Tag Archives: văn phạm Thụy Điển

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – phần 7

Câu phức

Như đã thấy ở phần 1.3, một câu có thể bao gồm một hoặc nhiều mệnh đề. Câu chỉ có một mệnh đề gọi là câu đơn (enkel mening). Câu bao gồm hai mệnh đề trở lên mệnh đề gọi là câu phức (sammansatta mening):

Câu đơn:
Rolf sjunger. Rolf (đang) hát.
Birgit spelar dragspel. Birgit chơi phong cầm.

Câu phức:
Rolf sjunger och Birgit spelar dragspel.Rolf hát và Birgit chơi phong cầm.
De säger, att Rolf sjunger.Họ nói rằng Rolf (đang) hát.

De säger, att Rolf sjunger och Birgit spelar dragspel.Họ nói rằng Rolf (đang) hát và Birgit đang chơi phong cầm.

Trong những phần trước chúng ta đã thấy cách đặt câu đơn. Trong phần này chúng ta sẽ được biết cách đặt câu phức bằng cách liên kết những câu đơn lại với nhau.

7.1 Sự đồng cách và sự phụ thuộc

Hai mệnh đề được nối liền với nhau bằng từ och ‘và’ để hình thành một câu phức. Hiện tượng này gọi là sự đồng cách (samordning):

Những động từ được nối đồng cách bằng từ och thì bình đẳng với nhau, không mệnh đề nào phụ thuộc mệnh đề nào. Nhưng một mệnh đề có thê’ được bao hàm trong một mệnh đề khác và trở thành một phần của mệnh đề đó, hiện tượng này gọi là sự phụ thuộc (underordning). Trong ví dụ sau đây mệnh đề Per brukar äta vitlök là mệnh đề phụ thuộc và nó được bắt đầu bằng từ att:

Trong ví dụ trên, mệnh đề bắt đầu bằng từ att đóng vai trò như một túc từ cho động từ säger và có cùng giá trị như det trong mệnh đề Eva säger det. Hãy so sánh các ví dụ sau đây:

7.2 Mệnh đề chính và mệnh đề phụ

Một mệnh đề mà nó là một phần của một mệnh đề khác được gọi là mệnh đề phụ (bisats). Mệnh đề phụ không tự hình thành được một câu (mcning). Một mệnh de độc lập mà không phải là một phàn nằm trong mệnh đề khác gọi là mệnh đề chính (huvudsats):

MỆNH ĐỀ CHÍNH
Rolf sjunger. Rolf (đang) hát.

Một câu phải luôn luôn chứa ít nhất một mệnh đề chính. Nếu nối đồng cách hai mệnh đề chính thì chúng vẫn là những mệnh đề chính:

Bằng cách nối phụ thuộc, bạn có thế đổi một mệnh đề thành mệnh đề phụ. Mệnh đề chinh có thể là mệnh đề chứa luôn cả mệnh đề phụ

Nếu bạn nối đồng cách hai mệnh đề phụ với nhau bằng từ och thì chúng vẫn là những mệnh đề phụ:

Các loại mệnh đề phụ có tương đối nhiều, những loại quan trọng sẽ được trình bày ớ phần sau.
Chú ý: Từ nối các mệnh đề lại với nhau còn gọi là liên từ.

7.3 Mệnh đề phụ bắt đầu bằng att

Những mệnh đề phụ bắt đầu bẳng att gọi là mệnh đề phụ bắt đầu bằng att (att-bisats). Thông thường mệnh đề phụ loại này đóng vai trò như túc từ cho những động từ như:

säga ‘nói’,
vet ‘biết’,
tro ‘nghĩ rằng, cho rằng’,
se ‘nhìn thấy’
höra ‘nghe thấy’

Mannen sa, att han var trött. Jag tror, att Elsa kommer hit i kväll. Người đàn ông nói rẳng ông ta mệt. Tôi nghĩ rằng Elsa sẽ đến đây tối nay.
Alla vet, att chefen kom för sent i morse. Mọi người đều biết rằng ông sếp đã đến trễ sáng nay.
Vi såg nog, att du gäspade. Chúng tôi đã dư thấy (biết thừa là) bạn đã ngáp rồi.
Jag hör, att någon startar en bil. Tôi nghe thấy người nào đó đề máy xe.

Đôi khi bạn có thể không cần dùng att:

Mannen sa han var trött. Người đàn ông nói ông ta mệt.
Jag tror Elsa kommer hit i kväll. Tôi nghĩ Elsa sẽ đến đây tối nay.

Nếu vẫn cứ dùng att trong trường hợp này thì cũng không bao giờ sai. Vì thế không nên bỏ att nếu bạn không biết chẳc chắn.

