay ett là tùy thuộc vào loại danh từ. Danh từ có mạo từ không xác định en gọi là danh từ -en, còn danh từ có mạo từ không xác định ett gọi là danh từ -ett. Thông thường người ta phải học từng danh từ để biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Khi viết vào sổ từ, bạn nên viết luôn cả mạo từ không xác định cùng với danh từ như sau:

en bannan
ett äpple

Mục đích là để bạn phải học luôn cả danh từ và mạo từ không xác định. Bạn còn phải biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett để có thể chọn đúng mạo từ xác định và những hiện tượng văn phạm khác của nó nữa.

Nếu mạo từ không xác định là ett, thì mạo từ xác định là đuôi t (et hoặc t), còn mạo từ không xác định là en, thì mạo từ xác định là đuôi n (en hoặc n):

Danh từ ‘-EN’

Không Xác định
en banan
en stol
en gata
Xác định
bananen
Stolen
Gatan

Danh từ ‘-ETT’
Không xác định
ett äpple
ett bord
ett kök

Xác định
Äpplet
Bordet
köket

Như đã nói trên, bạn phải học từng danh từ một để biết được đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Tuy vậy, cũng có một qui tắc chung như sau:

Những danh từ chỉ người là danh từ -en.

Ví dụ: en man ‘người đàn ông’, en kvinna người đàn bà’, en pojke ‘con trai’, en flicka ‘con gái’. Trừ một ưưởng hợp ngoại lệ: ett barn ‘đứa trẻ, đứa con’.

2.6 Nhân xưng đại danh từ

Trong tiếng Thụy Điển, động từ luôn luôn được phối hợp với một từ (hoặc một nhóm từ), từ này cho biết ai là người thực hiện hành động mà động từ đó mô tả. Trong trường hợp đơn giản nhất, người ta dùng một trong những từ nhỏ rất quen thuộc gọi là nhân xưng đại danh lừ hay đại từ nhân xưng (personliga pronomen). Vài ví dụ cùa nhân xưng đại danh từ là:

Tôi cưởi.
Jag skrattar. Tôi cười
Du skrattar. Bạn cười
Vi skrattar. Chúng ta cười.
Ni skrattar. Các anh cười.

Trong nhiều ngôn ngữ khác, động từ chia theo nhân xưng đại danh từ. Còn tiếng Thụy Điển không có hiện tượng ấy, vì vậy một mệnh đề tiếng Thụy điển không thể thiếu đại danh từ được.

Han và hon cũng là hai dại danh từ quan trọng. Chúng chỉ dùng để ám chỉ người: han nếu là nam giới và hon nếu là nữ giới:

Vad gör Olle? Olle đang làm gì ?
Han åker buss. Anh ấy đang đi xe buýt.
Vad gör Karin? Karin đang làm gì ?
Hon läser tidningen.Cô ấy đang đọc báo.
Jag ser en pojke och en flicka. Tôi thấy một cậu con trai và một cô con gái.
Han sjunger och hon spelar gitarr.Anh ta hát và cô ta chơi đàn ghi ta.

Britta läser en bok. Britta đọc một quyển sách
Den heter ‘Krig och fred’ och den är bra. Nó tên là ‘ Chiến tranh và hòa bình’.

Khi nói về thú vật hoặc đồ vật, người ta dùng hai đại danh từ khác là den và det. Den dùng cho danh từ -en, det dùng cho danh từ -ett:

Olle köper ett paraply. Olle mua một cái dù
Det är svart och det kommer från England. Nó màu đen và nó từ nước Anh.
Vad gör Karin och Olle? De dricker kaffe. Karin và Olle đang làm gì ? Họ đang uống cà phê
Slen åt två apelsiner. Slen đã ăn 2 quả cam.
De smakade gott. Chúng ngon.

Khi nói về nhiều người hoặc nhiều đồ vật, người ta dùng chung một đại danh từ là de. De là dạng số nhiều, dùng chung cho cả han, hon, den và det:

De được phát âm hoàn toàn khác so với cách viết của nó. Thông thường đọc là dom (băng một âm ô ngắn). Đôi khi dạng dom cũng dùng cả trong văn viết, nhưng không phải là dạng chính thức lắm.

