Tag Archives: ngữ pháp Thụy Điển

Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển (P4)

Có 1 lưu ý nhỏ đối với các đọc giả là các bài viết nhỏ như thế này vẫn nằm trong series lớn của ” Sách học ngữ Pháp Thụy Điển” tuy nhiên để cho mọi người dễ tìm kiếm về chủ để của các bài học nên CDV buộc phải đặt lại tiêu đề cho từng bài viết nhỏ . Khi hoàn thiện xong tất cả các bài viết trong sách Ngữ Pháp Thụy Điển. CDV sẽ tổng hợp và soạn thảo ra mục lục để mọi người dễ theo dõi. Giờ thì chúng ta tiếp tục với phần tiếp theo của chủ đề ” Cách phát âm và cách viết tiếng Thụy Điển”

10. Các phụ âm còn lại

l
r
m
n
ng

läpp
radio
mamma
nạtt
ängel

Tất cà các phụ âm 1, r, m, n  trên đây đèu được phát giống hệt như tiếng Việt.

11.  Các phụ âm ghép

Trong tiếng Thụy điển có nhiều phụ âm đi phối hợp với nhau, gọi là phụ âm ghép. Hãy tập phát âm những từ sau đây. Chúng chứa các phụ âm ghép ở đầu, ở giữa và cuối từ:

sola
sal
så
Svẹn
spạnsk
hems

skola
skal
stå
Svẹns
spạnskt
hẹms


skval
strå
svẹnsk

hẹmsk




-svẹnskt

hẹmskt

Người Việt có thế gặp khó khăn trong việc phát âm các phụ âm đi liền nhau như trên. Hãy tập phát âm các nhóm phụ âm trên «bằng gió». Tránh đọc skola là xờ-cu-la!

12. Những phụ âm ghép có j và phát âm bằng một âm

Ở 9.2 chúng ta đã thấy các mẫu tự sj và tj được phát như một âm. Còn nhiều mẫu tự ghép nữa cũng được phát âm bằng phương pháp tương tự và chúng đều tận cùng bằng j. Một số những mẫu tự này có phụ âm đầu là phụ âm câm (không được phát âm), cho nên chúng được phát âm như chỉ có j:

Trong một số từ mượn (có nguồn gốc) từ những ngôn ngữ khác, còn có những mẫu tự ghép khác nữa cũng được phát âm như sj hoặc trong một số trường hợp như tj:

Phát âm như sj
sch
sh:
ch:


schạck, schemma
sherry, shọppa
chọck, chef, chaufför, chạns

Phát âm như tj

Phát âm như sj
sch
sh:
ch:


schạck, schemma
sherry, shọppa
chọck, chef, chaufför, chạns

Phát âm như tj


chejck, charter

Còn một số từ mượn khác nữa tận cùng bằng -tion, hoặc -sion. Chúng đều được phát âm giống như thể được viết là -sjon. Ví dụ: station, lektion, diskussion. Trong một số trường hợp lại nghe thấy cả âm t trước ân sj. Ví dụ: nation, motion.
Sau phụ âm r và l, thì g được phát âm như j :

rg —-> rj
lg —-> lj

berg, torg
helg

13.Cách phát âm các mẫu tự g,k và sk trước những nguyên âm mềm

Nguyên âm chia làm hai nhóm: nguyên âm mềnnguyên âm cứng. Nguyên âm mền còn gọi là nguyên âm lưỡi trước (främre vokal). Nguyên âm cứng còn gọi là nguyên âm lưỡi sau (bakre vokal). Chúng có tên như thế là vì khi phát âm phải dùng phần trước hoặc phần sau của lưỡi.

Nguyên âm mềm
i  e   ä   y   ö

Nguyên âm cứng
o    å     a     u

Khi đứng trước những nguyên âm mềm thì những mẫu tự g, k, sk bị mềm hóa. Vì vậy, lúc đó g được phát âm như j, còn k như tj và sk như sj.

Mẫu tự
g
k
sk

Âm
—> j
—>tj
—>sj

Ví dụ
ge, göra
kyla, köra
skinka, skön

Khi đứng trước một nguyên âm cứng, thì những mẫu tự này vẫn được phát âm như thường lệ, nghĩa là không bị mềm hóa.