7.4 Mệnh đề phụ trạng ngữ

Mệnh đề phụ cũng có thể đóng vai trò một trạng ngữ (xem 4.5), những mệnh đề phụ loại này gọi là mệnh đề phụ trạng ngữ (adverbialsbisals). Mệnh đề phụ trạng ngữ cũng dễ nhận ra nhờ từ mở đầu của nó. Sau đây là những từ mở đầu thông dụng của những mệnh đề phụ trạng ngữ.

när ‘khi’
Mannen vaknade, när barnet började gråta.Người đàn ông đã thức giấc khi đứa trẻ bắt đầu khóc.

innan ‘trước khi’
Karin gör läxorna, innan hon äter middag. Karin làm bài tập trước khi cô ta ăn cơm chiều.

medan ‘trong khi’
Du kan läsa tidningen, medan jag duschar. Bạn có thể đọc báo trong khi tôi tắm.

om ‘nếu’
Jag går hem, om Lisa kommer hit. Tôi sẽ bỏ về nếu Lisa đến đây.

därför att ‘vì, bởi vì’
Per grät, därför att Sten hade retat honom. Per đã khóc vì Sten đã chọc tức cậu ta.

eftersom ‘vì, bởi vì’
Vi badade inte, eftersom vattnet var förorenat.Chúng tôi đã không tắm vì nước bị ô nhiễm.

fastän ‘mặc dù’
Olle somnade i soffan, fastän familjen tittade på teve. Olle thiếp đi ở ghế sa-lông, mặc dù gia đình còn xem ti-vi.

trots att ‘mặc dù’
Han ville inte äta, trots att han var hungrig. Anh ta đã không muốn ăn, mặc dù anh ta đói.

Trong các bảng sắp đặt từ dưới đây, Mệnh đề phụ trạng ngữ được đặt ở cùng vị trí như những trạng ngữ khác.

Để cho rõ ràng, người ta đặt dấu phẩy trước hoặc sau mệnh đề phụ trạng ngữ’, nhưng thông thường người ta xóa bỏ dấu phẩy ngay cả trong những trường hợp như trên. Ở các ví dụ trên, chúng tôi viết dấu phẩy để bạn biết vị trí của nó. Như vậy, việc đánh dấu phẩy trong loại câu này không phải là việc bắt buộc.

Chú ý: Trong tiếng Thụy điển, người ta không thể loại bỏ chủ từ sau những mở đầu của mệnh đề phụ:

Eva gick till jobbet, trots att hon var förkyld. Eva đã đi làm, mặc dù cô ta bị cảm.
När jag kom hem, upptäckte jag att plånboken var försvunnen. Khi tôi về đến nhà, tôi (mới) phát giác ra rằng cái ví đã mất.

7.5 Cách sắp đặt từ trong mệnh đề phụ

Sự sắp đặt từ trong các mệnh đề phụ khá khác biệt so với các mệnh đề chính. Trước hết là trạng ngữ của mệnh đề. Chúng luôn luôn đứng trước động từ trong một mệnh đề phụ. Hãy so sánh các cặp mệnh đề sau đây. (Mệnh đề thứ nhất là mệnh đề chính):

Sten vill inte sova. Sten không muốn ngủ.
Olle säger, att Slen inte vill sova. Olle nói rầng Sten không muốn ngủ.

Per kommer alltid för sent. Per luôn luôn đến muộn.
Vi väntar inte på Per, eftersom han alltid kommer försent.Chúng ta không đợi Per, vì anh ta luôn luôn đến muộn.

De slutar inte sjunga.Họ không ngừng hát.
Jag blir arg, om de inte slutar sjunga. Tôi sẽ (trở nên) bực mình nếu họ không ngừng hát.

Ngoài ra, chủ từ còn luôn luôn đứng trước động từ trong một mệnh đề phụ. Vì thế, không thế chuyển một phần nào của mệnh đề phụ ra phía trước được. Như chúng ta đã thấy, mệnh đề phụ thường có một từ mở đầu (bisatsinledare). Hãy xem bảng sau đây bạn sẽ rõ sự khác nhau về cách sắp đặt từ trong mệnh đề chính và mệnh đề phụ.

7.6 Mệnh đề phụ liên quan

Có một loại mệnh đề phụ làm nhiệm vụ mô tả rõ ràng hơn cho một danh từ. Nó có một sự liên quan, hay nói cách khác là «có bà con, họ hàng» với danh từ đó, vì vậy gọi là mệnh đề liên quan hoặc mệnh đề quan hệ (relativbistats).

Mệnh đề loại này được mở đầu bằng từ này không bao giờ đổi dạng:

Sten har en syster, som heter Karin. Sten có một em gái, người mà tên là Karin.
Lasse känner en kvinna, som arbetar på DN. Lasse quen một người đàn bà, người mà làm việc ớ DN.
Sten har två flygplan, som är sönder. Sien có hai chiếc máy bay, những cái mà bị hư.

Chú ý: Những câu ví dụ trên được cố ý dịch như vậy để phục vụ cho việc hiếu ngôn ngữ và văn phạm Thụy Điển. Khi đã biết giỏi tiếng Thụy Điển, bạn có thể tự dịch cho lưu loát hơn.
Mệnh đề liên quan sẽ được trình bày tỉ mỉ ở phần 16.7.