De dricker kaffe. = Dom dricker kaffe.

Sau đây là bảng liệt kê tất cả các đại danh từ. Tốt nhất, bạn nên học thuộc càng sớm càng tốt:
SỔ ÍT SỐ NHIỀU
jag tao, tôi … vi chúng tôi, chúng ta
du mày, bạn … ni chúng mày, các anh
han anh ấy, nó … de (dom) chúng nó, họ …
hon chị ấy, nó …
den nó (dùng cho danh từ -en)
det nó (dùng cho danh từ -ett)

Trong văn phạm còn gọi các đại danh từ trên là các ngôi:
jag = ngôi thứ I số ít, du = ngôi thứ II số ít, han, hon, den, det — ngôi
thứ III số ít.
vi = ngôi thứ I số nhiều, ni = ngôi thứ II số nhiều, de (dom) = ngôi thứ III số nhiều.

2.7 Tính từ

Tính từ (hoặc tĩnh từ) là từ chỉ tính chất, màu sắc của người hoặc đồ vật. Ví dụ:
stor to, lớn
liten nhỏ, bé
bra hay, tõt, khỏe
dålig Xấu, tôi, bệnh tật
ung trẻ, non
gammal già, cũ
snabb nhanh, mau
långsam chậm
dyr đắt, mắc
billig rẻ

Tính từ mô tả tính chất của một danh từ, hay nói cách khác: tính từ bố nghĩa cho danh từ. Nó có thế đi trực tiếp trước danh từ hoặc gián tiếp sau danh từ (sau động từ är hoặc var). Ví dụ:

Jag ser en gammal hund. Tôi thấy một con chó già
Hunden är gammal. Con chó này thì già.
Du köpte en dyr klocka. Bạn đã mua một chiếc đồng mắc tiền.
Klockan var dyr. Cái đồng hồ này thì mắc.

Chú ý rằng: tính từ luôn đứng trực tiếp trước danh từ khi nó bổ nghĩa cho danh từ ấy, trái hẳn với tiếng Việt! (xem những ví dụ trên).
Ngoài ra, tính từ còn biến dạng theo một cách đặc biệt. Vấn đề này sẽ trình bày ờ chương 11.

2.8 Trạng từ

Trạng từ thường viết hơi giống tính từ, nhưng chúng không bổ nghĩa cho danh từ, mà lại bố nghĩa cho động từ hoặc cho tính từ. Trạng từ thường đứng sau động từ hoặc trước tính từ. Nó cho biết mức độ, trạng thái và trả lời cho câu hỏi ‘như thế nào?’. Trong những ví dụ sau đây, trạng từ cho biết hành động xảy ra như thế nào:
Lena svarade mig vänligt. Lena trả lời tôi nhã nhặn.
Johan stängde dörren snabbt. Johan đóng cửa nhanh.
Per läser tidningen långsamt. Per đọc báo chậm.

Trong tiếng Thụy điển, từ một tính từ người ta có thế thành lập một trạng từ bằng cách thêm t:

TÍNH TỪ + t —> TRẠNG TỪ
vänlig + t —> vänligt
snabb + t —> snabbt
långsam + t —> långsamt

Trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho một tính từ, đó thường là những trạng từ: mycket ‘rất’ và ganska ‘tương đối’. (Trong những ví dụ sau đây, vänlig và långsam là tính từ):

Lena är en mycket vänlig person. Lena là một người rất nhã nhặn.
Per är ganska långsam. Per tương đối chậm chạp.

2.9 Giới từ

Có một số từ nhỏ trong văn phạm được sử dụng rất thường xuyên. Khi đi cùng với một danh từ, chúng cho biết một hành dộng được xảy ra ờ đâu, khi nào… Những từ ấy gọi là giới từ (proposition). Hai giới từ dùng nhiều nhất là på và i:

Sten chơi ở ngoài sân.
Eva đứng ở ngoài đường.
Eva ngồi trong xe hơi.
Chúng tôi sống ở Stockholm. Chúng tôi sẽ đi xa vào tháng 12. Per sẽ đến vào thứ tư.
Giới từ thường có nhiều nghĩa, hơn nữa, khái niệm: trong, ngoài, trên, dưới… trong tiếng Việt và tiếng Thụy điển không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý cách dùng của các giới từ. (Xem 15.3 và 15.4).