Chú ý: Hiện tượng phụ âm bị mềm hóa cũng xảy ra trong tiếng Việt. Các nguyên âm mềm trong tiếng Việt gồm có e, ê, iy. Ví dụ trong các từ: cái gì, thầy giáo, giương cung… thì g đọc mềm. Muốn chống lại hiện tượng mềm hóa này trong tiếng Việt thì bạn phải viết thêm chữ h sau g. Ví dụ: ghi chép, nghe ngóng…

Sách học ngữ pháp Thụy Điển – Phần 1.1

Do nhận được nhiều yêu cầu xin tài liệu học tiếng Thụy Điển và mình thì không thể chia sẻ cho từng người nên mình sẽ cố gắng đăng những cuốn sách của mình có lên trang web để cho mọi người cùng học và cùng theo dõi. Bên cạnh đó sẽ có 1 số lỗi chính tả nhất định nguyên nhân là do mình dùng máy để quét lại sách của mình và do máy cũng không thông minh và hiểu hết tiếng Việt nên sẽ biến 1 số từ sai chính tả. Mình sẽ cố gắng rà soát lại tuy nhiên do không có nhiều thời gian nên sẽ có sai sót, mong quí đọc giả thông cảm và nếu có thể thì vui lòng để lại lời nhắn cho mình biết chỗ nào sai để mình có thể sửa cho những người sau đọc lại dễ hiểu hơn.
Dưới đây là phần đầu tiên của cuốn sách Văn Phạm Thụy Điển – Svenk Grammatik på Vietnamesiska .

1.1 Phải học những g ìđể nói được một ngôn ngữ mới?

Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cần phải học nhiều vấn đề. Trước hết là từ vựng (ordförråd). Trong tiếng Thụy điển có một số từ quốc tế, nên chúng có dạng khá giống với nhiều ngôn ngữ khác. Ví dụ: hotell, bank, station, turist, radio, television (khách sạn, ngân hàng, nhà ga, du khách, truyền thanh, truyèn hình). Tuy vậy, hầu hết từ ngữ của tiếng Thụy điến không giống với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là những từ thông dụng như: vara, ha, få, ge, dag, tid, år, hus, pojke, flicka… (là/ ờ…, có, được/ bị …, cho, ngày, thời gian, năm, ngôi nhà, con trai, con gái …). Chỉ những ngôn ngữ cùng họ với tiếng Thụy điển như tiếng Đức, tiếng Anh mới có khá nhiều từ ngữ giống nhau, nhưng nhìn chung, việc học những từ ngữ mới là một việc lâu dài.

Để thực hiện được một cuộc đàm thoại đơn giản một cách dễ dàng, bạn cần phải biết ít nhất vài ngàn từ. Đế đọc và hiếu được một tờ nhật báo, bạn cần phải biết khoảng 30 000 từ.
Đôi khi bạn phải phỏng đoán xem những từ mới có nghĩa gì và cũng nên dùng một quyển từ điển (ordbok) để tìm lại xem những từ đó bạn đã phòng đoán đúng hay sai. Bạn cũng nên dùng một quyển sổ từ (glosbok) đế ghi chép từ ngữ mới và dịch nghĩa sang tiếng Việt.

Khi nói, các từ ngữ được hình thành bời nhiều âm. Ví dụ: các âm b+a+n+k hình thành từ bank (ngân hàng). Trong tiếng Thụy điển có nhiều âm tương đối dễ đọc vì chúng giống hoặc gần giống các ngôn ngữ khác. Còn một số âm như ö, y và đặc biệt là u (như trong từ hus) thì thiếu hẳn sự tương xứng với nhiều ngôn ngữ khác. Học cách phát âm (uttal) những âm mới này là một vấn đề quan trọng ưong việc học tập tiếng Thụy điến. Cách phát âm sẽ được viết ti mỉ ờ chương 8.