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 1.1

Do nhận được nhiều yêu cầu xin tài liệu học tiếng Thụy Điển và mình thì không thể chia sẻ cho từng người nên mình sẽ cố gắng đăng những cuốn sách của mình có lên trang web để cho mọi người cùng học và cùng theo dõi. Bên cạnh đó sẽ có 1 số lỗi chính tả nhất định nguyên nhân là do mình dùng máy để quét lại sách của mình và do máy cũng không thông minh và hiểu hết tiếng Việt nên sẽ biến 1 số từ sai chính tả. Mình sẽ cố gắng rà soát lại tuy nhiên do không có nhiều thời gian nên sẽ có sai sót, mong quí đọc giả thông cảm và nếu có thể thì vui lòng để lại lời nhắn cho mình biết chỗ nào sai để mình có thể sửa cho những người sau đọc lại dễ hiểu hơn.
Dưới đây là phần đầu tiên của cuốn sách Văn Phạm Thụy Điển – Svenk Grammatik på Vietnamesiska .

1.1 Phải học những g ìđể nói được một ngôn ngữ mới?

Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cần phải học nhiều vấn đề. Trước hết là từ vựng (ordförråd). Trong tiếng Thụy điển có một số từ quốc tế, nên chúng có dạng khá giống với nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: hotell, bank, station, turist, radio, television (khách sạn, ngân hàng, nhà ga, du khách, truyền thanh, truyèn hình). Tuy vậy, hầu hết từ ngữ của tiếng Thụy điến không giống với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là những từ thông dụng như: vara, ha, få, ge, dag, tid, år, hus, pojke, flicka… (là/ ờ…, có, được/ bị …, cho, ngày, thời gian, năm, ngôi nhà, con trai, con gái …). Chỉ những ngôn ngữ cùng họ với tiếng Thụy điển như tiếng Đức, tiếng Anh mới có khá nhiều từ ngữ giống nhau, nhưng nhìn chung, việc học những từ ngữ mới là một việc lâu dài.

Để thực hiện được một cuộc đàm thoại đơn giản một cách dễ dàng, bạn cần phải biết ít nhất vài ngàn từ. Đế đọc và hiếu được một tờ nhật báo, bạn cần phải biết khoảng 30 000 từ.
Đôi khi bạn phải phỏng đoán xem những từ mới có nghĩa gì và cũng nên dùng một quyển từ điển (ordbok) để tìm lại xem những từ đó bạn đã phòng đoán đúng hay sai. Bạn cũng nên dùng một quyển sổ từ (glosbok) đế ghi chép từ ngữ mới và dịch nghĩa sang tiếng Việt.

Khi nói, các từ ngữ được hình thành bời nhiều âm. Ví dụ: các âm b+a+n+k hình thành từ bank (ngân hàng). Trong tiếng Thụy điển có nhiều âm tương đối dễ đọc vì chúng giống hoặc gần giống các ngôn ngữ khác. Còn một số âm như ö, y và đặc biệt là u (như trong từ hus) thì thiếu hẳn sự tương xứng với nhiều ngôn ngữ khác. Học cách phát âm (uttal) những âm mới này là một vấn đề quan trọng ưong việc học tập tiếng Thụy điến. Cách phát âm sẽ được viết ti mỉ ờ chương 8.

Một vấn đè khác là mẫu tự hay còn gọi là chữ cái (alfabet) và cách viết (stavning). Thông thường, có thế nói mỗi mẫu tự là một âm. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Vài mẫu tự như c và z thường đọc bằng cùng một âm như mẵu tự s, đôi khi c có cùng âm với k. Cũng có nhiều âm thiếu hẳn mẫu tự riêng, chúng được viết bằng cách phối hợp nhiều mẫu tự với nhau. Ví dụ như mãu tự ghép sj và skj (sẽ được mô tả ờ chương 8), những âm này được viết từ đầu các từ như:

sjal: khăn choàng nữ:
skjorta: áo sơ mi

Trường độ và trọng âm là hai vấn đề rất quan trọng trong cách phát âm. Chúng không hiện rõ trong văn viết nên có thế bạn bỏ qua, nhưng chúng là vấn đề cơ bản cho việc phát âm đúng. Hãy đọc kỹ đoạn 8.3, điều này sẽ được giải thích rõ hơn. Ở đây có ihể giải thích ngắn gọn về trường độ và lưọng âm trong tiếng Thụy điển như sau:

‘sil’ có âm i là âm dài
‘sill’có âm i là âm ngắn

Sự khác biệt giữa âm dài và âm ngắn rất quan trọng đối với các nguyên âm (xem phần 8.1). Ngoài ra người ta cũng có thế nghe được sự khác nhau trong âm dộ của một số phụ âm, chẳng hạn như âm 1 trong ví dụ trên, âm 1 ngắn cùa sil và dài của sill. Điều này sẽ được giải thích ờ chương 8 vè cách phát âm.
Để dễ học cách phát âm, những từ mới có thế được viết thêm những dấu hiệu đặc biệt, chúng cho ta biết đó là một nguyên âm dài hay một nguyên âm ngắn. Những dấu hiệu như thế được sử dụng ở một số bài học văn phạm trong sách này, nhưng người ta không bao giờ viết những dấu hiệu ấy ra trong những bài văn viết thông thường. Một nguyên âm dài được đánh bên dưới bằng dấu trừ (-) và nguyên âm ngắn bằng dấu chấm (.). Ví dụ như sau:
Sil

sịl
Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cũng phải học cách phối hợp các từ thành một từ, mệnh đề hoặc câu mới, điều này sẽ được mô tả lần lượt trong sách này.

Các thành phần của mệnh đề trong tiếng Thụy Điển

Song song với các loại từ, người ta còn nói về các phần của mệnh đề trong tiếng Thụy Điển. Các loại từ không bao giờ thay đổi và có thể nói đó là tính chất đặc biệt của từ ngữ. Từ ngữ ví dụ như:

jägare: thợ săn (người),

lejon: con sư tử (thú vật),

gevär: khẩu súng (đồ vật)

bao giờ cũng là danh từ. Nhưng những danh từ trên có thể đóng những vai trò khác nhau trong một mệnh đề. Những mệnh đề sau đây có nghĩa khác nhau, mặc dù chúng chứa cùng những danh từ như nhau ( và cùng động từ) :

Jägaren dödade lejonet.    Người thợ săn đã giết con sư tử,

Lejonet dödade jägaren.    Con sư tử đã giết người thợ săn.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của hai câu trên, chúng ta thấy danh từ đóng những vai trò khác nhau. Những vai trò như thế được gọi là các phần của mệnh đề (satsdelar). Khác với loại từ, phần của mệnh đề cho thấy vai trò của từ ngữ trong một mệnh đề nhất định. Còn loại từ có thể xác định được khi bạn lấy riêng ra từng từ.

Trong mệnh đề Người thợ săn đã giết con sư tử thì ´người thợ săn´ là nhân vật tao ra hành động, cụ thể là : ´giết con sư tử´. Như vậy ´người thợ săn´ là chủ hành động của mình, nên ´người thợ săn´ được gọi là chủ từ ( subjekt). Ngoài ra còn có một người nào hoặc vật nào đó bị hành động do chủ từ gây nên. Trong câu này là `con sư tử`, nhân vật bị giết chết. Người hoặc vật bị chủ từ hành động là nhân vật đóng vai túc từ (objekt).

Trong câu Con sư tử đã giết người thợ săn thì các vai trò bị hoán đổi. Lúc này ´con sử tử´ đóng vai chủ từ, còn ´người thợ săn´ đóng vai túc từ. Bạn co thể thử và biết được chủ từ hoặc tức từ bằng cách đặt các hỏi : Vem gör (gjorde) något ? ´Ai đã làm ?´, Vad gör (gjorde) något ? ´Cái gì / con gì (đã )làm?´

Ai/ cái gì (đã ) làm ?
Người thợ săn đã giết con sư tử Người thợ săn (= chủ từ)
Con sư tử đã giết người thợ săn Con sư tử (= chủ từ)
Per đã hôn Eva Per (= chủ từ)
Con chó đã cắn người đưa thư Con chó (= chủ từ)

Để tìm được túc từ, bạn có thể đặt một câu hỏi chứ sẵn chủ từ và động từ. Chẳng hạn đối với các ví dụ trên, bạn đặt những câu hỏi như:

Vad dödade järaren ?         Người thợ săn đã giết cái gì ?

Vem bet hunden ?        Con chó đã cắn ai ?

Câu hỏi Trả lời (= túc từ)
Người thợ săn đã giết con sư tử Người thợ săn đã giết cái gì ? Con sư tử
Con sư tử đã giết người thợ săn Con sư tử đã giết ai ? Người thợ săn
Per đã hôn Eva Per đã hôn ai ? Eva
Con chó đã cắn người đưa thư Con chó đã cắn ai ? Người đưa thư

Chú ý: Trong các ví dụ trên và cả các ví dụ sau này, nếu không có gì đặc biết, bạn không cần dịch sang tiếng Việt là: này, kia….. mặc dù các danh từ đứng ở dạng xác định.

SỐ ĐẾM TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Số cũng được xem như là một loại từ đặc biệt. Cũng như tiếng Việt, người ta chia số làm hai loại: số đếm (grundtal) và số thứ tự (ordningstal). Ví dụ:

Số đếm

1 Ett/en Một 6 Sex Sex
2 Två Hai 7 Sju Bảy
3 Tre Ba 8 Åtta Tám
4 Fyra Bốn 9 Nio Chín
5 Fem Năm 10 Tio Mười

Ví dụ của số thứ tự là: första ´thứ nhất´ , andra ´thứ hai´ …

GIỚI TỪ TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Có một số từ nhỏ trong văn phạm tiếng Thụy Điển được sử dụng rất thường xuyên. Khi đi cùng với một danh từ, chúng cho biết một hành động được xảy ra ở đâu, khi nào.