2.10 Số

Số cũng được xem như là một loại từ đặc biệt. Cũng như tiếng Việt, người ta chia số làm hai loại: số đếm (grundtal) và số thứ tự (ordningstal). Ví dụ:

Số đếm

1 en, ett một
2 två hai
3 tre ba
4 fyra bốn
5 fem năm
6 sex sáu
7 sju bày, bấy
8 åtta tám
9 nio chín
10 tio mười

Ví dụ cùa số thứ tự là: första ‘thứ nhất’, andra ‘thứ hai, thứ nhì’…

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 1.2

1.2 Tại sao cần phải học văn phạm?

Hãy thử nghĩ một trường hợp đơn giản như khi bạn muốn nói một vấn đề gì bằng tiếng Thụy điến tại một thành phố nhỏ ở Thụy Điển, nơi bạn chưa hè đến trước đây, bạn không biết đường và cũng không có bản đồ của thành phổ đó. Hãy cho rằng thành phố đó có ngân hàng, bưu điện, nhà ga, công viên, bệnh viện v.v… Nếu không tìm thấy ngân hàng, bạn có thế hỏi một người nào đó đang đi trên đường:

Ursäkta, var är banken?                          Xin lỗi, ngân hàng ờ đâu?

Bạn phải học những gì để có thể tự thành lập được những câu như thế bằng tiếng Thụy Điển? Hiển nhiên bạn có thể nhớ cả câu Var är banken? Nhưng cách học thuộc lòng như thế sẽ làm bạn mệt óc với những câu quá dài. Nếu so sánh những câu hỏi sau đây, bạn sẽ thấy chúng đều giống như câu hỏi thứ nhất:

Var är posten?                                            Bưu điện ở đâu?

Var är järn vägsstationen?                      Nhà ga ở dâu?

Var är torget?                                             Quảng trường/ Bãi chợ ở đâu?

Var är Kalle?                                              Kalle ở đâu?

Những câu hỏi trên đều bao gồm ba từ. Từ var ‘ở đâu’ dùng để hỏi về vị trí, là một nghi vấn từ. Hai từ còn lại sẽ nói ở đoạn sau. Ngoài ra còn có những nghi vấn từ như: när ‘khi nào’, vem ‘ai’ dùng để hỏi về thởi gian và con ngưởi:
När är Kalle hemma? Khi nào Kalle ở nhà?
Vem är Kalle? Ai là Kalle?
Để thành lập một câu hỏi đúng bằng tiếng Thụy điển, không chỉ phải biết ý nghĩa của từ ngữ, mà bạn còn phải biết sắp đặt đúng phương pháp, việc này gọi là cách sắp đặt từ trong câu. Cách sắp đặt từ trong câu rất quan trọng trong tiếng Thụy điển. Trong tất cả các ví dụ trên, nghi vấn từ đều đứng trước (không giống như tiếng Việt). Từ är phải đứng vị trí số 2 và không thế đứng ở vị trí nào khác:
Hỏi như thế này là sai: Banken är var?
Tuy nhiên, có một số ngôn ngữ khác lại cho phép viết như vậy.
Không phải câu hỏi nào cũng chứa từ är. Những câu như sau cũng là những câu đúng:
När somnar Kalle?
När vaknar Kalle?
Var arbetar Kalle?
Var bor Kalle?
Những từ bạn có thể đặt ở vị trí cùa är được xếp cùng một loại, loại này gọi là động từ. Hầu hết động từ đều diễn tả sự hoạt động hoặc sự xảy ra của một vấn đề nào đó. Vì thế, có thể phát biểu một qui tắc như sau:
nghi vấn từ luôn luôn đứng ở đầu câu. Và động từ phải đứng ở vị trí số 2.
Đó là một ví dụ cụ thế cho vấn đề gọi là cách sắp đặt từ trong câu. Hãy xem ví dụ sau đây:
Varför kom Joakim hem Tại sao Joakim đã về nhà
så sent i går kväll? trễ đến thế vào tối hôm qua?
Câu này rườm rà hơn nhữmg câu trước, nhưng động từ vẫn đứng vị trí số 2. Do đó cách sắp đặt từ trong câu có thể được trình bày bằng một sơ đô như sau:

NGHI VẨN TỪ ĐỘNG TỪ

När somnar Kalle?
Var bor Kalle?
Vem är Kalle?
Bạn hãy tự tập đặt những câu hỏi khác với những ngưởi khác, trong đó có các nghi vấn từ và động từ sau đây (bạn tự tìm lấy những tên riêng):
Nghi vấn từ: var ‘khi nào’, när ‘ở đâu’, vem ‘ai’, vad ‘cái gì’
Động từ: dansar ‘khiêu vũ’, sjunger ‘hát’, äter ‘ăn’, dricker ‘uống’, skriver ‘viết’, läser ‘đọc’

Sau đây là vài câu hỏi bạn có thế thành lập:

Vad dricker Kalle? Kalle uống gì?
Var dansar Kalle? Kalle khiêu vũ ở đâu?
Vem läser? Ai đọc?

Nếu thay đổi những động từ và những tên riêng khác nhau để thay thế cho Kalle theo qui tắc đơn giản trên, bạn có thể đặt được hàng trăm câu hỏi có những nghi vấn từ trên. Đó là một nét tiêu biểu cho những qui tắc quan trọng trong văn phạm Thụy điển. Với những qui tắc đó, bạn có thể lập được vô số những lời nói mà trong văn phạm gọi là câu và mệnh đề.

Phân biệt lika, samma và likadan

Đây là phần thứ 4 trong loạt bài ngữ pháp : ” Cách thành lập tính từ để so sánh trong tiếng Thụy Điển”.

Trong phần này chúng ta sẽ học cách sử dụng lika, samma, likadan. Cả 3 từ này để dùng để chỉ sự giống nhau , bằng nhau khi so sánh. Do vậy chúng ta sẽ xem sự khác nhau trong cách sử dụng chúng như thế nào dưới đây:

1. Lika : được dùng khi người ta dùng so sánh với tính từ hoặc bổ túc từ (adj , adverb)

Do vậy, đằng sau lika khi so sánh luôn là tính từ hoặc bổ túc từ.

Ví dụ : Karin är lika gammal som jag. ( Karin thì già như tôi)
Sau lika là tính từ : gammal.
Annas man sjungar lika illa som hon. ( Chồng của Anna hát dở như cô ta)
Sau lika là bổ túc từ : illa.

2. Samma och likadan được dùng khi người ta so sánh giữa 2 danh từ với nhau.

Samma : có nghĩa là: trong cùng 1 thứ ,
Likadan : giống nhau
Ngoài ra likadant dùng cho danh từ dạng ett và likadana dùng cho danh từ số nhiều.
Ví dụ :
Jag och Karin bor i samma hus. ( Tôi và karin ở cùng nhà )
Familjen Andersson bor i ett likadant hus som vi. ( Gia đình Andersson ở trong một căn hộ giống chúng tôi)
Vi har likadana skor och samma storlek också.
Chúng tôi có đôi giày giống nhau và cũng cùng 1 cở (size).
Bài tập : Điền vào ô trống từ thích hợp : lika, samma hay likadan
Per och Anna har båda examen från Tekniska högskolan. De har___________ utbildning.
Pojkarna var ______________snabba. De sprang _________snabbt.
Vår granne har ___________bil som vi.

Cách dùng bổ túc từ để so sánh trong tiếng Thụy Điển

Trong tiếng Thụy Điển phân chia ra 2 dạng từ dùng để bổ nghĩa , 1 là tính từ và 2 là bổ túc từ. Bài học ngữ pháp sau chúng ta sẽ đi sâu vào bổ túc từ để hiểu cách dùng của nó.