Một vấn đè khác là mẫu tự hay còn gọi là chữ cái (alfabet) và cách viết (stavning). Thông thường, có thế nói mỗi mẫu tự là một âm. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Vài mẫu tự như c và z thường đọc bằng cùng một âm như mẵu tự s, đôi khi c có cùng âm với k. Cũng có nhiều âm thiếu hẳn mẫu tự riêng, chúng được viết bằng cách phối hợp nhiều mẫu tự với nhau. Ví dụ như mãu tự ghép sj và skj (sẽ được mô tả ờ chương 8), những âm này được viết từ đầu các từ như:

sjal: khăn choàng nữ:
skjorta: áo sơ mi

Trường độ và trọng âm là hai vấn đề rất quan trọng trong cách phát âm. Chúng không hiện rõ trong văn viết nên có thế bạn bỏ qua, nhưng chúng là vấn đề cơ bản cho việc phát âm đúng. Hãy đọc kỹ đoạn 8.3, điều này sẽ được giải thích rõ hơn. Ở đây có ihể giải thích ngắn gọn về trường độ và lưọng âm trong tiếng Thụy điển như sau:

‘sil’ có âm i là âm dài
‘sill’có âm i là âm ngắn

Sự khác biệt giữa âm dài và âm ngắn rất quan trọng đối với các nguyên âm (xem phần 8.1). Ngoài ra người ta cũng có thế nghe được sự khác nhau trong âm dộ của một số phụ âm, chẳng hạn như âm 1 trong ví dụ trên, âm 1 ngắn cùa sil và dài của sill. Điều này sẽ được giải thích ờ chương 8 vè cách phát âm.
Để dễ học cách phát âm, những từ mới có thế được viết thêm những dấu hiệu đặc biệt, chúng cho ta biết đó là một nguyên âm dài hay một nguyên âm ngắn. Những dấu hiệu như thế được sử dụng ở một số bài học văn phạm trong sách này, nhưng người ta không bao giờ viết những dấu hiệu ấy ra trong những bài văn viết thông thường. Một nguyên âm dài được đánh bên dưới bằng dấu trừ (-) và nguyên âm ngắn bằng dấu chấm (.). Ví dụ như sau:
Sil

sịl
Để nói được một ngôn ngữ mới, bạn cũng phải học cách phối hợp các từ thành một từ, mệnh đề hoặc câu mới, điều này sẽ được mô tả lần lượt trong sách này.

Cách sử dụng god và dålig trong tiếng Thụy Điển

Nhiều người vẫn thường hay lẫn lộn trong cách dùng các tính từ trong tiếng Thụy Điển như  : god , dålig. Trong bài học này sẽ nói rõ hơn về cách sử dụng chúng như sau :

God trong tiếng Thy Đin có nghĩa là : ngon , tt, vui v !

Ví d : god Jul ! Giáng sinh vui v ,

God nytt år ! năm mi vui v.

Jätte god ! Rt ngon

Khi s dng trong so sánh : god, godare , godast ngưi ta li dùng đ nói v đ ngon ca mùi v.

Ví d : Kaffe med varm mjölk är godare än kaffe med kall mjölk.

Cà phê vi sa nóng thì ngon hơn cà phê vi sa lnh.

Kyckling är godare än rött kött

Tht gà thì ngon hơn so vi tht heo tươi !

Dålig, sämre, sämst đưc dùng khi ngưi ta mun ch ra cái gì đó ít tt hơn hoc t nht.

Ví d : Filmen var sämre än boken. ( Điu này ko có nghĩa là film thì d)

Phim này thì d hơn cun sách này.

Ngoài ra dålig , värre, värst là 1 dng khác cũng có nghĩa là t , d nhưng ngưi ta dùng đ so sánh 2 vt th cùng t d như nhau.

Ví d : Filmen var värre än boken. ( C cun sách và b phim đu d nhưng b phim thì d nht)

B phim này d hơn cun sách này !

Tiếng Thụy Điển thường ngày (phần 1)

  1. Trong series “tiếng Thụy Điển thường ngày” này mình sẽ viết về 1 số ngữ pháp Thụy Điển hay 1 số từ vựng chúng ta hay nhầm lẫn hay đôi khi thông dụng mà chúng ta không biết cách sử dụng thế nào cho đúng. Nói cách khác đó là những bài học nhỏ về ngữ pháp hay từ vựng để chúng ta ôn tập chứ không thành 1 bài ngữ pháp lớn .

1 . Phân biệt giữa “i morgon” , “i morse” , “på morgonen”

I morgon : sáng mai hay ngày mai.
Ví dụ : Jag ska åka till Stockholm i morgon. Tôi sẽ lái xe đến Stockholm sáng mai.
Với “i morgon ” Chúng ta dùng động từ ở thì tương lai.

I morse : sáng nay .
Ví dụ : I morse åt jag inte frukost. Sáng nay tôi đã không ăn sáng.
Với “i morse ” chúng ta dùng động từ ở thì quá khứ.