Những từ đó gọi là giới từ (preposition). Hai giới từ dùng nhiều nhất là på và I :

Sten leker på garden.            Sten chơi ở ngoài sân.

Eva star på gatan.            Eva đứng ở ngoài đường.

Eva sitter I bilen.            Eva ngồi trong xe hơi.

Vi bor i Stockholm.            Chúng tôi sống ở Stockholm.

Vi reser i december.            Chúng tôi sẽ đi xa vào tháng 12.

Per kommer på onsdag.            Per sẽ đến vào thứ tư.

Giới từ thường có nhiều nghĩa, hơn nữa, khái niệm: trong, ngoài, trên, dưới,… trong tiếng Việt và tiếng Thụy Điển không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý cách dùng của các giới từ.

Danh từ và sự biến dạng của danh từ trong tiếng Thụy Điển

Danh từ trong tiếng Thụy Điển là từ chỉ người (kvinna ´người đàn bà´,pojke ´cậu bé´), thú vật (hund ´con chó´, häst ´con ngựa´), đồ vật ( kniv: con dao, sked: cái muỗng/cái thìa), vật chất (vatten: nước, järn: sắt) và những khái niệm trừa tượng (skönhet: cái đẹp/vẻ đẹp, styrka: cường độ).

Danh từ có nhiều nét đặc trưng trong cách đổi của chúng, những vấn đề này sẽ được trình bày ở chương 10.

1.1 Số ít và số nhiều của danh từ trong tiếng Thụy Điển

Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, danh từ trong tiếng Thụy Điển được đổi theo số lượng (numerus): số ít (singular) và số nhiều (plural). Đuôi số nhiều có nhiều dạng khác nhau tùy theo từng loại danh từ. Ví dụ stol sang số nhiều phải thêm ar: stol + ar = stolar . Nhưng khi đổi bank sang số nhiều lại thêm er: bank + er = banker.

Có vài dạng khác nữa của số nhiều sẽ được trình bày kỹ ở phần 10.5. Giai đoạn đầu, bạn có thể học thuộc lòng những dạng số nhiều của một số danh từ bạn thường gặp phải.

1.2 Dạng xác định của danh từ trong tiếng Thụy Điển

Trong tiếng Thụy Điển, một danh từ thường đi kèm với một mạo từ ( artikel) hay còn gọi là vật lượng từ. Có hai dạng: mạo từ không xác định (obestämd artikel) và mạo từ xác định (bestämd artikel):

MẠO TỪ KHÔNG XÁC ĐỊNH MẠO TỪ XÁC ĐỊNH
En hund Con chó Hunden Con chó này
En katt Con mèo katten Con mèo này

Mạo từ không xác định en là một từ độc lập có cùng dạng với số đếm en ´một´. Người ta dùng từ này cho danh từ không xác định và thường phải đặt ra, ngay cả khi không chú ý đến số lượng, miễn là danh từ đó không chứa sẵn một mạo từ xác định. Khi en làm nhiệm vụ như một mạo từ không xác định thì nó không mang trọng âm.

Mạo từ không xác định được dùng khi người ta cho rằng người nghe chưa được biết rõ về người hay vật mà danh từ này ám chỉ, còn mạo từ xác định dùng khi người ta cho rằng người nghe có thể biết rõ một cách trực tiếp lai lịch, hình dáng của người hay vật mà dah từ này ám chỉ. Trong trường hợp đơn giản nhất, mạo từ không xác định dùng khi danh từ được đề cập lần đầu, còn mạo từ xác định dùng khi danh từ được đề cập lần thứ hai trở đi:

Jag ser en hund och en katt.        Tôi thấy một con chó và một con mèo.

Hunden är arg och jagar katten.        Con chó đó giận dữ và đuôi con mèo đó.

1.3 Danh từ -en và danh từ -ett trong tiếng Thụy Điển

Tiếng Thụy Điển có hai dạng mạo từ không xác định. Một số danh từ không có mạo từ en, mà có mạo từ ett:

Sten köper en banan.        Sten mua một quả chuối.

Sten köper ett äpple.        Sten mua một quả táo.

Phải dùng en hay ett là tùy thuộc và loại danh từ. Danh từ có mạo từ không xác định en gọi là danh từ -en, còn danh từ có mạo từ không xác định ett gọi là danh từ -ett. Thông thường người ta phải học từng danh từ để biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Khi viết vào sổ từ, bạn nên viết luôn cả mạo từ không xác định cùng với danh từ như sau:

En banan

Ett äpple

Mục đích là để bạn phải học luôn cả danh từ và mạo từ không xác định. Ngoài ta bạn còn phải biết đó là danh từ -en hay danh từ -ett để có thể chọn đúng mạo từ xác định và những hiện tượng văn phạm khác của nó nữa.