1.Định nghĩa

Bổ túc từ là những từ dùng để làm rõ nghĩa hay bổ túc thêm ý nghĩa cho động từ đứng trước nó , tính từ hay một bổ túc từ khác đứng sau nó.
Cách thành lập bổ túc từ
Qui tắc
a. Bổ túc từ  = tính từ  + t
Để thành lập một trạng từ trong tiếng Thụy Điển người ta lấy tính từ rồi thêm t vào cuối từ như công thức trên.
Ví dụ
Snabb –> snabbt —> snabbare –> snabbast
Thêm snabb + t = snabbt.
Để so sánh hơn ta biến đổi snabbt thành snabbare
Để so sánh nhất ta biến đổi snabbt thành snabbast
Tương tự ta có:
Lång –> långt –> längre –> längst
Đối với những từ như:
Intresserat –> intresserat –> mer intresserat –> mest intresserat
Biến tính từ : intresserad —> trạng từ intresserat
So sánh hơn : mer intresserat
So sánh nhất : mest intresserat
Chú ý : như vậy khi so sánh hơn và so sánh nhất thì  cách dùng các dạng của bổ túc từ gần như giống với tính từ .
b.Những dạng bổ túc từ khác

Vị trí So sánh hơn So sánh nhất
Gärna (sẵn lòng, vui lòng) hellre helst
Ofta (thường) oftare oftast
Fort (nhanh) fortare fortast
Illa/dåligt (tệ) värre värst
Illa/dåligt (dở) sämre sämst
Länge (lâu) längre längst
Nära (gần) närmare Närmast/närmst
Lite (nhỏ) mindre minst

2. Sự khác nhau giữa tính từ (adjektiv) và bổ túc từ (adverb) trong tiếng Thụy Điển

a. Tính từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ
Ví dụ :
De sjöng en vacker sång. (họ hát một bài hát hay)
Vacker là tính từ : hay , đẹp dùng để bổ nghĩa cho danh từ : sång (bài hát)
De såg ett vackert hus.
Họ thấy một căn nhà đẹp
Vackert là tính từ : đẹp dùng để bổ nghĩa cho danh từ :hus ( ngôi nhà)
b. Bổ túc từ bổ nghĩa cho động từ
Ví dụ :
De sjöng vackert.
Vackert : là bổ túc từ bổ nghĩa cho động từ : sjöng (hát)
Để xác định bổ túc từ ta đặt 1 câu hỏi cho động từ sjöng như sau :
Hur sjöng de ? (Họ hát như thế nào ?)
c.Bổ túc từ còn đóng vai trò làm rõ nghĩa hơn cho tính từ đứng sau nó.
Ví dụ :
De sjöng en väldigt vacker sång.
Họ hát một bài hát khá hay.
Väldigt là một bổ túc từ bổ nghĩa cho tính từ vacker (hay) làm rõ thêm tính chất hay của danh từ sång (bài hát).
Để xác định bổ túc từ bổ nghĩa cho tính từ như thế nào ta đặt câu hỏi như sau :
Hur vacker var sången ? ( bài hát hay như thế nào ?)
d. Bổ túc từ bổ nghĩa cho cả 1 bổ túc từ đứng sau nó.
Ví dụ:
De sjöng enormt vackert.  (họ hát cực kỳ hay)

Enormt là một bổ túc từ bổ nghĩa cho cho vackert (hay) làm rõ thêm mức độ hay của động từ sjöng (hát).

Để xác định bổ túc từ bổ nghĩa cho bổ túc từ đứng sau nó ta cũng đặt câu hỏi như sau :

Hur vackert sjöng de ? ( Họ hát hay như thế nào )
Chú ý : Đi theo sau các động từ : vara , bli , känna sig, se…ut , verka thì dùng tính từ.

Bài tập

Điền vào tính từ hay trạng từ thích hợp:
De såg ____________ut . (orolig)
Han titade _____________på henne.
Har duu ätit surströmming någon gång ? Ja , och det smakade faktist ________ ! (God)
De siffor som läraren hade skrivit på tavlan var _______. (oläslig)
De båda köerna går lika ____________. (långsam)
Båda köerna verkar___________. (långsam)
Hans nya skor var ____________snygga. (gräslig)
Grannens nymålade hus är verkligen ________. (gräslig).
Hans flickvän verkar ___________ ______________ .(riktig , trevlig)
Varför vill ingen köpa husen på Långgatan ? – De är ju _________ och __________. De är ju ____________ __________. (hemsk, dyr)
Att spela så bra som de gör är __________ .(ovanlig, skicklig)
Det är svårt att hitta ______små stolar till balkongen. (tillräcklig)
Nu har vi övat __________länge . Nu kan vi det här (tillräcklig)

Phân biệt Allt, ännu, Allra và näst

Đây là phần 3 trong loạt bài ngữ pháp ” cách sử dụng tính từ để so sánh trong tiếng Thụy Điển “

1. Ännu, allt, allra và näst là những bổ trợ từ thường được dùng rất nhiều trong tiếng Thụy Điển . Các từ này thường đứng trước tính từ (adjektiv) adverb (trạng từ).