På morgonen : vào buổi sáng.
Ví dụ : Jag äter inte frukost på morgonen. Tôi không ăn sáng vào buổi sáng.
Với “på morgonen” dùng để chỉ 1 thói quen diễn ra vào buổi sáng nên chúng ta sử dụng thì hiện tại để diễn tả 1 hành động thường xuyên diễn ra khi dùng nó.

Như vậy để nói về các thời điểm của ngày khác chúng ta cũng sẽ nói như sau:
Này hôm qua : ” igår + với buổi mà mình muốn nói.”

Igår på morgonen : buổi sáng hôm qua.
Igår kväll : buổi tối hôm qua
Igår eftermiddag: chiều mai

Ngày mai : ” Imorgon + với buổi mà mình muốn nói”
Imorgon kväll : tối mai
Imorgon eftermiddag: chiều mai.

2 Phân biệt giữa “på” và “i” khi đứng trước các ngày trong tuần.

Ví dụ : I fredags: thứ sáu tuần trước: đã xảy ra
På fredag : thứ 6 ngày : chưa xảy ra, ý chỉ thứ 6 sắp tới.

Cấu trúc : để nói về ngày trong tuần đã qua thì ta dùng “i” và thêm “s” vào cuối từ của từ đó. Ví dụ

I måndags :thứ 2 trước.

I tisdags : thứ 3 trước.

Ngược lại để nói về ngày trong tuần trong tương lai ta dùng “på” đặt trước ngày đó. Ví dụ

På måndag : thứ 2 tới

På tisdag : thứ 3 tới.

Các thành phần của mệnh đề trong tiếng Thụy Điển

Song song với các loại từ, người ta còn nói về các phần của mệnh đề trong tiếng Thụy Điển. Các loại từ không bao giờ thay đổi và có thể nói đó là tính chất đặc biệt của từ ngữ. Từ ngữ ví dụ như:

jägare: thợ săn (người),

lejon: con sư tử (thú vật),

gevär: khẩu súng (đồ vật)

bao giờ cũng là danh từ. Nhưng những danh từ trên có thể đóng những vai trò khác nhau trong một mệnh đề. Những mệnh đề sau đây có nghĩa khác nhau, mặc dù chúng chứa cùng những danh từ như nhau ( và cùng động từ) :

Jägaren dödade lejonet.    Người thợ săn đã giết con sư tử,

Lejonet dödade jägaren.    Con sư tử đã giết người thợ săn.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của hai câu trên, chúng ta thấy danh từ đóng những vai trò khác nhau. Những vai trò như thế được gọi là các phần của mệnh đề (satsdelar). Khác với loại từ, phần của mệnh đề cho thấy vai trò của từ ngữ trong một mệnh đề nhất định. Còn loại từ có thể xác định được khi bạn lấy riêng ra từng từ.

Trong mệnh đề Người thợ săn đã giết con sư tử thì ´người thợ săn´ là nhân vật tao ra hành động, cụ thể là : ´giết con sư tử´. Như vậy ´người thợ săn´ là chủ hành động của mình, nên ´người thợ săn´ được gọi là chủ từ ( subjekt). Ngoài ra còn có một người nào hoặc vật nào đó bị hành động do chủ từ gây nên. Trong câu này là `con sư tử`, nhân vật bị giết chết. Người hoặc vật bị chủ từ hành động là nhân vật đóng vai túc từ (objekt).

Trong câu Con sư tử đã giết người thợ săn thì các vai trò bị hoán đổi. Lúc này ´con sử tử´ đóng vai chủ từ, còn ´người thợ săn´ đóng vai túc từ. Bạn co thể thử và biết được chủ từ hoặc tức từ bằng cách đặt các hỏi : Vem gör (gjorde) något ? ´Ai đã làm ?´, Vad gör (gjorde) något ? ´Cái gì / con gì (đã )làm?´

Ai/ cái gì (đã ) làm ?
Người thợ săn đã giết con sư tử Người thợ săn (= chủ từ)
Con sư tử đã giết người thợ săn Con sư tử (= chủ từ)
Per đã hôn Eva Per (= chủ từ)
Con chó đã cắn người đưa thư Con chó (= chủ từ)

Để tìm được túc từ, bạn có thể đặt một câu hỏi chứ sẵn chủ từ và động từ. Chẳng hạn đối với các ví dụ trên, bạn đặt những câu hỏi như:

Vad dödade järaren ?         Người thợ săn đã giết cái gì ?