Nếu mạo từ không xác định là ett, thì mạo từ xác định là đuôi t (hoặc đuôi et) , còn mạo từ không xác định là en, thì mạo từ xác định là đuôi n ( en).

Nếu mạo từ không xác định là ett, thì mạo từ xác định là đuôi t ( hoặc et), còn mạo từ không xác định là en, thì mạo từ xác định là đuôi n (hoặc en) :

DANH TỪ -EN DANH TỪ -ETT
Không xác định Xác định Không xác định Xác định
En banan Bananen Ett äpple Äpplet
En stol Stolen Ett bord bordet
En gata Gatan Ett kök köket

Như đã nói trên, bạn phải học từng danh từ một để biết được đó là danh từ -en hay danh từ -ett. Tuy vậy, cũng có một qui tắc chung như sau:

Ví dụ:

En man: người đàn ông        en pojke: con trai

En kvinna: người đàn bà    en flicka: con gái

Trừ một trường hợp ngoại lệ là ett barn: đứa trẻ/đứa con.

Động từ và cách chia động từ trong tiếng Thụy Điển

Như chúng ta đã thấy, động từ trong tiếng Thụy Điển thường diễn tả hành động hoặc những gì xảy ra. Động từ có những dạng khác nhau tùy thuộc vào thời gian khi hành động hoặc sự việc đó xảy ra.

Các dạng khác nhau của động từ tùy thuộc vào thời gian gọi là “thì” hoặc (tempus). Đây là vấn đề quan trọng nhất trong cách chia động từ . Trong những cặp mệnh đề sau đây, động từ có các dạng khác nhau, vì chúng biến dạng theo các thì khác nhau:

Olle arbetar i dag.            Olle làm việc hôm nay.

Olle arbetade i går.            Olle đã làm việc hôm qua.

Olle dansar nu.                Olle đang khiêu vũ lúc này.

Olle dansade för en time sedan.    Olle đã khiêu vũ một giờ trước.

Olle duschar nu.            Olle đang tắm lúc này.

Olle duschade i morse.            Olle đã tắm sáng nay.

Trong từng cặp mệnh đề trên, động từ trong câu thứ nhất chấm dứt bằng r, trong câu thứ hai bằng de. Như vậy, r và de là hai đuôi khác nhau của động từ. Đuôi r cho thấy sự việc đang xảy ra ở thì hiện tại (presens). Còn đuôi de cho thấy sự việc đã xảy ra ở thì quá khứ (Preteritum có sách gọi là imperfekt).

Tiếng Thụy Điển không phân biệt giữa động từ hoàn thành để hoặc chưa hoàn thành thê như một số ngôn ngữ khác. Các ví dụ sau đây, khi dịch sang một số ngôn ngữ khác thì có những điều đặc biệt về cách chia động từ, còn đối với người nói tiếng Việt thì tương đối hiển nhiên:

Peter talar i telefon just nu.         Peter đang nói chuyện bằng điện thoại vào lúc này.

Peter talar ofta i telefon.        Peter thường nói chuyện bằng điện thoại.

Peter talade i telefon klockan 4.     Peter đã nói chuyện bằng điện thoại lúc 4 giờ.

Peter talade i telefon hela dagen i går.    Peter đã nói chuyện điện thoại cả ngày hôm qua.

Ở ví dụ thứ hai, bạn không thể xác định được Peter nói chuyện khi nào: quá khứ, hiện tại hay tương lai, nhưng động từ được dùng ở thì hiện tại.

Bước đầu học tiếng Thụy Điển, bạn thường gặp động từ ở thì hiện tại, như ví dụ sau đây:

Sten cyklar                Sten đi xe đạp (đang đi xe đạp).

Bạn phải làm thế nào nếu muốn hình thành một mệnh đề tương ứng với mệnh đề trên ở thì quá khứ ? Để giải quyết vấn đề, bạn phải chuyển động từ ở thì hiện tại sang thì quá khứ, theo qui tắc đơn giản sau:

Thì quá khứ = bỏ r của dạng hiện tai và đặt thêm de.

Ví dụ :

Cyklar —- cyklar + de —– cyklade

Hãy tập thành lập các dạng quá khứ của động từ trong những mệnh đề sau đây:

Olle pratar.

Olle städar

Olle skrattar.

Giải đáp dĩ nhiên là:

Olle pratade.

Olle städade

Olle skrattade.

Vấn đề là không phải tất cả các động từ đều áp dụng theo qui tắc trên. Qui tắc trên chỉ đúng với các động từ tận cùng bằng ar ở thì hiện tại. Những động từ này gọi là động từ -ar. Ngoài ra còn một số khá nhiều những động từ tận cùng bằng er ở thì hiện tại, gọi là động từ -er. Chúng có dạng hơi khác ở thì quá khứ . Một số động từ trong nhóm này lại có dạng hoàn toàn khác, như trong ví dụ sau cùng dưới đây.