Trong đó , Ännu và allt được dùng để tạo ra một dạng so sánh mạnh hơn nữa trong cách hành văn.

Allt : có nghĩa là ngày càng

Ännu : còn …hơn nữa.

Ví dụ :

Människan stävar allt högre ( có nghĩa là cao hơn và cao hơn nữa)

Con người phấn đấu ngày càng cao.

Han har varit sjuk men nu mår han allt bättre ( = ngày càng tiến triển tốt hơn )

Anh ta đã từng bị bệnh như giờ sức khỏe của anh ta ngày càng tốt hơn.

Du var jätteduktig på piano förra året men nu är du ännu bättre (= tiến bộ hơn năm ngoái)

Bạn đã rất giỏi trong chơi Piano vào năm ngoái nhưng nay còn tiến bộ hơn trước nữa.

Puh , det är ännu varmare i dag än i går .(= varmare än i går)

Hôm nay còn ấm hơn hôm qua nữa.

2. Allra : được dùng để nói về dạng so sánh bật nhất nhưng mang ý nghĩa mạnh hơn nữa.

Allra : nghĩa là : trong số tất cả

Ví dụ :

Jag tycker om sommaren men allra bäst är september.

Tôi thích mùa hè nhưng thích nhất trong tất cả là tháng 9.

Vad gör du allra helst när du är ledig ?

Bạn thích làm gì nhất trong tất cả khi bạn rãnh ?

De allra första människorna hade invandrat till Amerika från Asien.

Những người đầu tiên nhất đã di dân tới Mỹ là từ Châu Á.

Vad är det allra bästa med ditt yrke ?

Điều gì là tốt nhất trong tất cả ở nghề của bạn ?

3. Näst được nói khi người ta đứng ở vị trí thứ 2.

Näst : có nghĩa là kế tiếp.

Ví dụ :

Den näst högsta byggnaden är Tapei i Taiwan.

Tòa nhà cao nhất kế tiếp là Tapei ở Đài Loan. (Nó đứng vị trí thứ 2 và còn có một tòa nhà khác cao hơn)

Fotbollslaget är näst sämst

Đội bóng này là đội chơi dở nhất tiếp theo . (Còn một đội khác còn dở hơn).

4. Bài tập :

Jag hittade inte den kortaste vägen men jag tog den___________ kortaste och den var också ganska snabb.

Han är klubbens ___________bästa simmare, bara några sekunder efter Anders Berg. Men den________bästa simmaren har gått över till en större klubb. Det är synd.

Farmor börjar höra ______sämre. Man måste tänka på att tala tydligt till henne.

Fängelset hade vakter överallt och fångarna fick äta den ______sämsta maten.

Min lägenhet kostar mycket och jag är rädd för att hyran ska bli ______högre nästa år.

Cách thành lập tính từ dùng để so sánh trong tiếng Thụy Điển

Một trong những mục ngữ pháp nhức đầu nhất trong tiếng Thụy Điển chính là việc sử dụng tính từ sao cho đúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh chị em mình biết nhiều hơn về các sử dụng và thành lập tính từ để so sánh trong tiếng Thụy Điển.

  1. Nhóm tính từ so sánh có qui tắc

Qui tắc  : Ở dạng này chúng ta thêm đuôi vào tính từ khi ở các vị trí:

-so sánh hơn  : thêm đuôi -are

-so sánh bật nhất : thêm đuôi -ast

-dạng xác định của so sánh nhất : – aste

Xem ví du :

Vị trí So sánh hơn So sánh bật nhất Thể xác định của so sanh nhất
Snabb (nhanh nhẹn) Snabbare (nhanh hơn) Snabbast (nhanh  nhất) snabbaste
Lyxig (xa hoa, xa xỉ) Lyxigare (xa hoa hơn) Lyxigast (xa hoa nhất) lyxigaste
Vacker (Xinh đẹp) Vackrare (xinh đẹp hơn) Vackrast (xinh đẹp nhất) vackraste
Enkel (đơn giản) Enklare (đơn giản hơn) Enklast (đơn giản nhất) Enklaste

Hầu hết các tính từ trong tiếng Thụy Điển thường nằm trong nhóm này.