Vem bet hunden ?        Con chó đã cắn ai ?

Câu hỏi Trả lời (= túc từ)
Người thợ săn đã giết con sư tử Người thợ săn đã giết cái gì ? Con sư tử
Con sư tử đã giết người thợ săn Con sư tử đã giết ai ? Người thợ săn
Per đã hôn Eva Per đã hôn ai ? Eva
Con chó đã cắn người đưa thư Con chó đã cắn ai ? Người đưa thư

Chú ý: Trong các ví dụ trên và cả các ví dụ sau này, nếu không có gì đặc biết, bạn không cần dịch sang tiếng Việt là: này, kia….. mặc dù các danh từ đứng ở dạng xác định.

SỐ ĐẾM TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Số cũng được xem như là một loại từ đặc biệt. Cũng như tiếng Việt, người ta chia số làm hai loại: số đếm (grundtal) và số thứ tự (ordningstal). Ví dụ:

Số đếm

1 Ett/en Một 6 Sex Sex
2 Två Hai 7 Sju Bảy
3 Tre Ba 8 Åtta Tám
4 Fyra Bốn 9 Nio Chín
5 Fem Năm 10 Tio Mười

Ví dụ của số thứ tự là: första ´thứ nhất´ , andra ´thứ hai´ …

GIỚI TỪ TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Có một số từ nhỏ trong văn phạm tiếng Thụy Điển được sử dụng rất thường xuyên. Khi đi cùng với một danh từ, chúng cho biết một hành động được xảy ra ở đâu, khi nào.

Những từ đó gọi là giới từ (preposition). Hai giới từ dùng nhiều nhất là på và I :

Sten leker på garden.            Sten chơi ở ngoài sân.

Eva star på gatan.            Eva đứng ở ngoài đường.

Eva sitter I bilen.            Eva ngồi trong xe hơi.

Vi bor i Stockholm.            Chúng tôi sống ở Stockholm.

Vi reser i december.            Chúng tôi sẽ đi xa vào tháng 12.

Per kommer på onsdag.            Per sẽ đến vào thứ tư.

Giới từ thường có nhiều nghĩa, hơn nữa, khái niệm: trong, ngoài, trên, dưới,… trong tiếng Việt và tiếng Thụy Điển không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý cách dùng của các giới từ.

TRẠNG TỪ TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Trạng từ trong tiếng Thụy Điển thường viết hơi giống tính từ, nhưng chúng không bổ nghĩa cho danh từ, mà lại bổ nghĩa cho động từ hoặc cho tính tính.

Trạng từ thường đứng sau động từ hoặc trước tính từ. Nó cho biết mức độ, trạng thái và trả lời cho câu hỏi `như thế nào ?`. Trong ví dụ sau đây, trạng từ cho biết hành động xảy ra như thế nào :

Lena svarade mig vänligt.        Lena trả lời tôi nhã nhặn.

Johan stängde dörren snabbt.        Johan đóng cửa nhanh.

Per läser tidningen långsamt.        Per đọc báo chậm.

Trong tiếng Thụy Điển, từ một tính từ người ta có thể thành lập một trạng từ bằng cách thêm t:

TÍNH TỪ TRẠNG TỪ
Vänlig + t = Vänligt
Snabb + t = Snabbt
långsam + t = Långsamt

Trạng từ cũng có thể bổ nghĩa cho một tính từ, đó thường là những trạng từ:

Mycket ´rất´ và ganska ´tương đối´. (trong những ví dụ sau đây, vänlig và långsam là tính từ):

Lena är en mycket vänlig person.    Lena là một người rất nhã nhặn.

Per är ganska långsam.            Per tương đối chậm chạp.

TÍNH TỪ TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Tính từ (hoặc tĩnh từ) trong tiếng Thụy Điển là từ chỉ tính chất, màu sắc của người hoặc đồ vật. Ví dụ:

stor To, lớn liten Nhỏ, bé
Bra Hay, tốt, khỏe dålig Xấu, tồi tệ, bệnh tật
Ung Trẻ gammal Già, cũ
Snabb Nhanh, mau långsam Chậm
Dyr Đắt, mắc tiền billig Rẻ

Tính từ mô tả tính chất của một danh từ, hay nói cách khác: tính từ bổ nghĩa cho danh từ. Nó có thể đi trực tiếp trước danh từ hoặc gián tiếp sau danh từ (sau động từ är hoặc var). Ví dụ:

Jag ser en gammal hund.        Tô thấy một con chó già.