Olle läser.

Olle läste.

Olle skriver.

Olle skrev.

Tất cả các qui tắc dành cho các loại động từ sẽ được trình bày ở chương 9. Trước khi đọc đến chương đó, bạn nên dùng qui tắc thành lập thì quá khứ cho những động từ -ar. Nếu gặp phải một động từ loại khác, bạn nên tạm học thuộc lòng dạng quá khứ của chúng.

Khi tìm một động từ trong từ điển, bạn thường thấy chúng được viết dưới dạng nguyên mẫu (infinitiv). Ví dụ như cykla, prata, läsa là dạng nguyên mẫu của cyklar, pratar, läser. Động từ dạng nguyên mẫu thường tận cùng bằng a. Tiếc rằng dạng nguyên mẫu của động từ không có tác dụng gì cho các bạn mới học tiếng Thụy Điển. Vì thế, trước hết bạn nên học động từ dạng hiện tại.

Sự biến dạng của từ ngữ trong tiếng Thụy Điển . Đuôi biến dạng

Văn phạm trong tiếng Thụy Điển không những nói đến sự sắp xếp của từ ngữ để hình thành mệnh đề và câu, mà còn mô ta sự biến dạng của từ ngữ và sự ảnh hưởng đến ý nghĩa của chúng.

Hãy lấy ví dụ bằng räknar và bil. Trong những mệnh đề sau đây bạn sẽ thấy sự biến dạng của chúng:

Peter räknar.        (Peter đang tính.)

Peter räknade.        (Peter đã tính.)

Peter har en bil.     (Peter đang có một chiếc xe hơi.)

Peter har två bilar.    (Peter đang có hai chiếc xe hơi.)

Räkar và räknade là hai dạng khác nhau của từ räkna. Người ta tạo ra những dạng hác nhau của một từ bằng cách đặt thêm các đuôi biến dạng (ändelse) vào từ đó

räkna + r = räknar

räkna + de = räknade

bil + ar = bilar

Việc thay đổi các dạng của từ ngữ bằng cách đặt thêm đuôi biến dạng, trong văn phạm gọi là cách chia động từ hoặc cách đổi từ ngữ. Mỗi đuôi biến dạng đều có một ý nghĩa nhất định. Ví dụ đặt thêm đuôi ar và từ bil thành bilar, dùng để chỉ từ 2 chiếc xe hơi trở lên, nghĩa là để chỉ số nhiều.

Mỗi đuôi biến dạng cũng có một tên riêng trong văn phạm. Đuôi ar trong ví dụ trên gọi là đuôi số nhiều.

Trong chương này chúng tôi đã giới thiệu sơ qua một vài ví dụ trong văn phạm. Những chương sau chúng tôi sẽ giới thiệu một cách có hệ thống hơn.

Câu và mệnh đề trong tiếng Thụy Điển

Khi nói hoặc viết, từ ngữ được kết hợp theo những qui tắc nhất định thành những đơn vị lớn hơn, gọi là câu và mệnh đề (mening och sats).

Trong văn viết, một câu được mở đầu bằng một mẫu tự hoa và chấm dứt bằng một dấu chấm, chấm hỏi hoặc dấu chấm than:

Peter sköt en björn.     (Peter đã bắn một con gấu.)

Vem sköt en bjön ?    (Ai đã bắn một con gấu.)

Skjut en björn !        (Hãy bắn một con gấu.)

(.) dấu chấm (punkt)

(?) dấu chấm hỏi (frågetecken)

(!) dấu chấm than (utropstecken)

Trong những ví dụ đơn giản trên, câu cũng là mệnh đề, nhưng đúng ra thì mệnh đề là một đơn vị gồm các từ hợp lại một cách ngắn gọn nhất. Như vậy, một câu luôn luôn phải bao gồm ít nhất một mệnh đề. Để thấy rõ sự khác biệt giữa mệnh đề và câu, bạn hãy để ý rằng: nhiều mệnh đề có thể kết hợp với nhau thành một câu bằng những từ nối như: och, men, và att.

Một mệnh đề thành lập một câu:

Maria arbetar.        (Maria làm việc.)

Peter sover.        (Peter ngủ.)

Hai mệnh đề thành lập một câu:

Maria arbetar och Peter sover.        (Maria làm việc và Peter ngủ.)

Maria arbetar men Peter sover.    (Maria làm việc nhưng Peter ngủ.)

Maria säger, att Peter sover.        (Maria nói rằng Peter ngủ.)