Với các tính từ tận cùng bằng el, en, er thì ta sẽ bỏ e ở dạng số nhiều trong cả so sánh hơn và so sánh nhất.

Chú ý ví dụ trên có 2 tính từ đặc biệt là vacker và enkel.

Trường hợp trên ta bỏ e : vacker –> vackrare –> vackrast –>vackraste.

Enkel cũng tương tự như .

 

P/s : 1 số anh chị em sẽ thắc mắc vì sao có thêm dạng xác định của so sánh nhất thì các anh chị tham khảo thêm trong tiếng Thụy Điển có 1 dạng gọi là dạng xác định của danh từ thì tính từ dạng xác định này sẽ đi với dạng xác định của danh từ.

Ví dụ :

Den snabbaste spelaren i Sverige är Zlatan.

Cầu thủ nhanh nhất Thụy Điển là Zlatan.

Nếu ko viết dưới dạng xác định thì ta dùng so sánh nhất dạng thường như sau :

Zlatan är snabbast spelare i Sverige.

2 Nhóm tính từ biến đổi nguyên âm.

Qui tắc : ở dạng này chúng ta sẽ biết đổi các nguyên âm của tính từ và thêm đuôi tùy thuộc vào vị trí của tính từ như sau :

  • So sánh hơn : thêm đuôi -re
  • So sánh nhất : thêm đuôi -st
  • Dạng xác định so sánh nhất-sta
Vị trí So sánh hơn  -re So sánh nhất -st Dạng xác định so sánh nhất -sta
Lång (dài) längre längst längsta
Ung (trẻ) yngre yngst yngsta
Stor (lớn) större störst största
Tung (nặng) tyngre tyngst tyngsta
Låg (thấp) lägre lägst lägsta
Grov (dày, bự) grövre grövst grövsta
Trång (hẹp) trängre trängst trängsta
Hög (cao) högre högst högsta
Få (ít , một vài) färre

Nếu chúng ta chú ý thì các nguyên âm khi biến đổi sẽ như sau :

Å —> ä

U –> y

O –> ö

3 .Nhóm so sánh bất qui tắc

Vị trí So sánh hơn So sánh nhất Dạng xd so sánh nhất
Bra (tốt) Bättre bäst bästa
God (giỏi) bättre bäst bästa
God (ngon) godare godast godaste
Gammal (già) äldre äldst äldsta
Lite (nhỏ) mindre minst minsta
Dålig (dở) sämre sämst sämsta
Dålig (tệ) värre värst värsta
Mycket (nhiều) mer mest mesta
Många (nhiều) fler flest flesta

Chú ý có những tính từ  đồng âm giống nhau như : god , dålig hay những tính từ đồng nghĩa như : mycket , många nhưng cách sử dụng có phần khác nhau. Sẽ có bài viết về các sử dụng các tính từ này cho anh chị em.

4.Những tính từ tận cùng bằng -isk , quá khứ phân từ hay hiện tại hoàn thành.

Qui tắc : ở nhóm này chúng ta sẽ thêm mer và mest vào các vị trí của chúng như sau

-so sánh hơn : thêm mer vào trước tính từ

-so sánh nhất : thêm mest vào trước tính từ

-dạng xác định so sánh nhất : thêm mest vào trước tính từ và bản thân tính từ đó cũng phải thêm a hoặc e vào tận cùng

Xem ví dụ dưới

 

Vị trí So sánh hơn So sánh nhất Dạng xd so sánh nhất
Typisk (điển hình) Mer typisk Mest typisk Mest typiska
Intresserad (thú vị) Mer intresserad Mest intresserad Mest intresserade
Känd (nổi tiếng) Mer känd Mest känd Mest kända
Betydande (quan trọng) Mer betydande Mest betydande Mest betydande
Lysande (hào hứng) Mer lysande Mest lysande Mest lysande