Hunden är gammal.            Con chó này già.

Du köpte en dyr klocka.            Bạn đã mua một chiếc đồng hồ đắt.

Klockan var dyr.            Đồng hồ này đắt.

Chú ý rằng: tính từ luôn đứng trực tiếp trước danh từ khi nó bổ nghĩa cho danh từ đó, trái hẳn với tiếng Việt !

Ngoài ra, tính từ còn biến dạng theo một cách đặc biệt. Vấn đề này sẽ trình bày ở chương 11.

ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG THỤY ĐIỂN

Trong tiếng Thụy Điển, động từ luôn luôn được phối hợp với một từ (hoặc một nhóm từ), từ này cho biết ai là người thực hiện hành động mà động từ đó mô tả.

Trong trường hợp đơn giản nhất, người ta dùng một trong những từ nhỏ rất quen thuộc gọi là đại từ nhân xưng hay nhân xưng đại danh từ (personliga pronomen). Vài ví dụ của đại từ nhân xưng là:

Jag skrattar.        Tôi cười.

Du skrattar.        Bạn cười.

Vi skrattar.        Chúng tôi cười.

Ni skrattar.        Các anh cười.

Trong nhiều ngôn ngữ khác, động từ chia theo đại từ nhân xưng. Còn tiếng Thụy Điển không có hiện tượng đó, vì vậy một mệnh đề tiếng Thụy Điển không thể thiếu đại từ được.

Han và hon cũng là hai đại từ quan trọng. Chúng chỉ dùng để ám chỉ người: han nếu là nam giới và hon nếu là nữ giới:

Vad gör Olle ?                Olle đang làm gì ?

Han åker buss.                Anh ấy đang đi xe buýt.

Vad gör Karin ?                Karin đang làm gì ?

Hon läser tidningen.            Cô ấy đang đọc báo.

Jag ser en pojke och en flicka.        Tôi thấy một cậu con trai và một cô con gái.

Han sjunger och hon spelar gitarr.    Cậu ta đang hát và cô ta đang chơi đàn ghi-ta.

Khi nói về thú vật hoặc đồ vật, người ta dùng hai đại từ khác là den và det. Den dùng cho danh từ -en, det dùng cho danh từ -ett:

Britta läser en bok.                Britta đọc một quyển sách.

Den heter ´Krig och fred´ och den är bra.    Nó tên là ´Chiến tranh và hòa bình´ và nó rất hay.

Olle köper ett paraply.                Olle mua một cái dù (cái ô).

Det är svart och det kommer från England.    Nó màu đen và nó từ nước Anh tới.

Khi nói về nhiều người hoặc nhiều đồ vật, người ta dùng chung một đại từ de. De là dạng số nhiều , dùng chung cho cả han, hon, den, và det:

Vad gör Karin och Olle ?            Karin và Olle đang làm gì ?

De dricker kaffe.            Họ đang uống cafe.

Sten åt två apelsiner.            Sten đã ăn hai quả cam.

De smakade got.            Chúng ngon.

De được phát âm hoàn toàn khác so với cách viết của nó. Thông thường đọc là dom (bằng một âm ô ngắn). Đôi khi dạng dom cũng dùng cả trong văn viết, nhưng không phải là dạng chính thức lắm.

De dricker kaffe. = Dom dricker kaffe.

Sau đây là bảng liệt kê tất cả các đại từ. Tốt nhất, bạn nên học thuộc lòng càng sớm càng tốt:

SỐ ÍT

SỐ NHIỀU

Jag Tao, tôi Vi Chúng tôi, chúng ta…
Du Mày, bạn… Ni Chúng mày, các anh…
Han Anh ấy, nó De Chúng nó, họ..
Hon Chị ấy, nó….
Den Nó (dùng cho danh từ en)
Det Nó (dùng cho danh từ ett)

Trong văn phạm, các đại từ trên còn được gọi là các ngôi:

Jag = ngôi thứ I số ít Vi = ngôi thứ I số nhiều
Du = ngôi thứ II số ít Ni = ngôi thứ II số nhiều
Han, hon = ngôi thứ III số ít De = ngôi thứ III số nhiều
Den, det