Tại sao cần phải học ngữ pháp Thụy Điển

Hãy thử nghĩ một trường hợp đơn giản như khi bạn muốn nói một vấn đề gì bằng tiếng Thụy Điển tại một thành phố nhỏ ở Thụy Điển, nơi bạn chưa hề đến trước đây, bạn không biết đường và cũng không có bản đồ của thành phó đó. Hãy cho rằng thành phố đó có ngân hang, bưu điện, nhà ga, công viên, bệnh viện.v.v… Nếu không tìm thấy ngân hang, bạn có thể hỏi một người nào đó đang đi trên đường :

+ Uksäkta, var är banken ? (Xin lỗi ngân hàng ở đâu ?)

Bạn phải học những gì để có thể tự thành lập được những câu như thế bằng tiếng Thụy Điển ? Hiển nhiên bạn có thể nhớ cả câu Var är banken ? . Nhưng cách học thuộc lòng như thế sẽ làm bạn mệt óc với những câu quá dài. Nếu so sánh những câu hỏi sau đây, bạn sẽ thấy chúng đều giống như câu hỏi thứ nhất:

Var är posten ? (Bưu điện ở đâu ?)

Var är järnvägsstationen ? (Nhà ga ở đâu ?)

Var är torget ? (Quảng trường ở đâu ? /Chợ trời ở đâu ? )

Var är Kalle ? Kalle ở đâu ?

Những câu hỏi trên bao gồm ba từ : từ ‘var’ ở đâu dùng để hỏi về vị trí, là một nghi vấn từ. Hai từ còn lại sẽ sẽ nói ở đoạn sau. Ngoài ra còn có những nghi vấn từ như :

+ När : khi nào

+ Vem : ai ,

  • Dùng để hỏi về thời gian và con người :

+ När är Kalle hemma ? Khi nào Kalle ở nhà ?

+Vem är Kalle ? Ai là Kalle ?

Để thành lập một câu hỏi đúng bằng tiếng Thụy Điển, bạn không chỉ phải biết ý nghĩa của từ ngữ mà còn phải biết sắp đặt đúng phương pháp, việc này gọi là cách sắp đặt từ trong câu Thụy Điển. Bằng cách sắp đặt từ trong câu rất quan trọng trong tiếng Thụy Điển. Trong tất các các ví dụ trên, nghi vấn từ đều đứng trước ( không giống như tiếng Việt) . Từ är phải đứng vị trí số 2 và không thể đứng ở vị trí nào khác :

Hỏi như thế này là sai : Banken är var ?

Tuy nhiên, tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác lại cho phép viết như vậy. Không phải câu hỏi nào cũng chứ từ är. Những câu như sau là những câu đúng:

När somnar Kalle ? Kalle ngủ lúc nào ?

När vaknar Kalle ? Kalle thức dậy lúc nào ?

Var arbetar Kalle ? Kalle làm việc ở đâu ?

Var bor Kalle ? Kalle sống ở đâu ?

Những từ bạn có thể đặt ở vị trí của är được xếp cùng một loại, loại này được gọi là động từ. Hầu hết các động từ đều diễn tả sự hoạt động hoặc việc xảy của một vấn đề nào đó. Vì thế, có thể phát biểu một qui tắc như sau: nghi vấn từ luôn luôn đứng ở đầu câu trong câu hỏi, và động từ thường phải đứng ở vị trí số 2. Đó là một ví dụ cụ thể cho vấn đề gọi là cách sắp đặt từ trong ngữ pháp Thụy Điển. Hãy xem ví dụ sau đây :

Varför kom Joakim hem så sent i går kväll ? Tại sao Joakim đã về nhà trễ đến thế vào tối hôm qua ?

Câu này rườm ra hơn những câu trước, nhưng động từ vẫn đứng vị trí số 2. Do đó cách sắp đặt từ trong câu có thể được trình bày bằng một sơ đồ như sau

NGHI VẤN TỪ ĐỘNG TỪ
När Somnar Kalle?
Var Bor Kalle?
Vem är Kalle?

Bạn hãy tự tập đặt những câu hỏi khác với những người khác, trong đó có các nghi vấn từ và động từ sau đây ( bạn tự tìm lấy những tên riêng) :

Nghi vấn từ :

Var : khi nào        Vem: ở đâu

När : ở đâu        Vad: cái gì

Động từ:

Dansar: khiêu vũ        Sjunger: hát

Äter: ăn            Dricker: uống

Skriver: viết            Läser: đọc

Sau đây là vài câu hỏi mà bạn cũng có thể tự thành lập được:

Vad dricker Kalle ? Kalle uống gì ?

Var dansar Kalle ? Kalle khiêu vũ ở đâu ?

Vem läser ? Ai đọc ?

Nếu thay đổi những động từ và những tên riêng khác nhau để thay thể cho Kalle theo qui tắc đơn giản trên, bạn có thể đặt được hàng trăm câu hỏi có những nghi vấn từ trên. Đó là một nét tiêu biểu cho những qui tắc quan trọng trong văn phạm hay ngữ pháp Thụy Điển. Nếu biết được những qui tắc đó, bạn có thể lập được vô só những lời nói mà trong văn phạm gọi là câu và mệnh đề.